4 thg 4, 2018

6 món dễ tìm trong thành phố Buôn Ma Thuột

Lang thang quanh khu chợ trung tâm hay các con đường gần Tượng đài chiến thắng, bạn có thể thưởng thức bún đỏ, chim cút quay hay xôi chiên. 

Bún đỏ 


Bún đỏ là món ăn bình dân của người Đắk Lắk. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, từ gánh hàng vỉa hè cho đến quán ăn sang trọng, thực khách không khó để tìm địa chỉ để thưởng thức món ăn này. Nguyên liệu món ăn đơn giản gồm bún sợi lớn, chả viên, trứng cút luộc và rau cải. Nhiều nơi còn cho thêm tóp mỡ để tăng mùi vị.

Nét xuân làng nghề

Một ngày cuối năm Đinh Dậu, chúng tôi về thăm làng nghề chế tác gỗ lũa, đá cảnh xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Làng nghề nằm bên QL 6, đi từ xa đã nhìn thấy sản phầm phẩm gỗ lũa, đá cảnh trưng bày hai bên đường. Dưới ánh nắng hanh vàng, mỗi tác phẩm như được dát thêm lớp áo mới tươi sáng, tràn đầy sức sống.

Các nghệ nhân trao đổi về tác phẩm "12 con giáp” của nghệ nhân Trần Văn Thuần - làng nghề xã Lâm Sơn (Lương Sơn).

Sông Đà - Nơi ghi dấu bậc quân vương

Ngày nay, con sông Đà không còn dữ dội với 130 thác, 170 ghềnh "đá núi sắc nhọn như nanh vuốt và những cái hút nước cuồn cuộn luồng gió gùn ghè như chực nuốt người”. Con sông hung hãn khi xưa, giờ đã trở nên hiền hòa như một chú sư tử được thuần phục. Giữa lòng hồ mênh mang nước và lồng lộng gió, trên chiếc thuyền máy nổ giòn hướng thẳng tới Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Thác Bờ (xã Vầy Nưa, Đà Bắc), tôi được nghe kể câu chuyện ly kì về một bậc quân vương khi xưa từng phạt đá đề thơ, ghi lại dấu ấn bằng lưỡi kiếm và những vần thơ như chứa gang, chứa thép.

Nơi bậc quân vương phạt đá đề thơ

Sau bước chòng chành, rồi cũng ổn, chiếc thuyền sắt lao về phía trước như mũi dao cắt lên miếng thạch khổng lồ màu ngọc bích đặc trưng của sông Đà. Lẫn trong tiếng gió, tiếng máy nổ giòn tan loang trên mặt hồ, Cường - anh lái thuyền ở vùng sông nước Thung Nai bảo, thuận gió nên từ bến Thung Nai đến khu di tích Đền Thác Bờ cũng nhanh thôi. Đây là khu di tích lịch sử văn hóa mới được tôn tạo, đến nay cơ bản hoàn thành và sẵn sàng chào đón du khách thập phương đến thăm quan, chiêm bái. Điểm nhấn quan trọng nằm trong quần thể khu di tích là bia đá đề thơ Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ hay Thái Tổ Cao Hoàng Đế) - chứng tích lịch sử ghi đậm dấu ấn của một bậc quân vương hào kiệt, khiến bất cứ ai cũng cảm thấy tự hào khi đặt chân đến nơi này.

Bí ẩn bức tượng 'ông Phật đen' ở Quan Âm tu viện Biên Hòa

Người ta gọi bức tượng Địa tạng vương bồ tát đặt trong khuôn viên Quan Âm tu viện (tọa lạc tại đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai) là “ông Phật đen”. Xung quanh “ông Phật đen” có nhiều thắc mắc: Tại sao tượng lại được sơn phết toàn màu đen từ đầu đến chân? Lý do sao phải di dời bức tượng từ nghĩa trang Đô Thành Sài Gòn (cũ) về Quan Âm tu viện Biên Hòa?

Dựng tượng Địa tạng vương để trấn yểm ma quỷ?


Công viên Lê Thị Riêng (đường CMT8, Q.10, TP.HCM) là trung tâm vui chơi, giải trí quen thuộc của người dân TP.HCM. Tiền thân công viên là nghĩa địa Đô Thành (sau đổi tên thành nghĩa trang Chí Hòa) từ lâu đã “nổi tiếng” với những lời đồn đại đầy ám ảnh về ma quỷ.

Nghĩa trang Đô Thành trước năm 1975 có diện tích rộng gần 30 hec-ta. Theo các cụ lớn tuổi cư trú gần nghĩa trang, tại đây sau trận chiến khốc liệt tết Mậu Thân 1968, xác lính của cả hai bên (quân giải phóng và Việt Nam Cộng hòa) nằm la liệt mà hầu như không có thân nhân đến nhận. Chính quyền Sài Gòn không biết xử lý làm sao với hàng ngàn xác người sắp phân hủy, lo ngại ảnh hưởng môi trường sống nên cho đào một cái hố lớn trong nghĩa trang Đô Thành để chôn tập thể. 


Quan Âm tu viện tọa lạc ở đường Nguyễn Ái Quốc, khu phố 3, phường Bửu Hòa, TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) 

3 thg 4, 2018

Ngôi chùa được ghép từ tên vợ chồng vua Khải Định

Chùa Khải Đoan ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk được khởi công xây dựng vào năm 1951 và là nơi nhận Sắc tứ cuối cùng của triều đình nhà Nguyễn. 

Chùa Khải Đoan nằm ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột. Chùa được khởi công xây dựng vào năm 1951, theo lệnh của Đoan Huy Hoàng Thái hậu (vợ vua Khải Định). Khải Đoan cũng là ngôi chùa cuối cùng ở Việt Nam được phong Sắc tứ của chế độ phong kiến. 

Chợ Đà Lạt từ năm 1938 đến nay

Những bức ảnh cho thấy sự thay đổi và phát triển của ngôi chợ lớn nhất thành phố ngàn hoa theo năm tháng.

Chợ trung tâm Đà Lạt được xây dựng vào năm 1929. Đây không chỉ là một trung tâm buôn bán sầm uất mà còn là một di tích lịch sử quan trọng của thành phố này. Ảnh chụp năm 1938 cho thấy khu chợ lúc này khang trang và chưa đông đúc. Ảnh: Flickr. 

Đường vào đầm sen hoa nở bạt ngàn ở Nha Trang

Khu đầm sen cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 10 km về phía nam, khách có thể tự do vào tham quan từ sáng đến tối. 

Tôi hỏi đường nhiều lần, cuối cùng cũng tìm được Tràm Chim, Phước Đồng, Nha Trang. Để đi đến đây, tôi theo đại lộ Nguyễn Tất Thành vào trung tâm xã Phước Đồng, ngay ngã ba đi sân bay Cam Ranh, rẽ về hướng phải, đi chừng hơn một km thấy tấm bảng bên phải chỉ vào một con đường nhỏ: “Đảm tràm chim”.

Khu đầm có lối đi bằng tre để khách tham quan. 

Dưới chân núi Ngọc Linh

Tu Mơ Rông được biết đến không chỉ là vùng căn cứ cách mạng, mà còn là vùng đất nổi tiếng với nhiều loại cây dược liệu quý hiếm. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để Tu Mơ Rông phát triển…

Vùng đất cách mạng

Tháng 8/1959, Ban cán sự tỉnh Kon Tum tiếp thu phương hướng, nhiệm vụ của Khu ủy xây dựng tỉnh Kon Tum thành một tỉnh căn cứ cách mạng, xây dựng lực lượng tự vệ, lực lượng vũ trang, phòng chống địch càn quét, diệt ác ôn… và đã chọn địa điểm suối Đăk Y Hai, thuộc xã Măng Xăng (nay là xã Măng Ri) làm căn cứ hoạt động.

Sở dĩ vùng đất này được chọn làm khu căn cứ vì có địa hình chia cắt rất phức tạp, có hệ thống đồi núi liên hoàn nằm trong quần thể núi Ngọc Linh vô cùng hiểm trở, “dễ thủ khó công”.

Gùi - Vật “bất ly thân” của người dân vùng núi Ngọc Linh

Chiếc gùi là sự sáng tạo trong quá trình lao động của đồng bào dân tộc thiểu số, nó là vật dụng gắn liền với cuộc sống thường ngày của mỗi người, mỗi gia đình. Ở vùng núi cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), chiếc gùi dường như có vai trò đặc biệt quan trọng và được xem là vật “bất ly thân” của mỗi nhà, mỗi người dân nơi đây.

Xã Ngọc Linh có địa hình đồi núi tương đối phức tạp nên trước hết gùi là phương tiện phổ biến để người dân vận chuyển hàng hoá, đồ đạc, nông sản. Toàn xã có 17 thôn, làng thì có tới 8 thôn, làng nằm cheo leo trên núi cao, chưa có đường xe đi lên; các làng còn lại dù ở dưới thấp, có đường xe tới, nhưng từ dưới đường lên đến nhà của mỗi gia đình hầu như cũng chỉ có cách đi bộ.

Đồng bào Xơ Đăng sinh sống trong điều kiện địa hình khó khăn như vậy, không thể dùng các phương thức vận chuyển như xe hay kể cả gánh gồng, đội, vác thì gùi là phương thức vận chuyển phù hợp nhất. Nó được ví như chiếc địu, như chiếc ba lô, chiếc túi xách... giúp họ vận chuyển hàng hoá từ nơi mua sắm về nhà, đưa nông sản từ trên rẫy về rồi từ nhà xuống trung tâm xã để bán...

Trong mỗi gia đình người Xơ Đăng ở Ngọc Linh đều có hàng chục chiếc gùi lớn nhỏ. Ảnh: T.H 

Rượu đế Gò Đen – Đệ nhất tửu ĐBSCL

Rượu đế Gò Đen được mệnh danh là mỹ tửu của vùng đất trù phú về sản lượng lúa nếp Long An. Rượu trong như nước mưa, càng để lâu uống càng ngon, vị cay nồng làm say lòng bao người thưởng thức.

Rượu đế Gò Đen, Long An

Rượu nồng ai uống cùng ta
Bao nhiêu giọt thắm nét hoa phai màu.