29 thg 3, 2018

Con đường 200 m trồng 60 cây hoa giấy ở Nha Trang

Tháng ba, đường Bạch Thái Bưởi ở Nha Trang đang bừng lên màu hồng của những chùm hoa giấy chào đón mùa hè. 

Mùa hạ, khắp Nha Trang rực rỡ màu hoa giấy. Giống hoa càng nắng lại càng rực rỡ màu sắc. Và đặc biệt, có một con đường quen, được mọi người thường xuyên hỏi thăm: “Đường Bạch Thái Bưởi hoa giấy nở chưa?” 

Hoa gạo tháng 3 chở bao thương nhớ

Dù nở ở bờ đê, bên mái đình hay giữa thành thị thì màu hoa gạo tháng 3 cũng khiến người ta phải nao lòng. 

Tháng 3 - mùa gạo nở - cũng là mùa chở theo bao thương nhớ về thời thơ ấu êm đềm của bao người. Loài hoa thân thuộc với người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, hầu như làng nào cũng có cây gạo đầu làng, như dấu hiệu để đánh dấu cho những người con xa quê trở về nhà. 

Cây bằng lăng được nhiều người chụp nhất Hà Nội

Trong những ngày gần đây, cây bằng lăng gần trăm tuổi nằm ngay sát vệ Hồ Gươm (gần đường tới cầu Thê Húc) đang thu hút sự chú ý của rất nhiều nhiếp ảnh gia cũng như người dân đi ngang qua con đường này.

Vào cuối tháng Ba, khi ảm đạm là tiết trời chủ đạo trong những ngày giao mùa, thì màu đỏ rực của những lộc non bằng lăng vừa nhú làm ấm lên cả một góc trời ven hồ. Sắc lá đặc trưng vốn có kết hợp với nắng chiều vàng óng ánh vẽ lên mặt hồ một bức tranh đầy mê hoặc, khiến nhiều tay máy không kìm nổi sức hấp dẫn trước một tuyệt sắc. 

Về nơi lá ngón - thứ cây kịch độc dễ tìm hơn rau

Ở Kỳ Sơn, cây lá ngón - thứ cây kịch độc dẫn đến những cái chết đau lòng mọc nhiều nơi, kể cả ngay cạnh nhà. 

Những cái chết đau lòng


Từ năm 2017 đến nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra nhiều vụ tự tử bằng lá ngón gây xôn xao trong cộng đồng. Những vụ tự tử này hầu hết đều nằm trên địa bàn có người Mông sinh sống. Nguyên nhân dẫn đến cái chết cũng chủ yếu xuất phát từ mâu thuẫn trong tình yêu, gia đình hay đơn giản hơn là tính cách tự ái, dễ tổn thương của phụ nữ Mông. 

Cây lá ngón trên vùng cao Nghệ An. Ảnh: Đào Thọ 

Độc đáo những nhạc cụ được chế tác từ tre, nứa

Trong cuộc sống lao động sản xuất, người vùng cao gắn bó, nương tựa vào tự nhiên, vì thế văn hóa cũng mang đậm màu sắc của tự nhiên. Từ đó, cây tre, cây nứa đã được các cộng đồng dân tộc sáng tạo ra các nhạc cụ độc đáo. 

Xi xo: 

Xi xo được sử dụng đệm cho các bài dân ca Thái như lăm, xuối nhuôn... Ảnh: Đình Tuân 

Là nhạc cụ dây kéo, được làm từ ống nứa có chiều dài 45-50cm. Trước đây, nhạc cụ có hai dây làm bằng tơ tằm, nhưng ngày nay ngoài việc sử dụng dây bằng kim loại sắt, cung kéo làm từ một thanh tre mỏng có chiều dài khoảng 45cm, rộng khoảng 1cm; dây cung thường được làm từ những sợi cước nhỏ, nhưng phổ biến nhất là làm bằng dây nứa. Nứa được dùng để làm loại nhạc cụ này phải là loại nứa già và không bị mối mọt. Thường chọn nứa vào khoảng tháng 2 tháng 3, thời điểm này nứa sẽ không mọt, còn tháng 7, 8 nứa tốt nhưng bị mọt. Nhạc cụ này ngoài dùng để độc tấu còn có thể sử dụng hòa tấu hoặc đệm cho hát dân ca trong sinh hoạt thường ngày.

Điều thú vị về cây lội sống qua hơn 10 đời người ở đất Mường Quàng

Cây lội đại thụ này có đường kính nơi rộng nhất là 2m, cao khoảng 25m và được xem là tài sản chung của 3 bản người Thái, gồm: bản Tạ, bản Thăm và Hủa Khổ của xã Quang phong (Quế phong). 

Cây lội đang mùa thay lá, ra hoa, nhìn góc trái phía trên có những vành mây rất đẹp nhiều màu và kì lạ. Ảnh: Hùng Cường 

Ông Lang Văn Liêm (71 tuổi) ở bản Tạ cho biết: “Từ nhỏ tôi được nghe bố, ông nội kể rằng cây lội có từ lâu đời, ít nhất 10 đời người rồi”.

Cây lội theo tiếng Thái gọi là “cỏ phạt” sừng sững giữa một vùng rộng bao la. Tương truyền, vào giữa thế kỷ 19 ở Trung Quốc nổ ra cuộc nổi dậy của Hồng Tú Toàn và lập nên Thái Bình Thiên Quốc. Sau đó thất bại, tàn quân tràn sang lánh nạn, xâm chiếm và khai thác vàng trên vùng đất Mường Quàng (Quế Phong ngày nay). Mặc dù tàn quân Thái Bình Thiên Quốc đi đến đâu đốt phá đến đó nhưng đã không những đốn chặt cây lội mà giữ lại để làm thuốc chữa bệnh. 

28 thg 3, 2018

Lạc lối xứ băng giá và mây mù

Tà Xùa, Hồng Ngài, Háng Đồng, Hang Chú... là những địa danh nổi tiếng ở vùng cao huyện Bắc Yên (Sơn La) từng thấp thoáng trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của cố nhà văn Tô Hoài, sau này dựng thành phim năm 1973. Khoảng 10 năm gần đây, những địa danh này được dân phượt tìm đến để săn mây và chụp ảnh với ba “đặc sản” là Thiên đường mây ải Bắc, đất trời đóng băng tuyết vào mùa Đông và Trà cổ thụ shan tuyết thơm ngon. 

Với tôi, ngoài ba thứ đặc sản đã nổi tiếng, thì chuyến lên Tà Xùa lần này còn muốn tìm hiểu về văn hóa người Mông bản địa, thứ văn hóa với ngôn từ đầy sự mời gọi như trong lời Bài ca trên núi của nhà văn Tô Hoài: “Rừng chiều có tiếng khèn ai đó, khèn hát lên những lời mong chờ/Đường đi về rừng, đường đi xuống núi/Trời chỉ có, chỉ có sao sớm sao chiều/Núi chỉ có hai người, hai người yêu nhau…”.

Lễ cấp sắc 12 đèn của người Dao đỏ

Mở đầu đại lễ cấp sắc là cầu trời đất, thỉnh Ngọc Hoàng. Sau đó các nghi thức trong lễ cấp sắc 12 đèn được tiến hành theo trình tự, các thầy sẽ đánh trống, chiêng, thổi tù và trong mỗi nghi lễ. 

Lễ cấp sắc là một nghi lễ truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của người Dao. Theo quan niệm của người Dao đỏ, đàn ông nếu chưa trải qua lễ cấp sắc thì không coi là người trưởng thành. Lễ cấp sắc của người Dao đỏ có nhiều cấp bậc, mỗi cấp bậc phản ánh một ý nghĩa và trình độ khác nhau. Cấp sắc 12 đèn là cấp sắc cao nhất và họ phải trải qua một quá trình tự học, rèn luyện, thông thạo các nghi thức, thủ tục hành lễ cũng như các bài cúng ghi trong sách Nôm Dao.

Người đã được cấp sắc 12 đèn sẽ được cộng đồng trọng vọng nhất, sẽ trở thành thầy cúng cao cấp, đủ uy tín để đứng ra tổ chức các nghi lễ quan trọng cho bản làng. Lễ cấp sắc của người Dao có giá trị nhân văn, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ tuyệt đối kỵ làm việc ác, điều xấu.

Cá nướng sông Giăng chỉ có ở chợ Chùa

Chợ Chùa nằm ven sông Giăng, đây là nơi giao thương của bà con xã Phong Thịnh và các xã lân cận thuộc huyện Thanh Chương (Nghệ An). Chợ họp 10 phiên trong tháng vào các ngày: 2,5,7,12,15,17,22,25,27 và 30. Đến đây nhiều người không khỏi giật mình bởi ở ngôi chợ quê này có rất nhiều đặc sản, thực phẩm sạch... đặc biệt là cá sông Giăng. 

Chợ Chùa nằm bên cây cầu treo cùng tên bắc qua dòng sông Giăng 4 mùa xanh mát. Cây cầu này cũng đồng thời dẫn vào xóm Chùa.

Nét quê kiểng nơi chợ Sa Nam

Ai đi chợ Sa Nam mà xem thuyền xem bến. Thuyền xưa nay còn nhớ nơi bến cũ sông nhà. Dù thuyền có đi xa biển vẫn chờ vẫn đợi, bến sông nay vẫn đợi... Đó là những câu hát dân ca xứ Nghệ nói về một trong những ngôi chợ lâu đời nhất ở thị trấn Nam Đàn (Nghệ An). Cuộc sống hiện đại nhưng ngôi chợ vẫn còn đó dáng dấp quê kiểng. 

Chợ Sa Nam được hình thành lâu đời trên vùng đất Nam Đàn. Đây được xem là trung tâm mua bán của người dân địa phương và các huyện lân cận. Ngày thường ngôi chợ khá vắng vẻ. Ảnh: Lê Thắng