18 thg 3, 2018

Tượng xưa ở chùa 'mục đồng'

Thiên Trường cổ tự truyền thuyết là một ngôi chùa do trẻ mục đồng (chăn trâu) lập. Tài liệu lưu giữ tại chùa cho biết chùa được khai sơn cách đây 250 năm.

Nhà chùa còn lưu giữ được nhiều pho tượng cổ. Hoàng Phương 

Ở đây, ngoài những pho tượng cổ xưa còn có nhiều huyền thoại ly kỳ hấp dẫn được lưu truyền trong dân gian.

17 thg 3, 2018

Ngôi chợ Sài Gòn tồn tại hơn nửa thế kỷ, bán cả ngày lẫn đêm

Chợ Võ Thành Trang ở quận Tân Bình bán hàng 24/24, đông đúc nhất vào tầm 3-4h sáng mỗi ngày.

Chợ nằm trên đường Trường Chinh, một trong những trục đường chính nối trung tâm đi các huyện phía bắc TP HCM như Củ Chi, Hóc Môn và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Long An, Bình Dương. Từ Chợ Bến Thành, khách du lịch có thể đón xe buýt số 13 (Công viên 23/9 - Bến xe Củ Chi) để đến chợ Võ Thành Trang. 

Vẻ đẹp hoang sơ của suối Đá Ngầm

Suối Đá Ngầm nằm trong khu vực núi Chúa (xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang). Suối có tên Đá Ngầm vì ở nhiều đoạn, nước chảy ngầm trong các nền đá và xuất hiện trở lại ở đầu các con thác hùng vĩ.
Đến với suối Đá Ngầm du khách không chỉ được chiêm ngưỡng dòng suối tuyệt đẹp, làn nước trong vắt, hít thở không khí mát dịu mà còn được thưởng thức một bữa tiệc âm nhạc của đá, nước cùng tiếng chim ríu rít trên cao. 

Nước chảy xuống từng bậc đá, tung bọt trắng xóa. Nước suối mát lạnh, trong xanh quanh năm. 

Hùng vĩ thác 5 tầng

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận xã Đắk Sin, giáp ranh với xã Hưng Bình (huyện Đắk R’lấp). Từ mốc lộ giới số 208, trên đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), xã Kiến Thành (Đắk R’lấp) đi thẳng vào khoảng 20km là đến điểm đầu của thác.

Dòng thác nước chảy quanh năm, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ 

Dòng thác hùng vĩ, hoang sơ và đẹp mê hồn trải dài trên chiều dài khoảng 3km, dàn thành 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. Du khách có thể đi ô tô hoặc xe gắn máy đến tận nơi; hoặc có thể kết hợp đi xe rồi đi bộ và leo núi men theo đường từ thôn 6 xã Hưng Bình để đến thác.

Khâu nhục

Có dịp tham dự Lễ hội Tả Tài Phán (lễ cầu bình an) của đồng bào Hoa tại xã Đắk Ru (Đắk R’lấp) vừa được tổ chức mới đây, ngoài việc chứng kiến các nghi lễ, chúng tôi còn được biết đến món ăn truyền thống rất độc đáo đó là món Khâu nhục.

Khâu nhục - món ăn truyền thống không thể thiếu trong lễ tết, hiếu hỉ của người Hoa ở xã Đắk Ru 

Theo đồng bào Hoa nơi đây, món Khâu nhục có từ lâu đời và không thể thiếu trong các dịp lễ tết, hiếu hỉ. Ngày xưa, trong các đám cưới của người Hoa, nếu không có món Khâu nhục thì đám cưới ấy xem như không thành và vợ chồng sẽ không đoàn kết, không yêu thương nhau đến bạc đầu. Do đó, vào bất cứ ngày lễ quan trọng nào, dù lớn hay nhỏ đều xuất hiện món ăn này.

16 thg 3, 2018

Phiên chợ trong sương

Chợ phiên Y Tý có một điều khá độc đáo là người bán và người mua thường không hiểu ngôn ngữ của nhau, nên “phiên giao dịch” diễn ra theo các ký hiệu cho đến khi cả người mua và người bán đều nở nụ cười đồng ý hoặc những cái bắt tay thân thiện. 

Diễn ra vào sáng thứ Bảy hàng tuần, chợ phiên Y Tý là nơi hội tụ, trao đổi, mua bán sản vật của người dân các dân tộc Hà Nhì, Dao Đỏ, Ráy và Mông của huyện vùng cao Bát Xát (Lào Cai).

Chợ phiên nằm ở trung tâm xã Y Tý, họp từ sáng sớm, chợ đã nhộn nhịp khi sương mù còn đặc quánh núi rừng. Chợ không chỉ là nơi mua bán mà còn là nơi gặp gỡ, trao đổi tâm tình của những người bạn tâm giao, nơi hò hẹn của nam, nữ các bản làng tạo nên bức tranh văn hóa sinh động cho vùng sơn cước.


Một góc chợ vùng cao Y Tý.