10 thg 11, 2017

Phiêu diêu đỉnh đèo

Với nhiều người, Mã Pí Lèng là con đèo hiểm trở nhất, hoặc ít nhất là một trong "tứ đại đỉnh đèo" của Việt Nam (gồm: Mã Pí Lèng, Pha Đin, Khau Phạ và Ô Quy Hồ). Hiểm trở nhất, chứ không phải dài nhất, vì Mã Pí Lèng "chỉ" dài 20 km (dài nhất là đèo Khánh Vĩnh nối Nha Trang và Đà Lạt, 33 km). Hiểm trở, vì phải lên nhiều dốc thật cao, qua nhiều cua thật gắt. Kỳ vĩ,vì giữa cao nguyên đá chập chùng, mây ở dưới chân, nhìn xuống là vực sâu thăm thẳm lởm chởm đá tai mèo.

Một đoạn đèo Mã Pí Lèng. Ảnh: PHN

Về nơi còn lưu giữ tục nhuộm răng đen

Là một trong những bản đầu tiên của cả nước được đón nhận danh hiệu văn hóa, đến nay bản Bộng vẫn còn lưu giữ được những nét đẹp cổ truyền, trong đó có tục nhuộm răng đen. 

Bà con dân tộc Thái ở bản Bộng, xã Thành Sơn (Anh Sơn) vẫn còn lưu giữ được những ngôi nhà sàn cổ. Ảnh: Công Khang

Từ ngã ba Cây Chanh – nơi dòng sông Con hòa vào sông Cả (sông Lam), men theo con đường gập ghềnh tiến vào thung lũng Thành Sơn (Anh Sơn). Từ trung tâm xã qua chiếc cầu treo bắc qua sông Con, phía bên kia là bản Bộng. Con đường dẫn về bản thấp thoáng bóng cây cọ và những ngôi nhà sàn cổ kính. Trước mái hiên, những cụ già ngồi nhai trầu bỏm bẻm, lưng địu cháu nhỏ, tay thoăn thoắt với xe chỉ và con thoi.

Độc đáo giàn phơi lúa rẫy của đồng bào vùng cao .

Những chiếc giàn phơi lúa rẫy từng gắn bó với cuộc sống nương rừng của người vùng cao. Sau khi gặt về người ta xếp lên giàn phơi chờ cho khô hẳn mới chuyển vào kho.

Một chiếc kép hình thang ngược của người dân bản Na Khốm, xã Yên Na, huyện Tương Dương. Ảnh: Hồ Phương 

Bản Na Khốm xã Yên Na huyện Tương Dương là bản Thái cổ có lịch sử hàng trăm năm, nơi có nhiều người từng là chức sắc thời phong kiến nay vẫn sống chủ yếu nhờ nghề làm rẫy.

Ngọt lịm mùa 'hồng ngâm' ở ngoại ô thành Vinh

Các xã vùng ngoại ô thành phố Vinh như Nghi Ân, Nghi Đức đang vào mùa hồng. Những cây hồng đã được trồng lâu năm được nhiều người ưa thích bởi vị ngọt thơm.

Tháng 9 âm lịch hàng năm, tại xã Nghi Ân, Nghi Đức (ngoại ô thành phố Vinh), những vườn hồng bắt đầu đến mùa chín độ. Người dân nơi đây trồng chủ yếu 2 loại hồng vuông và hồng trứng. Trong ảnh, những quả hồng vuông đã bắt đầu ngả màu vàng, loại hồng này sẽ ăn ngon và ngọt nếu được ngâm với nước lã chứ không phải chín cây. Ảnh: Thiên Thiên

Hương vị tuổi thơ trong chén chè huỳnh tinh

Được dịp về quê, cô bạn ở Sài thành có hỏi bột huỳnh tinh là gì? Nghe nói bột này ăn mát nên cô ấy muốn kiếm một ít cho đứa con nhỏ ăn dặm. Bỗng dưng việc tìm bột huỳnh tinh hay còn gọi là mì tinh cho cô bạn, vô tình gợi lại cho tôi nhớ một thời thơ ấu cùng chén chè huỳnh tinh của mẹ.

Tôi còn nhớ như in, để có được mẻ bột huỳnh tinh thơm tho, trắng mịn rất công phu. Mẹ tôi đào củ huỳnh tinh trồng sau vườn nhà, chọn những củ già, xay thành bột, cho nước và bột vào chậu, ngâm một đêm cho tinh bột lắng xuống, kết tinh lại dưới đáy chậu, hôm sau mang bột ra phơi nắng đến khô.

Củ huỳnh tinh được mẹ chế biến thành món chè hấp dẫn trong ký ức tuổi thơ tôi. 

Vấn vương cá lúi um nghệ

Mùa mưa đến cũng là lúc cá lúi xuôi theo sông, suối về vùng hạ lưu. Cá lúi đi theo đàn, nên người dân sống dọc sông Vệ quê tôi chỉ việc “canh” con nước để đơm cá. Phần bán, phần dùng chế biến những món ăn dân dã, nhưng với tôi, cá lúi um nghệ vẫn là món hấp dẫn nhất.

Cá lúi mùa mưa con nào con nấy mập ú, bụng căng tròn đầy trứng. Má bảo, cá lúi sống ở vùng nước “động”, lại thường xuyên di chuyển nên sạch. Vì vậy, khi mua về không cần phải đánh vảy hay làm ruột, chỉ cần bỏ đầu, rửa sạch rồi ướp chút hành, mắm, muối, đường, bột nêm, hạt tiêu, dầu và tất nhiên là không thể thiếu nghệ tươi giã nát. Trộn đều và để 30 phút cho cá ngấm gia vị. Bắc nồi lên bếp, phi hành tím cho thơm, để nguội rồi xếp cá đã ướp vào nồi, đổ nước dừa vào và đun to lửa.

Cá lúi um nghệ.