10 thg 11, 2017

Hương vị tuổi thơ trong chén chè huỳnh tinh

Được dịp về quê, cô bạn ở Sài thành có hỏi bột huỳnh tinh là gì? Nghe nói bột này ăn mát nên cô ấy muốn kiếm một ít cho đứa con nhỏ ăn dặm. Bỗng dưng việc tìm bột huỳnh tinh hay còn gọi là mì tinh cho cô bạn, vô tình gợi lại cho tôi nhớ một thời thơ ấu cùng chén chè huỳnh tinh của mẹ.

Tôi còn nhớ như in, để có được mẻ bột huỳnh tinh thơm tho, trắng mịn rất công phu. Mẹ tôi đào củ huỳnh tinh trồng sau vườn nhà, chọn những củ già, xay thành bột, cho nước và bột vào chậu, ngâm một đêm cho tinh bột lắng xuống, kết tinh lại dưới đáy chậu, hôm sau mang bột ra phơi nắng đến khô.

Củ huỳnh tinh được mẹ chế biến thành món chè hấp dẫn trong ký ức tuổi thơ tôi. 

Vấn vương cá lúi um nghệ

Mùa mưa đến cũng là lúc cá lúi xuôi theo sông, suối về vùng hạ lưu. Cá lúi đi theo đàn, nên người dân sống dọc sông Vệ quê tôi chỉ việc “canh” con nước để đơm cá. Phần bán, phần dùng chế biến những món ăn dân dã, nhưng với tôi, cá lúi um nghệ vẫn là món hấp dẫn nhất.

Cá lúi mùa mưa con nào con nấy mập ú, bụng căng tròn đầy trứng. Má bảo, cá lúi sống ở vùng nước “động”, lại thường xuyên di chuyển nên sạch. Vì vậy, khi mua về không cần phải đánh vảy hay làm ruột, chỉ cần bỏ đầu, rửa sạch rồi ướp chút hành, mắm, muối, đường, bột nêm, hạt tiêu, dầu và tất nhiên là không thể thiếu nghệ tươi giã nát. Trộn đều và để 30 phút cho cá ngấm gia vị. Bắc nồi lên bếp, phi hành tím cho thơm, để nguội rồi xếp cá đã ướp vào nồi, đổ nước dừa vào và đun to lửa.

Cá lúi um nghệ. 

"Măng cụt rừng"- đặc sản vùng cao

Từ tháng 7 đến 8 âm lịch hàng năm là thời điểm bứa rừng chín rộ, đây cũng là lúc người dân vùng miền núi Quảng Ngãi, đặc biệt là vùng cao Tây Trà lên các cánh rừng “săn” bứa về bán cho người dân địa phương và thương lái vận chuyển về xuôi. 

Cây bứa rừng hay còn gọi là cây “măng cụt rừng”, đây là loại cây gỗ mộc xen với diện tích rừng tự nhiên trên những đồi núi. Cây có chiều cao trung bình khi trưởng thành 5-7m. Trái bứa có hương thơm nhẹ dễ chịu, vỏ màu xanh và ngả vàng khi chín, nhiều hạt, vị chua ngọt xen lẫn, có khía múi bên trong giống như trái măng cụt. Thời gian bứa rừng chín rộ khoảng từ tháng 7 đến tháng 8 âm lịch hàng năm.

Ngoài để ăn như nhiều loại trái khác, theo một số tài liệu y học, từ xưa, bứa đã được coi là một cây thuốc quý trong điều trị các bệnh: mẩn ngứa, ho ra máu, dị ứng, viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hoá kém, tiêu viêm, hạ nhiệt… Đồng thời, trái bứa và lá còn được sử dụng để nấu canh chua…

Nghĩa tình "cháo xẻ heo"

Chén cháo nóng hổi thơm phức và ngọt lành, ngon đến ngỡ ngàng. Lòng heo vừa vớt ra khỏi nồi xắt vội trên thớt rồi bày lên đĩa, chấm vào mắm pha tỏi, ớt, chanh, đường với vị ngọt lịm quyện vị mặn mà lưu mãi nơi đầu lưỡi. Một bữa “cháo xẻ heo” đã đời nơi thôn dã, gợi nhớ về những ngày xa.

Người bạn có lứa heo nuôi đến kỳ xuất bán nhưng giá quá thấp, thương lái lắc đầu chê ỏng chê eo. Chủ heo thở dài ngán ngẩm rồi buông lời chắc nịch: “Xẻ thịt bán cho bà con hàng xóm, không hết thì muối để dành mai mốt ăn”.

Thế rồi thông tin người bạn tôi xẻ heo được truyền khắp xóm, mọi người rủ nhau đến mua thịt. Tới nơi, mọi người sửng sốt khi thấy chủ nhà cùng hai thanh niên tay cầm dao nhìn chằm chằm vào con heo chừng tám mươi cân vừa thọc huyết nằm trên tấm bạt trải giữa khoảng đất trống.

Cháo ăn cùng với lòng luộc chấm nước mắm và bánh tráng nướng 

Bức tranh đá ở gành Lá Ngái

Xã biển Bình Châu (Bình Sơn) không chỉ nổi tiếng với thắng cảnh Ba Làng An mà còn có gành Lá Ngái, thuộc thôn An Hải. Vùng biển này hoang sơ, đẹp, kỳ vĩ như một bức tranh tuyệt mỹ được trang điểm bằng đá nằm bên mép biển...

Vượt quãng đường khoảng 20km theo tuyến Mỹ Trà - Mỹ Khê đến xã Tịnh Khê, chúng ta tiếp tục theo Quốc lộ 24B đến chợ Bình Châu rẽ trái đi khoảng vài cây số là đến UBND xã Bình Châu, sau đó rẽ phải. Bon bon trên con đường trải nhựa thẳng tắp, hai bên đường rợp bóng cây dương liễu làm cho chúng ta quên đi những mệt mỏi, căng thẳng, xô bồ nơi phố thị. Ở cuối con đường này, chúng ta rẽ phải vào con đường trong xóm nhỏ.

Gành Lá Ngái rất đỗi nên thơ. 

8 thg 11, 2017

Phụ nữ nhọc nhằn kiếm sống nơi vùng biên

Ở cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) dù ở thời điểm nào trong năm cũng có những nhóm người làm thuê và kiếm sống ngay trước cửa chợ.

Người đứng, người ngồi bên vệ đường, dưới gốc cây với đôi quanh gánh, chiếc xe cải tiến, người vác, người gánh hàng hoa quả bán dọc đường, người cõng trên lưng mình những thùng hàng to ngất, có người thì lại đeo trên tay túi hàng nhẹ bán rong cho khách. 

Cuộc sống vắt vẻo trên đỉnh mờ sương ở bản Mông Lùng Ác

Con người nơi đây đã chinh phục và chế ngự thiên nhiên để giành lại sự sống từ bao đời nay.

Bản Mông Lùng Ác xã Vĩnh Yên (Bảo Yên- Lào Cai) nằm vắt vẻo lưng chừng trời. Từ trung tâm xã, phải qua chặng đường dốc núi gần 20 km uốn lượn mới lên được bản. Ảnh: Cây sắn đang lan tỏa màu xanh tốt trên đất đá cằn cỗi Lùng Ác, đây là nguồn lương thực giúp cho đồng bào sử dụng trong những lúc giáp hạt và chăn nuôi.

Về Sóc Trăng xem bà con Khmer quết cốm dẹp

Vào rằm tháng 10 âm lịch, bà con Khmer tổ chức lễ cúng trăng, trong đó, cốm dẹp là vật phẩm chính không thể thiếu của lễ này.

Vào những ngày này, những nơi có đông đảo bà con người Khmer sinh sống rộn ràng quết cốm dẹp để phục vụ cho ngày hội lớn - lễ hội Óc Om Bóc – Đua ghe Ngo 2017.

“Làng chuột” Phù Dật

“Làng chuột” Phù Dật (ấp Bình Chiến, xã Bình Long, Châu Phú, An Giang) từ lâu đã không còn xa lạ với người dân trong và ngoài tỉnh, có số hộ dân săn bắt và buôn bán chuột đồng tập trung nổi danh khắp các tỉnh khu vực miền Tây.

Men theo con đường xanh mát chạy dọc bờ kênh Phù Dật, cách Quốc lộ 91 khoảng 500m, đúng với cái tên “làng chuột”, khi vào địa phận ngôi làng, chỉ trên đoạn đường khoảng 300m, dọc theo bờ kênh đã thấy rất nhiều chiếc lồng chứa chuột bày biện, ngay cả người chưa từng đến ngôi làng này cũng dễ dàng nhận ra đây chính là “làng chuột” nổi danh.

Thịt chuột được làm sạch để giao đến các chợ

Độc đáo cà ra sông

“Cua tháng ba, cà ra tháng tám”, không chỉ có ở Ba Chẽ, đến Đông Triều vào dịp này, du khách có thể được thưởng thức đặc sản hiếm là các món cà ra sông. Đây là giống hoàn toàn tự nhiên, hiện chưa có ai nuôi được.

Cà ra là tên gọi của một loài cua có hình dáng gần giống như con rạm vùng đồng bằng nhưng kích thước lớn hơn nhiều. Cà ra có người còn gọi là cua lông, chỉ sống trong môi trường nước ngọt tự nhiên, trên các con sông, chưa ai nuôi và nhân giống được. Đầu càng cà ra có một túm lông đen mềm, mịn như nhung. Nếu như với các loài ghẹ, cù kì, cua đều có một càng rất to, một nhỏ, thì cà ra chỉ có hai chiếc càng nhỏ và 8 cẳng.


Cà ra được người dân xã Yên Đức (TX Đông Triều) bắt ở ven sông.