8 thg 11, 2017

Bún sả Óc Eo – “đặc sản”của người Khmer

Không chỉ nổi tiếng với những chứng tích Phù Nam được tôn vinh là vương quốc của thành phố cổ Óc Eo xưa kia, thị trấn Óc Eo (Thoại Sơn) còn vang danh với ẩm thực có một không hai của đồng bào Khmer đó là bún sả.

Đơn giản như chính tên gọi, vậy mà món bún sả đã níu kéo biết bao tâm hồn du khách gần xa. Dù có dịp ghé thị trấn Óc Eo đã nhiều bận nhưng tôi chưa bao giờ chú tâm đến vấn đề ẩm thực. Bởi, cứ xong việc là lật đật chạy về. Đến một ngày được cô bạn mới quen giới thiệu nơi đây có món bún sả rất ngon do người dân tộc nấu đã làm tôi tò mò, tâm hồn ẩm thực cứ thế trổi dậy. Ngoài góc nhỏ ở chợ với vài người bán bún sả thì con đường dọc tỉnh lộ 943 (ấp Tân Hiệp A, thị trấn Óc Eo) khá nhộn nhịp vì có thêm sự góp mặt của món bún sả như “điểm xuyết” cho lòng “thành phố cổ”. Ghé vào quán bún sả bên đường, tôi bắt đầu thưởng thức món ăn “trứ danh” của thị trấn. “Vừa đủ, quán chị còn đúng 2 tô bún sả cuối cùng. Em ở xa lại phải không, món này ăn vào buổi sáng là ngon lắm đấy!” - chị bán bún đon đả trò chuyện. Chưa dứt lời, chị chủ quán đã mang ra tô bún sả thơm lừng còn đang cuộn khói mời khách. “Ủa, chỉ có vậy thôi ạ, món này có phải chấm kèm với gì nữa không chị?” – tôi thắc mắc đúng chất của người mới ăn lần đầu. “Không đâu, vậy là vừa miệng rồi đó em” - người bán nói vọng ra. Sỡ dĩ tôi thắc mắc như thế là vì tô bún sả đơn giản hơn trong trí tưởng tượng của mình rất nhiều. Chỉ là bún với nước lèo, cho vào đấy là một nhúm sả đâm nhuyễn, vài cọng rau răm và rau giá. Thật tình, chỉ nhìn thôi thì tôi vẫn chưa bị thuyết phục rằng đây là món ăn “đặc sản” của người dân tộc. 

Bún sả không cầu kỳ trong khâu bày trí nhưng vị rất ngon

Thơm lừng lẩu cá đuối

Khách thưởng thức lẩu cá đuối tại quán Út Mười. 

Vừa tắm biển lên, bụng đói cồn cào mà được thưởng thức món lẩu cá đuối nấu măng nghi ngút khói thì còn gì bằng!

Lẩu cá đuối là món ăn được nhiều khách ưa chuộng khi đến Vũng Tàu. Để có món lẩu cá đuối ngon, cần chọn loại cá tươi ngon, được đặt mua từ các chủ ghe ở khu vực Bến Đình, TP. Vũng Tàu. Cá đem về cạo sạch nhớt, dùng muối và chanh chà kỹ da cá để khử mùi tanh, sau đó xắt từng miếng để ráo nước.

7 thg 11, 2017

Đặc sắc phiên chợ vùng cao Đồng Văn

Chợ Đồng Văn vẫn còn giữ những nét hoang sơ và mang đậm văn hóa vùng cao. Vào ngày phiên Chủ nhật mỗi tuần, bà con từ khắp nơi đổ về chợ, mang theo các sản vật để trao đổi. 

Ở vùng cao, chợ phiên không chỉ để trao đổi buôn bán mà còn là nơi gặp gỡ giao lưu của dân bản. 

Bắc Sơn - Mảnh đất giàu tiềm năng du lịch

Bắc Sơn không chỉ là mảnh đất anh hùng mà còn được biết đến như một mảnh đất giàu tiềm năng du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, các nếp nhà sàn và phong tục tập quán sinh hoạt độc đáo của người bản địa. 

Khách du lịch đến thăm khu di tích Khuổi Nọi (Vũ Lễ) 

Thung lũng hoa Bắc Sơn

Trấn Yên là xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Sơn, nơi chủ yếu đồng bào dân tộc Tày, Nùng sinh sống. Những năm gần đây, nhờ khai thác tiềm năng, thế mạnh trong đó có hoa tam giác mạch nên Trấn Yên trở thành một điểm đến thu hút khách du lịch của tỉnh nói chung và của huyện Bắc Sơn nói riêng.

Du khách tham quan, chụp ảnh tại thung lũng hoa Bắc Sơn, xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn 

Cát Lình - bức tranh đa sắc của Chiềng Muôn

Đây mới chính là thiên đường của mây, của gió, ôm ấp những thửa ruộng bậc thang như được dát vàng trong sắc nắng thu se lạnh, mời gọi du khách về khám phá, trải nghiệm...

Sóng lúa Cát Lình. 

Cách trung tâm huyện Mường La chưa đầy 20 km, bản Cát Lình của đồng bào Mông nằm bên sườn đỉnh Pu Tha Kềnh (núi múa khèn) cao hơn 2.500m so với mực nước biển. Mùa này, lúa trên những thửa ruộng bậc thang đang chín rộ, nhìn từ xa tựa như bức tranh đa sắc màu, tầng tầng lớp lớp trải dài từ sườn núi này nối sang núi khác, kéo xuống tận thung sâu. Cát Lình - là địa danh phiên âm ra tiếng phổ thông, chứ người dân nơi đây vẫn gọi vùng đất này là Co Linh (nghĩa là khu rừng nhiều khỉ), cũng bởi vùng đất này còn khá hoang sơ, nơi trú ngụ của nhiều loài muông thú, trong đó có loài khỉ. Rừng nguyên sinh còn nhiều, suối nước dồi dào quanh năm, đồng bào dân tộc Mông các vùng Chiềng Ân, Ngọc Chiến đã về đây khai khẩn, lập bản, bám trụ từ những năm 70 của thế kỷ trước. Lên Cát Lình chỉ có một con đường liên bản gập ghềnh sỏi đá, nối trung tâm xã Chiềng Muôn với các bản Hua Đán - Nậm Kìm - Cát Lình.

Đền An Mạ- điểm du lịch tâm linh trên hồ Ba Bể

Đến với du lịch hồ Ba Bể, ngoài việc đắm mình, thưởng ngoạn vẻ đẹp nên thơ của các hang động, các điểm vòng quanh hồ thì du khách còn được vãn cảnh đền An Mạ- điểm đến tâm linh tọa lạc trên đảo An Mã giữa hồ, để cầu may mắn và bình an. 

Du khách thắp hương bên ngoài Đền An Mạ 

An Mã là một hòn đảo đá vôi, nằm ở vị trí bể hai (Pé Lù), cao khoảng 30m so với mực nước hồ. Đảo có hình dáng như hình con ngựa đang lội nước, khum hình mai rùa, khắp đảo phủ xanh cây cối, là điểm thuận tiện để quan sát cảnh quan vùng hồ. Trên đảo có ngôi đền An Mạ, thờ Phật, Mẫu Thượng Ngàn, Chúa Sơn Trang, Đức Thánh Trần... Đây vốn là ngôi đền cổ được trùng tu xây dựng lại vào năm 2007, có chiều dài 9m, rộng 6m, vật liệu làm bằng gỗ, lợp ngói vẩy. 

Tôm cuốn Thùa Lâm

Người dân thôn Thù Lâm, xã Tiên Phong (T.X Phổ Yên, Thái Nguyên) có một món ăn độc đáo và lâu đời, đó là món tôm cuốn tổng hợp. Đặc biệt, món ăn này mới được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam bầu chọn vào Top 100 món ăn ẩm thực, đặc sản tiêu biểu của cả nước trong giai đoạn 2011-2016. 


Tên món ăn “Tôm cuốn Thùa Lâm” khiến chúng tôi băn khoăn, bởi tra cứu mãi mà không thấy ở Thái Nguyên có địa danh Thùa Lâm. Hỏi thăm nhiều cụ cao niên mới vỡ lẽ, Thùa Lâm với Thù Lâm (thuộc xã Tiên Phong, T.X Phổ Yên) là một. Xưa kia, người dân các vùng lân cận thường gọi miền đất Tiên Phong là Thùa. 

Cơm lam – món ăn quen thuộc của người Mạ

Từ xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Mạ nói riêng có tập quán du canh du cư, sinh sống trên nương rẫy nên thường tận dụng, sáng tạo những nguyên liệu và dụng cụ thô sơ từ rừng để chế biến thức ăn. Cơm lam cũng xuất phát từ đó.

Gạo được cho vào ống lồ ô, tre, dùng nước ở con suối, vách đá chảy ra nấu thành cơm ngay tại rừng. Cách làm cơm này vô cùng đặc sắc vì gạo được nấu trong ống cây bịt kín, giữ nguyên mùi hương và không mất đi chất dinh dưỡng. Đối với người Mạ trên địa bàn tỉnh ta, cơm lam là món ăn phổ biến và không thể thiếu trong các dịp lễ, hội. 

Cơm lam, thịt nướng là sự kết hợp quen thuộc trên mâm cơm của đồng bào Mạ 

“Pẻng tải” của người Nùng trên đất Đắk Nông

“Pẻng tải” là món ăn quen thuộc trong đời sống người Nùng. Vào giữa tháng 7, dù ở quê hương hay trên những vùng đất mới, người Nùng thường làm bánh này để cúng tổ tiên, biếu cha mẹ, gia đình cùng ăn.

Theo chuyện kể dân gian của người Nùng, thời vua Lý Thái Tông (thế kỷ X), đồng bào Nùng, Tày vùng cao (Cao Bằng) đã làm bánh “tải” cho các chiến binh đem theo làm lương thực ra vùng biên ải đánh giặc ngoại xâm. Bánh được xâu thành từng cặp để đeo trên người cho thuận tiện hành quân nên được gọi là pẻng tải (bánh mang theo). Ngày nay, bánh có nhiều tên gọi khác như bánh đeo, bánh vắt vai, bánh đoàn kết. 

“Pẻng tải” trở thành nét văn hóa trong đời sống người Nùng