4 thg 11, 2017

Công viên Địa chất Núi lửa Krông Nô - “Nàng tiên đang ngủ”

Với diện tích khoảng 2.000 km2, Công viên Địa chất Núi lửa (CVĐCNL) Krông Nô trải dài từ huyện Krông Nô kéo sang một số xã lân cận của các huyện Chư Jút, Đắk Mil, Đắk Song, Đắk Glong, thị xã Gia Nghĩa.

Trong Công viên có hàng chục hang động lớn nhỏ khác nhau với tổng chiều dài khoảng 25 km từ miệng núi lửa Buôn Choáh dọc theo sông Sêrêpốk đến khu vực thác Đray Sáp. CVĐCNL Krông Nô hiện hữu tới 7/10 kiểu di sản địa chất theo phân loại của UNESCO và được đánh giá là hang động dung nham dài và đẹp nhất Đông Nam Á. 

Hang động núi lửa ở cụm thác Đray Sáp (Krông Nô). Ảnh: Ngọc Tâm 

Chuối hột rừng

Chuối hột rừng từ lâu đã được đồng bào các dân tộc ở Đắk Nông sử dụng để chữa bệnh. Loại cây này thường mọc hoang ở trong rừng, núi cao, nhất là những nơi ẩm ướt. Khác với các loại chuối hột thông thường, chuối hột rừng có thân, buồng và quả nhỏ hơn, mỗi buồng chuối hột rừng thường có từ 6-9 nải, mỗi nải chỉ từ 10-15 trái.

Chuối hột rừng sau khi chín sẽ được lột vỏ để đem phơi 

Theo kinh nghiệm dân gian, toàn thân cây chuối hột rừng đều có thể sử dụng để làm thuốc. Ở Tây Nguyên, người ta lại để nguyên cả quả, đem lột vỏ, phơi khô. Chuối hột rừng sau khi phơi khô có thể tán ra làm thuốc, nhưng thông thường được ngâm với rượu cao độ, cho ra một loại rượu có màu vàng, uống thơm và bổ dưỡng, trị đau lưng, nhức mỏi. Theo y học cổ truyền, trái chuối hột rừng có tác dụng chữa bệnh tiểu đường, viêm thận, huyết áp cao…

Hấp dẫn món “ruốc gà” của người M’nông, Mạ

Người M’nông, Mạ ở Đắk Nông có nhiều món ăn truyền thống dân dã, độc đáo và ngon miệng như canh thụt, thịt nướng, cơm lam… với những nguyên liệu gần gũi từ thiên nhiên; trong đó có món “ruốc gà”.

Theo người dân, món ruốc gà được dùng cho bữa ăn hằng ngày và đặc biệt trong các dịp hội, lễ của bon làng. Nguyên liệu chính là gà và gừng, cách chế biến nhanh nhưng không kém phần tinh tế. Gà được dùng phải là gà rừng hoặc gà thả vườn, loại mới lớn, độ chừng hơn 1 kg mỗi con để chất thịt được đậm đà, đúng hương vị. 

Món "ruốc gà" được chế biến trong các ngày hội văn hóa của dân tộc 

“Đặc sản” cá

Thời gian gần đây, nhiều “thực khách” đã ưa thưởng thức các món ăn được chế biến từ cá ở Đắk Nông, bởi vì do được sinh trưởng trong môi trường tự nhiên nên cá có chất lượng, hương vị riêng mà nhiều người cho rằng “khó lẫn vào đâu được”.

Cá lăng 


Cá lăng thuộc họ cá da trơn thường sống ở những vùng nước sâu chảy xiết, nhất là nơi có các dòng thác hiểm trở. Vì thế, cá lăng ở sông Đồng Nai và Sêrêpốk thuộc địa bàn Đắk Nông được đánh giá là ngon nhất. 

Nhiều hộ dân đã tận dụng mặt nước hồ thủy điện để nuôi cá lồng 

Hấp dẫn Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng

Từ thị xã Gia Nghĩa, theo quốc lộ 28 khoảng 50 km, đến địa phận xã Đắk Som (Đắk Glong) là gặp Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, nơi đang chứa đựng nhiều điều ký thú, hấp dẫn...

Đa dạng các loại động thực vật 


Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng có diện tích 21.307 ha, nằm giữa cao nguyên Đắk Nông và cao nguyên Di Linh thuộc vùng địa lý sinh học Nam Trung bộ, có đỉnh núi cao nhất là 1.982m. Khu vực này là điểm giao thoa về địa lý và sinh học giữa khu vực Nam Tây Nguyên và khu vực miền Đông Nam bộ. 

Hàng chục hòn đảo, bán đảo lớn nhỏ trên lòng hồ thủy điện rất hấp dẫn. Ảnh: Ngọc Lê 

3 thg 11, 2017

Chờ ở dinh vua Mèo

Không, không phải chờ đợi ai cả, đây chỉ là nói về cô Vương thị Chờ, hậu duệ đời thứ 4 của vua Mèo Vương Chính Đức, hiện đang làm hướng dẫn viên du lịch tại dinh nhà Vương ở Đồng Văn.

Dinh vua Mèo ở Đồng Văn, Hà Giang là một kiến trúc quá độc đáo, quá nổi tiếng. Những câu chuyện, thật lẫn huyền thoại về vua Mèo cũng đầy sức hấp dẫn. Vậy nên đã tới Hà Giang thì phải viếng thăm nơi đây thôi.

Lối vào Dinh Vua Mèo

Các nguyên liệu từ rừng: Nét độc đáo của ẩm thực người M’nông

Trong cuộc sống mưu sinh của người M’nông, từ xa xưa rừng là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú, trong đó nguyên liệu cho các món ăn rau quả gần như hoàn toàn được khai thác từ rừng. Ngày nay, rừng tuy không còn là đại ngàn bao la như xưa nữa nhưng rau quả rừng vẫn thường xuyên có mặt trong những bữa ăn của đồng bào M’nông.

Lá bép: Lá bép còn có tên là rau nhíp, một loại lá rừng. Cây bép mọc tự nhiên trong rừng, hợp với đất đỏ bazan, thân cây thấp nhỏ, nhiều cành, tán lá rậm. 

Ảnh: H'Mai 

Hồ Trúc: “Lá phổi xanh" giữa lòng Chư Jút

Nằm giữa lòng thị trấn Ea T'ling, Hồ Trúc vừa là “lá phổi xanh” điều tiết khí hậu cho trung tâm huyện Chư Jút vừa là một điểm du lịch sinh thái lý tưởng.

Hồ Trúc trở thành “lá phổi nhỏ” ở trung tâm huyện Chư Jút với 15 ha mặt nước và 10 ha rừng 

Hồ Trúc nằm ở trung tâm thị trấn Ea T’ling (Chư Jút) với tổng diện tích khoảng 25 ha, trong đó có khoảng 15 ha mặt nước. Toàn bộ 10 ha còn lại nằm trọn trong một bán đảo với vô số các loại cây rừng như: Sao đen, bằng lăng tím, thông, trúc… Theo những người dân địa phương, từ cả trăm năm trước, trên bán đảo đã có rất nhiều cây trúc nên họ quen gọi khu vực này là Hồ Trúc. Hiện tại, diện tích trúc còn lại trên bán đảo khoảng hơn 1 ha.

Độc đáo Lễ cúng bến nước của đồng bào Tây Nguyên

Lễ cúng bến nước là lễ phổ biến của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.

Theo phong tục, hàng năm, cứ sau khi thu hoạch mùa màng, chủ bến nước chuẩn bị các đồ lễ như rượu cần, heo, gà... làm lễ để tạ ơn thần nước đã cho gia đình, buôn làng nguồn nước sạch để phục vụ đời sống và tạ ơn thần linh đã phù hộ cho dân làng được khỏe mạnh. Đồng thời cầu mong thần nước tiếp tục phù hộ cho mưa thuận gió hòa, dân làng mạnh khỏe và gặp nhiều may mắn. Thầy cúng (thường là già làng) sẽ là người chủ trì Lễ cúng, đọc lời khấn và thực hiện các nghi lễ truyền thống. 

Thầy cúng soạn lễ vật 

Lễ mừng lúa mới của đồng bào Mạ

Lễ mừng lúa mới là nghi lễ quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mạ nhằm cầu mong hồn lúa, thần linh che chở và phù hộ cho lúa tốt, được mùa, dân làng ấm no, hạnh phúc. Lễ mừng lúa mới thường được tổ chức sau khi người dân thu hoạch xong lúa trên nương rẫy và đã cất vào kho.

Già làng K'Ngul, ở bon Ting Wel Đơm, xã Đắk Nia (Gia Nghĩa) thực hiện Lễ mừng lúa mới của người Mạ