5 thg 11, 2017

Tây Thiên Trúc - Ngôi chùa ghi đậm dấu ấn lịch sử

Di tích lịch sử Trung đội Giải phóng quân Phạm Hồng Thái ở xóm Hoà Bình, xã Quân Chu (Đại Từ). 

Nằm trên sườn đông của núi Tam Đảo, cách Đại Từ và Phổ Yên chừng 20 km, chùa Tây Thiên Trúc thuộc địa phận xóm Hoà Bình, xã Quân Chu (Đại Từ) hiện lên thật cổ kính và trang nghiêm. Xung quanh chùa, cây rừng xào xạc, hương hoa rừng thoang thoảng mùi thơm mát dịu. Đứng trước cổng chùa, phóng tầm mắt ra xa, cả một vùng đồi núi rộng lớn thu vào tầm mắt. Ở mảnh đất Thái Nguyên này, hiếm nơi nào có ngôi chùa mang vẻ đẹp hữu tình như chùa Tây Thiên Trúc. 

Hoang sơ thác Trinh Nữ

Nằm ở trung tâm thị trấn Ea T’ling (huyện Chư Jút, tỉnh Đắk Nông), thác Trinh Nữ được xem là một điểm du lịch hấp dẫn với những nét đẹp địa chất nguyên thủy cùng những câu chuyện huyền bí.

Khung cảnh hoang sơ, nguyên thủy được giữ gìn tại thác Trinh Nữ 

Từ trung tâm thị xã Gia Nghĩa, du khách đi dọc quốc lộ 14 theo hướng về TP. Buôn Ma Thuột khoảng 100 km để đến trung tâm huyện Chư Jút, sau đó rẽ theo quốc lộ 28 khoảng 1 km nữa là đến thác Trinh Nữ. Đây cũng là con đường dẫn tới Cụm thác Đray Sáp - Gia Long ở huyện Krông Nô.

Cá lăng

Cá lăng là một loài cá nước ngọt có vị ngọt béo, thơm ngon. ở Đắk Nông cá lăng sống ở sông Sêrêpốk và sông Đồng Nai. Cá lăng được chế biến thành nhiều món như: chả, om chuối, hấp, xào tỏi hoặc nấu cháo... Dù chế biến bằng phương pháp nào thì cũng thơm ngon. Trong đó đặc biệt phải kể đến cá lăng nướng và lẩu cá lăng. 

Cá lăng nướng 

Canh thụt của người M’nông

Canh thụt là món ăn truyền thống của người M’nông được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Theo người M’nông, canh thụt có công dụng bồi bổ sức khỏe, trị chướng bụng, đầy hơi, giải rượu, rất tốt cho các bà mẹ mới sinh, người già sức yếu và những em bé còi xương…

Nguyên liệu chính để chế biến món canh thụt truyền thống có sẵn trong tự nhiên, bao gồm: lá bép (hay còn gọi là lá nhíp), đọt mây, cà đắng, ớt xiêm rừng, cá suối hoặc thịt động vật. Người M’nông xem đây là những sản vật quý mà núi rừng ban tặng cho họ từ bao đời. 

Các nguyên liệu chính chế biến canh thụt như đọt mây bóc vỏ (ảnh), lá bép non, cá suối sơ chế, ớt xiêm xanh, cà đắng rừng… 

Khổ qua rừng - món ăn, vị thuốc quý của người M’nông

Trong cuộc sống của người M’nông, bên cạnh các món ăn truyền thống như: lá bép, đọt mây, cà đắng thì "khổ qua rừng" cũng được xem là một đặc sản có nguồn gốc từ rừng núi. "Khổ qua rừng" quả nhỏ, hình thon dài, vị đắng như khổ qua bình thường (một số vùng người M’nông, Ê đê còn gọi là mướp đắng rừng).

Thực chất, "khổ qua rừng" là dây cứt quạ, một giống thân thảo, gần như dây leo, có thân mảnh, phân nhánh nhiều. Quả hình elip và có loại hình bầu dục, thon hẹp ở gốc, khi còn non sống có màu xanh, dài 3 – 5 cm, có 10 sóng cạnh, hạt nhiều màu xanh thẫm hơi đen, khi chín dần chuyển từ màu xanh sang vàng rồi màu đỏ tươi. Quả chín có tính hơi độc nên hầu như không dùng đến… Nhiều người thường nhầm lẫn loại cây này với loại dây cũng gọi là khổ qua rừng, hình quả có nhiều gai sần, hầu như giống quả khổ qua ta nhưng quả nhỏ. 

Quả được tách bỏ hạt và ngâm trong nước trước khi nấu 

Về một con đường mang tên "Hạnh phúc"

Để có được con đường mang tên “Hạnh phúc” nối thị xã Hà Giang với 4 huyện vùng cao phía Bắc, 14 thanh niên xung phong đã vĩnh viễn nằm lạị trên cao nguyên đá. Thuở ấy, 4 huyện vùng cao núi đá: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc chỉ là một huyện mang tên Đồng Văn, huyện lỵ đặt ở thị trấn Phó Bảng. Vùng đất rộng bằng cả tỉnh Bắc Kạn với 8 vạn dân thuộc 16 dân tộc sống biệt lập với thế giới bên ngoài trong tình trạng đói nghèo và lạc hậu, vì hệ thống giao thông chỉ là đường mòn, phương tiện giao thông chỉ có ngựa và đôi chân của con người.

Đường Hạnh phúc vắt qua Mã Pí Lèng. Ảnh: HUY BA 

4 thg 11, 2017

Phố cổ Đồng Văn giữa lòng núi đá

Thị trấn Đồng Văn nằm trên cao nguyên đá, ở độ cao 1.000 đến 1.600 met so với mặt nước biển. Những năm 1880, khi người Pháp chiếm đóng nơi này thì cao nguyên đá là nơi cung cấp thuốc phiện lớn nhất, họ quy hoạch và xây dựng phố Đồng Văn như là một điểm giao thương. Phố Đồng Văn lọt thỏm giữa bốn bề núi đá bao bọc tạo nên cảnh quan và kiến trúc đặc sắc, trong đó ngôi chợ được xây dựng bằng đá năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến bây giờ.

Cách TP Hà Giang chỉ 150 km nhưng đường đèo dốc khúc khuỷu nên xe đi đến Đồng Văn mất khoảng 5 tiếng. Lại nữa, hành trình từ Hà Giang sang Đồng Văn, du khách sẽ dừng tham quan nhiều điểm lý thú như: Cổng trời Quản Bạ, thung lũng Sũng Là, dinh vua Mèo, cột cờ Lũng Cú... nên khi đến Đồng Văn là trời đã tối và... người đã đuối!

Đêm lòng vòng trong thị trấn Đồng Văn và dạo một chút ở phố cổ chưa đủ để cảm nhận nét lạ của nơi này (nhất là trong tình trạng mệt nhừ), sáng hôm sau lại phải rời đi sớm rồi, nên tui quyết định buổi sáng phải dậy sớm hơn nhiều để lang thang và uống cà phê phố cổ. Và đây là những hình ảnh trong buổi sáng ấy.

Cổng chợ

Chợ Sông Đào

Vùng đất Phú Thượng (Võ Nhai) trước đây từng có một khu chợ nổi tiếng đi vào thơ ca: “Chợ Sông Đào một tháng sáu phiên / Anh bán nâu, vỏ, kiếm tiền em tiêu”.


Đây là khu chợ duy nhất của cả một vùng rộng lớn Bắc Sơn - Võ Nhai. Lúc đầu, chợ có tên là Đình Cả, tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng thuộc hữu ngạn sông Dong, ngay ngã ba Gốc Gạo - nơi giao cắt giữa tuyến đường từ Bắc Giang lên Tràng Xá rồi ra thị trấn Đình Cả với Quốc lộ 1B. Khu ngã ba này có một cây gạo rất to, thân thẳng và nở nhiều hoa mỗi độ xuân về.

Bo Táng - nét xưa của Làng Quặng

 Cứ mỗi lần có dịp về xóm Làng Quặng, xã Định Biên (Định Hóa) là tôi thường được nghe mọi người kể về chiếc giếng Làng Quặng với một tình yêu, coi như vật báu của làng nhưng cũng đầy sự bí ẩn. Tôi quyết định trở lại Làng Quặng để tìm hiểu về chiếc giếng.


Làng Quặng không chỉ có một chiếc giếng mà có tới ba chiếc giếng cổ.  Bo Ong (theo tiếng Tày, Bo là giếng) ở Làng Quặng A, Bo Táng và giếng Chùa ở Làng Quặng B. Tuy nhiên, theo các cụ kể lại, Bo Táng là chiếc giếng ở cuối làng đã có hàng trăm năm, được thường xuyên sử dụng và chứa đựng nhiều điều bí ẩn hơn cả.

Hoang sơ thác Lưu Ly

Nằm trong Khu du lịch sinh thái - văn hóa - lịch sử Nâm Nung, thác Lưu Ly, ở xã Nâm N’Jang (Đắk Song) được xem là một điểm du lịch đáng đến với những nét đẹp hoang sơ và thi vị.

Các tảng đá lớn nhỏ nằm dưới thác tạo nên ra những dòng nước tuyệt đẹp 

Từ trung tâm thị xã Gia Nghĩa, du khách muốn đến thác Lưu Ly phải dọc quốc lộ 14 theo hướng về TP. Buôn Ma Thuột khoảng hơn 20 km rồi rẽ phải theo tỉnh lộ 6 khoảng hơn 10 km nữa. Phần lớn đoạn đường từ quốc lộ 14 vào thác được bao bọc bởi những cánh rừng và những rẫy cây công nghiệp xanh ngắt trên nền đất đỏ bazan đặc trưng của Tây Nguyên. Đây cũng là con đường dẫn tới Khu Bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung và Thiền viện Trúc Lâm Đạo Nguyên.