28 thg 9, 2017

Lãng mạn làng chài Gành Son

Với khu cảnh bình yên và hoang sơ, Gành Son không chỉ tạo nên vẻ đẹp mặn mà mảnh đất xứ Duồng (Chí Công) mà còn là điểm đến du lịch hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước.


Từ ngã ba Duồng (Chí Công), dọc theo con đường ven biển Chí Công - Bình Thạnh chừng 3 km là đến làng chài Gành Son. Đứng trên đồi đất sét màu son đỏ cao chừng 30 m hướng tầm mắt ra biển, làng chài Gành Son hiện lên như tranh vẽ. Với mũi đất vươn mình ra biển Gành Son như chiến hạm, biển xanh lục ôm lấy bãi cát trắng mịn màng uốn cong lưỡi liềm cùng những nóc nhà ngư phủ lô nhô sát biển và vô vàn những chiếc thúng chai... Vào buổi sáng tinh sương hay những buổi chiều êm ả, biển lặng, từ trên đồi, có thể nhìn thấy toàn cảnh sinh hoạt ấm cúng, nhộn nhịp của làng chài. Màu đỏ của đất, màu xanh của biển như hòa lẫn vào nhau tạo nên một sắc thái hài hòa vừa gần, vừa xa, vừa hư lại vừa thực...

Cột cờ Phú Quý: Nơi thu hút đông du khách đến đảo

“Check-in tại Cột cờ Phú Quý nhé” - đây là câu nói cửa miệng của du khách khi đến với huyện đảo tiền tiêu của Bình Thuận.

Cột cờ Phú Quý có tên đầy đủ là Cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại đảo Phú Quý, là 1 trong 7 cột cờ thuộc Dự án xây dựng cột cờ chủ quyền Tổ quốc tại các đảo tiền tiêu trải dọc đất nước do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chủ trì với sự phối hợp thực hiện của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). 6 đảo còn lại của dự án gồm đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn La (Quảng Bình), Cù Lao Xanh (Bình Định), Côn Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thổ Chu (Kiên Giang).


Từ Phan Lý xưa đến Phan Rí Cửa nay

Khi đi tìm tư liệu về tổ chức hành chánh đầu tiên của huyện Hàm Tân - La Gi qua chặng đường hình thành 100 năm, tôi lại phát hiện thêm một sự kiện có tính lịch sử khá thú vị là ngày 18/2/1916 “Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập thị xã Phan Rí (tỉnh Bình Thuận)”. Như vậy chỉ sau 18 năm, ngày thành lập thị xã Phan Thiết (1898) - thủ phủ của tỉnh Bình Thuận - lại cùng lúc với huyện Hàm Tân. Theo “Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 - 1918)” của Viện Sử học - 2003. Cũng cùng năm này, Toàn quyền Đông Dương quyết định chia tách và thành lập tỉnh Lâm Viên, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Từ đó tách hai địa lý Đà Lạt và Di Linh ra khỏi Bình Thuận. Sự kiện thành lập thị xã Phan Rí được coi là khá sớm, chỉ sau thị xã Phan Thiết để thấy vị trí của thị xã này quan trọng như thế nào trong sự phát triển ở vùng đất phía Bắc tỉnh Bình Thuận. 

Phan Rí Cửa về đêm. Ảnh minh họa 

Du Lịch Tuy Phong: “Đặc sản” ếch rừng

Phan Dũng gọi

“Phan Dũng mưa rồi anh ơi, lên đây đi!”. Một buổi tối, tôi nghe Mang Xích, Phó Chủ tịch UBND xã Phan Dũng (Tuy Phong) gọi. Tôi không lạ gì Phan Dũng, một xã vùng cao của Tuy Phong có đời sống khá phát triển, người dân biết thâm canh cây lúa nước, rất thành thục trong việc chăm sóc các giống cây trồng, nhưng rõ là nghe Mang Xích gọi, tôi trở nên khó ngủ. Chuyện khó ngủ của tôi là do trong lần gặp mới đây ở Phan Thiết, Mang Xích kể: “Bây giờ ở Phan Dũng không còn nhiều thú rừng để săn, mà có cũng không ai cho mình săn… nhưng có một thứ, người vùng xuôi như anh ít được ăn, nhưng vô cùng ngon. Đó là ếch rừng!”. Mang Xích nói rồi nhìn tôi mỉm cười, như ngầm xui tôi hãy lên Phan Dũng nhiều lần. Lần đó tôi nói: Trước mắt còn nhiều chuyện chưa đi được nhưng khi nào Phan Dũng mưa nhiều, Mang Xích hãy gọi. Và, hôm nay Mang Xích gọi.


Xem người Thái Nghệ An đan ép xôi

Trong quá trình lao động, người Thái đã tạo ra các vật dụng, dụng cụ thủ công bằng tre nứa mang dấu ấn bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình trong đó phải kể đến ép xôi.

Ông Vang Trần Nhị, trú tại bản Can, xã Tam Thái (Tương Dương) được người dân trong và bản biết đến là một người khéo tay, đan ép xôi đẹp. Ông cho biết:“ Vật liệu thường được dùng để đan ép xôi là loại cây cùng họ với cây luồng nhưng nó lại có ống dài hơn và chỉ to bằng cổ tay là hết cỡ, tiếng Thái gọi là mày quắn. Ngoài ra có thể đan bằng giang, tre và cũng có thể là nứa” Ảnh: Đình Tuân 

Nơi cả làng làm rượu cần

Phải mất thời gian ít nhất 3 tháng mới cho ra một chum rượu cần, từ khâu làm men rượu từ nhân trần, mía khỉ, lá mít…, tiếp đến là hông trấu nếp và ủ, vì vậy rượu cần Mậu Đức có vị thơm nồng rất riêng.

Bà Ngân Thị Thơm, người có gần 30 năm trong nghề làm rượu cần ở bản Chòm Muộng cho biết: Ở đây nhà nào cũng biết làm rượu cần, cũng nấu rượu cần để mỗi khi trong gia đình có việc, lễ thì có chum rượu mời khách. Nay được nhiều người biết và tìm đến mua, chị em đã thành lập tổ để làm rượu cần kiếm thêm thu nhập.

Theo bà Thơm, để làm được một chum rượu cần rất kỳ công, trước hết đó là khâu làm men. Để có được men rượu ngon phụ thuộc bí quyết tìm lá của mỗi người, theo đó không thể thiếu nhân trần, mía khỉ, là mít, mía ngọt, quế...


Phụ nữ bản Chòm Muộng làm rượu cần. Ảnh: Tường Vi