15 thg 5, 2017

Biến di tích 400 tuổi thành... 1 ngày tuổi!

Thành nhà Mạc (Tuyên Quang) đã trải qua 418 năm tồn tại, dẫu hoang phế song vẫn xứng đáng là một pho sử kỳ vĩ, một di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Thế rồi, thành Tuyên Quang được người ta lập dự án ngót chục tỉ đồng để “trùng tu tôn tạo”.

Đổi hơn 400 năm cổ lấy cái “lò gạch”
Gạch rêu ố, chỗ đỏ au, tường thành nứt toác, cây dại phong kín, những chùm thân rễ si cổ thụ uốn lượn như mãng xà. Người Tuyên Quang có phong trào chụp ảnh cưới bên trăm năm cổ thành, nhiều hoạ sĩ, nghệ sĩ đã đoạt nhiều giải thưởng qua các tác phẩm “sáng tác” bên vẻ đẹp bể dâu hiếm có đó. Nay, bỗng dưng, hai cái cổng cũ của thành Tuyên Quang bị “gọt bỏ rêu phong”, đắp điếm gạch mới và bêtông sắt thép vào, đỏ son, mới tinh. Nhiều người yêu lịch sử, văn hoá, kiến trúc bày tỏ quan điểm rõ ràng: Việc “khoác tấm áo mới” cho cổ thành hôm nay đã khiến toà thành từng là “pháo đài thép” bên bờ sông Lô kia đã... “thất thủ” vĩnh viễn. Nó thất thủ sau ngót nửa thiên niên kỷ trụ vững trước bao nhiêu là binh lửa, giặc giã, mưa dập gió vùi.

Thành nhà Mạc trước khi trùng tu

14 thg 5, 2017

Độc đáo nghề chăn ong "du mục" vùng núi cao

Chăn ong “du mục” đang trở thành một nghề độc đáo, lại hiệu quả kinh tế cho đồng bào vùng cao. Nhiều thợ nuôi ong chuyên nghiệp đã biết tận dụng nguồn mật tự nhiên để chăn ong.

Việc chăn ong “du mục” cũng đòi hỏi người nuôi ong phải có tay nghề và lòng kiên nhẫn, bởi thành quả nhận lại chính là sản phẩm thu được từ mật và phấn hoa.

Hiện nay, trên khắp các triền đồi của tỉnh Cao Bằng đâu đâu cũng có hoa rừng, các thùng ong của các thợ chăn ong lại được xếp theo từng hàng, rất thuận tiện cho đàn ong bay ra bay vào.

Khám phá nghề chăn ong "du mục"

Cứ vào mùa này, trên khắp các triền núi của tỉnh Cao Bằng, đâu đâu cũng có hoa rừng, báo hiệu cho một mùa mật ong lại về. Và đây cũng chính là thời điểm đàn ong phát triển nhất, chúng đua nhau bay đi tìm mật, tha phấn hoa về tổ.

Ở vùng cao, chăn ong “du mục” mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Độc đáo tục làm nhà cho người chết

Trong quan niệm của người Thái (huyện Mai Châu, Hòa Bình) thì người chết chỉ là chuyển từ thế giới bên này sang thế giới bên kia.

Vậy nên, người chết cũng phải được chia của cải, tiền bạc và dựng nhà để tiếp tục “sống”. Bao đời nay, nét văn hóa đặc biệt ấy của người Thái được duy trì như một thứ tài sản vô giá.

Cả làng ủng hộ vật chất và tinh thần cho gia đình người quá cố

Mỗi dân tộc, vùng miền lại có một quan niệm, nét văn hóa độc đáo riêng của mình. Đối với đồng bào dân tộc Thái, khi người ta chết đi tức là sẽ tiếp tục “sống” ở thế giới bên kia.

Khi đưa tiễn người mất về với “Mường trời”, việc quan trọng bậc nhất phải làm nhà mồ giống hệt như nhà khi còn sống. Với họ, dù chết đi thì vẫn phải được đối xử công bằng. Có làm như vậy mới thể hiện sự thành kính, người sống sẽ được phù hộ, gia đình làm ăn phát đạt.

Bí ẩn hàng trăm ngôi mộ cổ ở núi A Mang

Hàng trăm ngôi mộ cổ nằm lẩn khuất trong những lùm cây dại ở phía Nam triền núi A Mang thuộc địa phận thôn Quảng Đức, xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên.

Ngoại trừ một vài lần lãnh đạo Bảo tàng Phú Yên cử chuyên viên tiếp cận thực địa cách đây hơn chục năm, cho đến nay chưa có một cuộc khảo sát quy mô để kiểm đếm, thống kê chi tiết và đưa ra những luận cứ khoa học lịch sử minh chứng nguồn gốc, nên nhiều bí ẩn về những ngôi mộ cổ đó cần được các nhà khảo cổ, nghiên cứu văn hóa - lịch sử giải mã.

1. Sau nửa giờ thưởng thức vị đắng cà phê trong quán bình dân ở góc phố thị trấn Chí Thạnh, huyện Tuy An giữa buổi sáng tháng 5-2017, ông chủ quán đã chỉ dẫn tôi rời quốc lộ 1A đi về hướng Đông, non cây số là đến cầu Lò Gốm bắc qua cửa sông Hà Yến nối liền hữu ngạn hạ lưu sông Cái.

Phóng viên Chuyên đề CSTC dò tìm mộ cổ lẩn khuất bên trong những bụi cây dại trên triền núi A Mang.

Bí ẩn làng nghề "rèn dao bằng mắt" nơi miền sơn cước

Những ngôi nhà nằm sát dưới chân núi của xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) đều là các lò rèn. Hàng trăm năm nay, các ngôi nhà này đang giữ một bí kíp độc đáo về nghề rèn, hiếm nơi nào có được. Bởi các nghệ nhân phải luyện đôi mắt đến độ tinh thông mới cho ra được những sản phẩm bền, đẹp. Để khám phá kỹ thuật rèn dao, búa… của đồng bào dân tộc nơi đây, chúng tôi đã tìm gặp các cụ cao niên ở trong làng. 

Khám phá làng rèn Phúc Sen

Trong chuyến đi công tác về các huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, chúng tôi tình cờ được người dân giới thiệu về kỹ thuật rèn dao, búa… gia truyền của đồng bào dân tộc Nùng An.

Vượt chặng đường chừng 30km, theo quốc lộ 3 hướng đi cửa khẩu Tà Lùng, cuối cùng chúng tôi cũng tìm đến các làng rèn của xã Phúc Sen. Khi đến nơi, điều ngạc nhiên chính là những âm thanh dồn dập được phát ra từ các lò rèn. Để thỏa chí tò mò, chúng tôi đã tạt vào một lò rèn nằm ở ven đường tìm hiểu.

Khi hỏi chuyện chúng tôi mới biết lò rèn này là của gia đình ông Lương Văn Pờ (56 tuổi), vợ là bà Lương Thị Thìn (53 tuổi), đều là người Nùng An. Theo ông Pờ, làng Tình Đông có 21 hộ dân, chỉ có một hộ là không làm nghề rèn. Do người dân không có ruộng nên bà con chỉ dựa vào nghề rèn để mưu sinh.

Ông Lương Văn Pờ kể chuyện rèn dao, búa bằng mắt cùng phóng viên.

13 thg 5, 2017

Vượt nắng gió chinh phục đỉnh Chiêu Lầu Thi

Chúng tôi đến với Hà Giang vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5. Xách ba lô lên và đi, 2 người chúng tôi đã có được những trải nghiệm lần đầu đầy mới mẻ khi chinh phục đỉnh "9 tầng thang". 

Từ xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, bạn hãy hỏi đường để đến với huyện Hoàng Su Phì (cách Tân Quang 66 km). Đỉnh Chiêu Lầu Thi cao 2.402 m so với mực nước biển, thuộc dãy Tây Côn Lĩnh, là ngọn núi cao thứ hai của Hà Giang. 

Khách hái đào chín, dâu tây đỏ tại vườn ở Sa Pa

Sa Pa đang vào mùa đào và dâu tây chín mọng nên du khách có nhu cầu trải nghiệm tự hái tại vườn có thể xin phép người dân.

Mỗi dịp tháng 5, Sa Pa lại bước vào mùa thu hoạch đào. Dù loại quả này được bán khá phổ biến ở nhiều ngả đường dẫn vào trung tâm thị trấn, nhưng được tận tay hái trái tại vườn đem lại trải nghiệm thú vị hơn. 

Sức sống trên cao nguyên đá Tủa Chùa

Là huyện miền núi xa xôi, còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên, song nơi đây lại toát lên vẻ đẹp hút hồn, thể hiện được sức sống mãnh liệt.

Tùa Chùa cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 150km về phía Đông Bắc và nằm ở độ cao đến hơn 1.400 mét so với mực nước biển. Diện tích tự nhiên ở đây chủ yếu là đá vôi.

Cồng chiêng - thanh âm của đại ngàn

Sống giữa đại ngàn Tây Nguyên, đồng bào các dân tộc Ba Na, Ê Ðê, Cơ Tu, Mơ Nông, Gia Rai, Mạ... xem cồng chiêng là báu vật, là tiếng nói, là tâm tư, là tình cảm của mình, và cồng chiêng cũng là vật thiêng giúp con người giao tiếp với thần linh. Sau 12 năm được công nhận là Kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ngày càng thể hiện được giá trị của mình, trở thành “sứ giả” văn hóa kết nối du khách năm châu với vùng đất đỏ bazan đầy nắng và gió của đại ngàn Tây Nguyên huyền thoại. 

Theo tiếng gọi của đại ngàn


Tháng Ba mùa con ong đi lấy mật và cũng là mùa lễ hội của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Theo tiếng gọi của núi rừng, chúng tôi trở lại Tây Nguyên, trở lại thành phố Buôn Ma Thuột, đúng vào dịp nơi đây đang diễn ra Lễ hội cà phê và Liên hoan văn hoá cồng chiêng năm 2017.

Trong một bầu không khí lễ hội đậm đặc chất Tây Nguyên, những câu chuyện về chủ đề cà phê và cồng chiêng bỗng trở thành đề tài được bàn luận sôi nổi hơn cả.

Di tích khảo cổ chứa đựng bảo vật quốc gia

Là 1 trong 2 bảo vật quốc gia của Long An trong 79 bảo vật quốc gia trong cả nước cho đến thời điểm hiện nay, ít người biết rằng Bộ sưu tập hiện vật vàng thuộc nền văn hóa Óc Eo được khai quật tại một di tích khảo cổ nổi tiếng trên vùng đất Đức Hòa.

Đó là Khu di tích khảo cổ Bình Tả (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa), thuộc văn hóa Óc Eo, được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia tại Quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5-9-1989.

Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, do nhà khảo cổ học người Pháp - Henry Parmentier phát hiện vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía Tây Nam cụm di tích này là Gò Tháp Lấp. Năm 1987-1988, Sở Văn hóa-Thông tin Long An (nay là Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp Viện Khoa học Xã hội tại TP.HCM khai quật 3 di tích trong khu vực này là Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước.

Khung cửa đá-Di tích Gò Xoài