13 thg 6, 2016

Tôm sông Đà - ăn để nhớ Phiêng Lanh

Chỉ là một món ăn mới trên rừng, nhưng nó khiến người ta phải nhớ về sông Đà, về Quỳnh Nhai, về Phiêng Lanh, về một vùng lòng hồ thênh thang nơi dòng sông dừng lại. 

San tôm vào lồng trước khi lên xe về xuôi - Ảnh: Đức Hùng 

Khi Sông Đà dừng lại tạo thành một lòng hồ mênh mang bát ngát ở Quỳnh Nhai, thì người Thái lại bắt đầu lại công cuộc mưu sinh mới bên dòng sông Mẹ đã gắn bó với dòng tộc, làng xóm tự ngàn đời. Nhiều hộ gia đình di vén ngay hai bên bờ sông, nơi nhưng cái tên Chiềng Ơn, Mường Giàng đã dần đi vào quỹ đạo mới, bến thuyền Phiêng Lanh lại trở thành nơi tấp nập giao thương.

Cây cầu tình yêu lãng mạn bên sông Hàn

Cầu tình yêu bên sông Hàn (Đà Nẵng) là nơi mà nhiều đôi tình nhân có thể "khóa" tình yêu của mình để thể hiện sự vĩnh cửu, thủy chung.

Ngay từ khi mới khánh thành năm 2015, cầu tàu tình yêu đã thu hút nhiều du khách. 

Xao lòng nét đẹp bản Thái cổ Mường Đán

Mường Đán là tên gọi chung dành cho hai bản Na Sái và Hủa Mương (Xã Hạnh Dịch, Quế Phong). Bản cổ Mường Đán của đồng bào Thái ở mạn 'Chín bản mười mường' này còn lưu giữ được rất nhiều nét đặc sắc về văn hóa. Mường Đán còn là một trong số ít các bản làng ở miền Tây xứ Nghệ có những ngôi nhà sàn lợp bằng mái sa mu.

Nói đến những ngôi nhà lợp mái sa mu người ta vẫn thường chỉ nghĩ ngay rằng đến đồng bào dân tộc Mông sống cheo leo trên các đỉnh núi. Không nhiều người biết rằng có cộng đồng người Thái cũng có những mái nhà sa mu 

Khám phá 7 món ăn vặt vừa ngon vừa rẻ ở Đồng Nai

Được bày bán nhiều trên những vỉa hè, những món ăn hấp dẫn dưới đây sẽ khiến bạn ấm lòng trong một chiều lượn lờ phố thị. Nếu có dịp ghé thăm thành phố Biên Hòa, bạn đừng quên thưởng thức những món ngon này nhé.

1. Bánh mì xíu mại – ốp la

Bánh mì xíu mại - ốp la là món ăn thích hợp cho những buổi chiều mưa hay những sáng lạnh. Với viên xíu mại mềm mềm ăn cùng nước chấm nóng hổi, cộng thêm một cái trứng ốp la nữa sẽ giúp bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy năng lượng. 


Bạn đừng quên thưởng thức món bánh mì xíu mại - ốp la này tại đường Huỳnh Văn Lũy, gần sân vận động Biên Hòa. 

5 món ăn dân dã ở Bến Tre hấp dẫn du khách

Bến Tre không chỉ là vùng đất nổi tiếng bởi những cù lao đẹp và vườn dừa xanh mát rượi bên dòng sông Tiền thơ mộng, nơi đây còn được mệnh danh là vùng đất sản sinh ra những món ngon đậm chất miền tây Nam bộ. Những món ăn tuy dân dã nhưng có đầy sự phóng khoáng, tự nhiên như phản ánh đúng bản tính của người dân nơi đây.

1. Bánh canh bột xắt

Bánh canh bột xắt còn có tên gọi khác là bánh bột gạo. Cũng như bánh bột gạo ở những vùng miền khác, bánh canh bột xắt ở Bến Tre được làm từ nguyên liệu chính là gạo. Gạo vo sạch rồi đem ngâm mềm sau đó xay thành bột nước rồi cho vào túi vải để ráo nước. Tiếp đó sẽ bóp bột rồi rưới nước sôi lên để nhào thành thứ bột sú, rồi mới cán sợi, xắt thành từng miếng nhỏ, sợi nhỏ. Công đoạn này cần đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhanh nhẹn và đòi hỏi công phu nhất nên qua quá trình này ta có thể lí giải được tại sao bánh lại có tên là bánh canh bột xắt. 

Khám phá bên trong động Phong Nha Kẻ Bàng

Tại Phong Nha - Kẻ Bàng có khoảng 300 hang động lớn nhỏ được chia thành ba hệ thống chính: động Phong Nha, hang Vòm và hang Rục Mòn.

Phong Nha – Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite...

12 thg 6, 2016

Chộn rộn mùa lạch biển

Sáng chủ nhật còn nằm trên giường đã nghe chuông điện thoại reo: “Ba mình mới đi lặn được mấy con lạch biển. Tươi lắm, qua liền nghe”. Mới nghe tới lạch biển tôi đã ồ lên, không thể bỏ qua lời mời của bạn. 

Nhờ tài khéo léo của người phụ nữ miệt biển, lạch được chế biến thành nhiều món ngon bổ dưỡng - Ảnh: T.LY 

Quả thật kể từ ngày về sống nơi xứ biển, lần đầu tiên tôi được tận mắt nhìn thấy lạch biển còn tươi roi rói như thế.

Kiến trúc Pháp trong nhà thờ đá độc đáo xứ Đông Dương

Nhà thờ đá Bảo Nham (Yên Thành, Nghệ An) là công trình được người Pháp đánh giá là một trong những nhà thờ độc đáo nhất Đông Dương.

Theo các tài liệu còn lưu giữ được, vào khoảng những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 19 linh mục người Pháp có tên là Adolphe Klinglé – còn gọi là Cố Thông, đã đến đây truyền đạo và ông đã chọn vị trí “đắc địa” này để xây dựng nhà thờ. 

Lên Phong Phú ngắm hoa ngành ngạnh

Trước giờ đến Tuy Phong người ta chỉ chú ý đến Chùa Hang, bãi đá 7 màu, những bãi biển đẹp… nhưng ở Tuy Phong còn có những điểm du lịch trên rừng núi cũng tuyệt vời không kém như cung đường lên Phong Phú gần Phan Dũng.
Từ quốc lộ 1A rẽ vào tay trái nếu mọi người đi từ phía Nam ra (cách Phan Thiết khoảng 90 km) sẽ chạy qua những vườn nho, vườn táo của xã Phong Phú. Khoảng hơn chục km con đường trải nhựa khá dễ đi sẽ dẫn bạn lên đèo quanh co khi nhìn thấy bên phải là đập của Hồ Sông Lòng sông. Đi lên một đoạn ngắn giữa đèo nhìn bên tay phải là trời nước mênh mông, những khu rừng chồi xanh mơn mởn, ngay ven đường là những cây hoa ngành ngạnh khoe sắc hồng, trắng cả một vùng. Hoa nở từ khoảng cuối năm đến thời điểm này vẫn còn nhưng rộ nhất là vào dịp tết. Nhiều người ví hoa này nhìn xa giống như hoa Anh đào của Nhật. Người dân địa phương gọi hoa này bằng nhiều tên như: Đỏ ngọn, thành ngạnh, lành ngạnh, vàng la, cúc lương, hoàng ngưu trà… Ngắm những chùm hoa màu hồng phớt, màu trắng sữa, những tán lá màu đỏ dưới nắng khiến ai cũng phải trầm trồ. Cũng đoạn đường đèo đó đi lên tầm 2km bên tay trái có một con suối với những tảng đá lô nhô, một bên là rừng xanh thẳm có thể nghỉ ngơi, vui chơi ở đó. Đoạn đường này thật lý tưởng cho các bạn trẻ muốn đi phượt…


Cá dỗi ở biển La Gi

Vùng biển thị xã La Gi không chỉ nổi tiếng với nhiều điểm du lịch và bãi tắm đẹp mà còn có nhiều loại hải sản đánh bắt ven bờ rất được du khách ưa chuộng, đặc biệt con cá dỗi. 


Cá dỗi mình thon dài, miệng nhọn giống như con cá kìm, phần lưng có màu xanh nước biển, bụng màu trắng, ít vảy. Cá to nhất chỉ bằng ngón chân cái, dài chừng 20 - 25 cm. Loại cá này ít bán ngoài chợ. Ngư dân đánh bắt xa khơi lâu lâu mới lưới được vài ký, chủ yếu để ăn trong gia đình và làm quà tặng. Tuy nhiên ở vùng biển La Gi loài cá này lại xuất hiện ven bờ với mật độ dày. Người dân La Gi dùng lưới, bơi thả để đánh cá. Anh Nguyễn Hữu Ngà, ngụ tại xã Tân An, mặc dù không phải là ngư dân sống gần biển, nhưng rất mê đánh lưới cá dỗi. Theo anh Ngà, cá dỗi khi đã xuất hiện dày, thả lưới cá dính gỡ không hết. Một buổi thả lưới vài chục ký là chuyện bình thường, nhiều lúc trúng cá được vài ba tạ.