31 thg 12, 2015

Mùa cao su thay lá

Khoảng cuối tháng 12 cho đến tháng 3, phương Nam lại có một mùa lá đỏ. Đó là mùa của những cánh rừng cao su đồng loạt thay lá.

Một cánh rừng cao su ở Dầu Tiếng mùa thay lá - Ảnh: Cao Cát 

Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Mỹ, Canada... nổi tiếng với những mùa lá đỏ. Hà Nội - thủ đô mến yêu của Việt Nam cũng có một mùa lá đỏ: "Mùa thu, cây cơm nguội vàng, cây bàng lá đỏ"... Phương Nam cũng có bàng, nhưng thỉnh thoảng mới có lá đỏ.

Nhưng vào mùa cuối đông đầu xuân, thường là vào khoảng cuối tháng 12 cho đến tháng 3, phương Nam vẫn có một mùa lá đỏ. Đó là mùa của những cánh rừng cao su đồng loạt thay lá.

Dân dã canh hến lông rau muống

Với người dân sống dọc nơi con sông Thu Bồn thì có lẽ không ai xa lạ gì con hến lông. Hến lông nhìn bề ngoài không bắt mắt, vỏ cứng, đen và dày nhưng lại là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, là vị thuốc quý của người dân quê, có thể chữa các bệnh phong khớp, nhức xương, nên các món từ hến lông không thể thiếu trong mâm cơm của nhiều gia đình xứ Quảng.

Rau muống trắng xứ Quảng mà trúng loại thả ở ao hồ, đem nấu canh cùng hến lông thì không gì bằng - Ảnh: Thanh Ly 

30 thg 12, 2015

Ngắm chiều tà trên Động Cát Vàng

Không chỉ là bức tường thành ngăn nạn cát bay, Động Cát Vàng ở Gio Linh, Quảng Trị còn là điểm đến của những ai yêu cảnh thiên nhiên hoang sơ.

Cách Quốc lộ 1A khoảng 10 km về phía Đông trên đoạn đường 75B xuôi về Cửa Việt, Động Cát Vàng hay còn mệnh danh là “Tiểu sa mạc” giữa xứ đồng bằng nằm ở Thôn Nhĩ Hạ, xã Gio Thành, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị là một trong những địa điểm dừng chân đẹp mắt cho những ai mê thiên nhiên hoang sơ.

Chiều xuống mênh mang ở Động Cát Vàng

Đình Võ Đắt

Khởi công xây dựng từ năm 2009 sau gần 4 năm xây dựng với kinh phí hơn 2,3 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp đợt đầu là 1,6 tỷ đồng, đình Võ Đắt đã được khánh thành vào cuối tháng 3 vừa qua.

Truyền thuyết Võ Đắt và ngôi đình nguyên thủy

Đình Võ Đắt xuất phát từ quê hương vùng đất Võ Đắt. Võ Đắt ngày xưa thuộc vùng đất của Đồng Nai thượng, dinh điền sứ Nguyễn Thông đã đến Bình Thuận khảo sát vùng đất Bình Thuận để trình cho vua Tự Đức năm 1877. Cụ Nguyễn Thông đã nói vùng đất Võ Đắt này rất màu mỡ và dân cư rất thuận tình.

Theo truyền thuyết, ngày xưa nơi đây là vùng đất của cụm người dân tộc ở dãy núi Trường Sơn, có một gia đình nhà kia sinh ra hai người con đặt tên là Võ Xu và Võ Đạt, ông Võ Đạt rất tốt bụng cứu bệnh cho nhân dân, xua đuổi thú rừng và giúp cho nhân dân cày cấy làm ăn, và sau đó không rõ ông mất lúc nào.

Thăng Hen quyến rũ

Không nổi tiếng như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, khu Pác Bó… nhưng hồ Thăng Hen lại có nét quyến rũ rất riêng, hớp hồn những ai đã từng tới Cao Bằng - mảnh đất cuối trời đông bắc của Tổ quốc. 

Cả vùng hồ hiện ra giữa lòng chảo thung lũng - Ảnh: Thu Hường 

Từ TP Cao Bằng, theo quốc lộ 3 về phía đông bắc khoảng 20km rồi rẽ vào tỉnh lộ 205 hơn 10km nữa là chúng ta sẽ tới được hồ Thăng Hen.

Nhớ món hến xào miền Trung ngày lạnh

Chuyến về thăm nhà ở Quảng Nam vào những ngày tiết trời lành lạnh, mưa rỉ rả. 

Đang ngồi hàn huyên với mẹ trước hiên nhà thì gặp bà Tám đang bưng cái thau hến xào đi bán quanh xóm, cái tiếng rao lanh lảnh, khét lẹt giọng Quảng: “Ai en hến xồ không”. Bà bán hàng di động quanh cái thôn nhà tôi cũng hơn 10 năm rồi, nhớ những ngày còn học cấp 3, vẫn hay ăn hến xào của bà. Gọi với lại: “Bà Tám ơi, bán con một chén hến”.

Ở Sài Gòn vẫn hay ăn món này nhưng toàn con hến bự, bằng đầu ngón tay út, hiếm lắm khi vào quán ăn đúng chất Quảng Nam mới ăn được loại hến nhỏ tí xíu mà thịt chắc, ngọt, thơm. 

Tôi vừa nhâm nhi mùi hến đậm đà, giòn tan lẫn trong miếng bánh tráng, hít hà vị cay xè của ớt, nghe đậm đà vị rau quế trắng chỉ có ở ngoài Quảng Nam quê tôi - Ảnh: Thanh Khang