3 thg 11, 2015

Thân thương chợ quê Nha Trang

Giữa sự sôi động và tấp nập của một thành phố du lịch như Nha Trang, vẫn tồn tại những chợ quê bình dị và thân thương, với nhiều món ngon đặc trưng nơi này. 


Chợ ở khu trung tâm thành phố thường đặt ở những nơi đông đúc với quy mô hàng hóa phong phú. Ngược lại thì chợ ở thôn quê chỉ gom nhỏ trong những thứ lượm lặt trong vườn, sẵn có trong nhà và mang dấu ấn riêng biệt của từng địa phương. 

Khi cuộc sống trở nên phát triển hơn, các cửa hàng tiện ích quy mô nhỏ, siêu thị, đại siêu thị mọc lên như nấm ở Nha Trang thì vẫn còn những góc chợ quê tuyệt đẹp: 

Thưởng thức nhum biển Nam Du

Con nhum (hay còn gọi là cầu gai, nhím biển) là sản vật biển quen thuộc đối với người dân hải đảo Nam Du. Trong chương trình các tour du lịch đến với Nam Du, bao giờ cũng có mục thưởng thức cháo nhum hay các món ngon khác được chế biến từ sinh vật tua tủa những gai, trông rất đáng sợ này.


Nhum Nam Du có nhiều loại: nhum sọ màu trắng hoặc vàng cam, gai ngắn, ít thịt; nhum bàn gai nhọn, dài như chông; nhum đen thịt nhiều, ngon và béo.

Ðể bắt được nhum không khó nhưng cần phải rất khéo léo: người ta lặn theo các gành đá, dùng móc sắt giật khẽ chúng, rồi nhặt bỏ vào bao.

Móng Cái - hấp lực của thành phố vùng biên

Từ lâu, Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã là cái tên nổi tiếng đối với du khách trong và ngoài nước bởi nó được biết đến như là một trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất khu vực Đông Bắc của Việt Nam. Nơi đây được ví như "thiên đường mua sắm” của Việt Nam với đầy đủ những nhịp sống năng động của một trong những thành phố thương mại trẻ nhất nước.

Thành phố Móng Cái cách thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) gần 200km về hướng Đông Bắc theo quốc lộ 18. Xưa kia, Móng Cái có tên gọi là Mang Nhai. Đây là một thành phố có vị trí địa lý thuận lợi, có vai trò chiến lược quan trọng về địa chính trị, kinh tế, quốc phòng - an ninh và đối ngoại với đầy đủ cửa khẩu quốc tế trên biển và trên bộ, kết nối Việt Nam với Trung Quốc và các nước khác trên thế giới.

Chính vì vậy, Móng Cái là khu thí điểm kinh tế sớm nhất của Việt Nam, bắt đầu từ năm 1996. Với lợi thế đường biên dài giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), nền kinh tế cửa khẩu của Móng Cái phát triển mạnh với việc ra đời hàng loạt trung tâm thương mại sầm uất, hệ thống nhà hàng, khách sạn từ bình dân cho đến 5 sao… Vì thế thật không quá lời khi du khách đã ví Móng Cái là “thiên đường mua sắm” của vùng Đông Bắc Việt Nam.

2 thg 11, 2015

Masjid là thánh đường Hồi giáo?

Ở các thánh đường Hồi giáo, ta thường gặp chữ Masjid. Như ở thánh đường Rahim, ngôi thánh đường xưa nhất Sài Gòn (và Việt Nam) tại đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa


Rẻ ngon bánh xèo thịt mỡ Ninh Hòa

Xa quê bao năm trở về, vẫn hàng bánh xèo ven đường với cái lò bằng đất nung, đốt than, có sáu khuôn sắt. Đúc càng lâu, khuôn cháy đen, bánh vàng óng ả. 

Nhiều người Sài Gòn vẫn hỏi, giờ cầm ngàn bạc ra chợ hổng biết mua gì. Có khi bị người ta chửi điên cũng không chừng. Họa hoằn có chỗ bán cho cục kẹo. Nhưng cũng với một ngàn ít ỏi đó, về Ninh Hòa, bạn có thể mua được cái bánh xèo đầy đủ hương vị làng quê. 

Mười lăm năm trước, lúc tôi rời nhà sang Mỹ, một ngàn ăn được ba cái bánh xèo; năm năm sau trở về, được hai cái bánh không; giờ thì một ngàn một cái. Ai muốn ăn ngon, thì thêm thịt thà, tôm mực, có giá gấp ba. Hoặc vào quán “sang” hơn, dĩa bánh sáu cái ê hề tôm mực cũng chỉ 40 ngàn, nhưng chất quê đã vơi đi một nửa. Mới hay, dường như sự trượt giá, khủng hoảng kinh tế, lạm phát ngoài kia không ảnh hưởng đến cuộc sống nơi này cho lắm. 

Chị chủ ngồi bên lò than nóng. Phía trước là cái bàn trải nhựa, để xoong mắm tôm, chén dĩa, đũa muỗng, thêm thẩu mắm ớt tỏi, hũ chao mắm nhỉ, đường và ớt sim giã nhuyễn cay mấy ông trời. Khách tự tay múc mắm, thêm ớt, hốt thêm dĩa rau rồi chống đũa chờ. 

Đà Lạt xưa gói trọn trong quán cà phê hơn 50 năm

Tồn tại hơn nửa thể kỷ qua, quán cà phê Tùng vẫn đơn sơ, mộc mạc với những chiếc bàn cũ kỹ, bức tranh bạc màu, miếng gỗ ốp tường và cả chiếc cửa ra vào lúc nào cũng mở hé đón ánh nắng ban mai.
Nằm lọt thỏm giữa trung tâm khu Hòa Bình, chính vị thế này giúp quán cà phê Tùng thu hút nhiều lượt khách ghé đến. Ít người biết đây là lại một trong những quán lâu đời nhất nhì đất Đà Lạt. Có người ghé đây để ngắm phố, ngắm người, có người đến để nghe vài cung tơ Pháp cũ của Sylvie Vartan, Christophe và cũng có người ngồi ở quán chỉ để tìm lại những hoài niệm về thành phố sương phủ quanh năm.

Chủ quán cà phê Tùng, được mọi người gọi một cách thân mật là “chú Tùng”, vốn là người Bắc di cư vào Đà Lạt. Tuy chú Tùng đã qua đời nhưng những người trong gia đình vẫn còn giữ truyền thống của một quán cà phê cổ. Đi qua bao thăng trầm suốt 50 năm qua, nơi này bây giờ đã trở thành một phần cuộc sống của người dân xứ mộng mơ, đồng thời cũng là một phần ký ức của người đi xa. 

Bàn ghế ở Tùng cũ kỹ, cầu thang sắt gỉ sét bám bụi thời gian. Nội thất bên trong đơn giản là những chiếc bàn thấp, hàng ghế nhỏ bọc nệm như kiểu cà phê cóc miền Bắc những thập niên trước để khách có thể ngồi san sát đối diện nhau cho ấm cúng. Ảnh: Phong Vinh