27 thg 10, 2015

Hồ Hòa Trung – thảo nguyên cỏ vàng của Đà Nẵng

Với không gian đẹp như một bức tranh thủy mặc, hồ Hòa Trung thích hợp với những du khách thích cắm trại hay đi thuyền độc mộc.

Đây là hồ nhân tạo, cung cấp nước sinh hoạt và trồng trọt cho người dân hai xã Hòa Liên và Hòa Sơn, quận Liên Chiểu. Hồ được bao quanh bởi những đảo nổi. Bạn nên chuẩn bị đồ ăn và nước uống đầy đủ cho việc cắm trại qua đêm bên hồ. 

26 thg 10, 2015

Hoa mua tím ngắt trời Tây Bắc

Mùa thu Tây Bắc có muôn vàn loài hoa khoe sắc, nở tràn khắp các thung lũng nương sâu. Nào mùa hoa cải, hoa dã quỳ, tam giác mạch,… nhưng có một loài hoa vừa thân quen mà cũng mới mẻ, chưa nhiều người nhắc đến nhiều trên các cung đường phượt. Đó là hoa mua tím với những cánh rừng, triền đồi bạt ngàn sắc tím, rung rinh trong nắng gió đèo thung.

Những triền đồi bạt ngàn sắc tím của mùa thu Tây Bắc 

Đi giữa mùa thu Tây Bắc, vượt đèo gió thung mây và thấy mình chìm trong sắc tím bung nở của những triền đồi hoa mua. Đó là một trải nghiệm ấn tượng và thi vị. Những bông hoa mua trải dài từ trên đồi cao xuống thung lũng, reo vui trong gió, tô điểm cho bức tranh núi đồi thêm phần lãng mạn.

Bữa cơm cá kình dân dã

Cá kình là loại cá nước lợ, sống ở cửa biển. Thịt cá vàng ươm, mềm mại, thơm ngậy, con to nhất chừng bằng ngón tay, gan cá kình bé tí nhưng rất béo, ruột cá kình hơi đắng nhưng lại là liều thuốc bổ giúp ngủ ngon.
Hầu hết người miệt biển đều phải thừa nhận rằng các món ăn được chế biến từ loại cá này đều rất “hao cơm”. 

Nếu có khách phương xa, bữa cơm người miệt biển sẽ không thiếu món cá kình kho. Ôi chao, cá kình mà kho già lửa với chuối chát thì quá tuyệt. Cả thịt cá, xương cá hòa quyện với vị ngọt bùi xen lẫn chút chan chát của chuối chát không thể lẫn đi đâu được. 

Cá kình nướng vàng ươm, lớp da cá bên ngoài thấm gia vị đậm đà, giòn giòn ôm lấy lớp thịt mềm và ngọt bên trong, mới nhìn thôi chưa ăn cũng đã thòm thèm - Ảnh: Thanh Ly 

Chè sắn dây xứ Quảng

Từ lâu, cây sắn dây đã gần gũi, gắn bó với người dân xứ Quảng. Ở vùng trung du nhà nào ít thì trồng trong một khoảnh vườn lớn, nhiều thì trồng trên nương, rẫy. 

Đến mùa thu hoạch sắn dây về, cả nhà cùng tham gia làm bột. Phải trải qua nhiều công đoạn tỉ mỉ mới có thứ bột sắn phơi khô trắng tinh, má tôi đem cất kỹ trong ghè kín để thi thoảng mang ra làm các món ngon đãi cả nhà. 

Những ngày nắng nóng, má tôi thường hòa nước sắn dây như một món giải khát. Những viên sắn dây được phơi già nắng nên chắc nịch, vón chặt lại nhưng đến khi gặp nước là nó tan chảy ra để tạo nên một thức uống tuyệt vời giúp hạ nhiệt cơ thể. 

Theo kinh nghiệm người quê tôi, chè sắn dây có tác dụng làm mát phía trong cơ thể, giảm những bệnh nóng âm ỉ trong xương, có tác dụng giải cảm giải mệt... - Ảnh: Thanh Ly 

Kiến trúc độc đáo của tháp cổ ở Tây Ninh

Giữa cái nắng gay gắt, khi đến tháp cổ Bình Thạnh, bạn sẽ cảm thấy một không gian yên bình với khung cảnh làng quê mộc mạc, trong lành.

Tháp cổ Bình Thạnh tọa lạc trên gò đất cao giữa một cánh đồng lúa tại xã Bình Thạnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Tháp xây bằng gạch nung thuộc nền văn hóa Óc Eo nổi bật giữa những hàng cây, xung quanh đường dẫn vào là cánh đồng lúa, một không gian yên tĩnh thanh bình. 

Hương đồng quê trong món cà ri ốc bươu

Sợi bún trắng ngần cùng với giá, rau sống ngập trong màu nước vàng sóng sánh, thưởng thức đến đâu bạn sẽ thấy vị béo ngon của nước cốt dừa, cà ri và vị giòn dai sần sật của thịt ốc lan tỏa nơi đầu lưỡi đến đó.

Nhắc tới cà ri, thực khách không thể quên các món ăn của Ấn Độ, Malaysia... Tuy nhiên, ở Việt Nam, đặc biệt là miền Tây sông nước, món ốc bươu cà ri không chỉ đem theo hương vị ẩm thực nước ngoài mà còn lưu giữ nét giản dị của đồng quê.

Ở miền Tây, ốc thường xuất hiện vào mùa mưa, khi nước trong đồng ngập xăm xắp mắt cá chân là lúc ốc bươu, ốc lác lại trồi đầu lên để thực hiện cuộc “di cư” bảo tồn nòi giống. Đây là thời điểm mà ốc được đánh giá là béo, ngọt và thơm ngon nhất. Việc bắt ốc không khó, chỉ cần bạn đem theo thùng hoặc giỏ và chộp chúng bằng tay. 

Ốc bươu có thể chế biến thành rất nhiều món quen thuộc, đơn giản và ngon miệng. Ảnh: ngonhanoi 

Mùa cỏ lau bên cây cầu trăm tuổi Long Biên

Tháng 10, cây cầu lịch sử Long Biên, Hà Nội lại trở nên thơ mộng bên sắc hoa cỏ lau bạt ngàn hai bờ sông Hồng.

Những ngày này, có dịp đi qua cầu Long Biên ai cũng có thể bắt gặp khung cảnh đẹp mắt của bạt ngàn cỏ lau trắng, vàng hai bên bờ sông. 

'Biệt thự trắng' ở Vũng Tàu

Đến Vũng Tàu, du khách đừng bỏ qua khu di tích Bạch Dinh mang đậm nét kiến trúc Pháp nằm trên sườn núi thấp, nhìn ra biển.

Dẫn lên Bạch Dinh là con đường rợp bóng mát của những tán cây tếch cổ thụ. Vào các tháng 9, 10, khi đến đây bạn còn có thể được ngắm những bông hoa tếch từ trên cao. 

22 thg 10, 2015

Hoàng hậu, người đi về đâu?

Người ta vẫn thường nhắc đến Huyền Trân công chúa, người đã đem thân làm hoàng hậu Chiêm Thành để đổi lấy hai châu Ô, Lý, giúp mở mang bờ cõi về phương Nam. Ghi ơn Người, đời sau có đền thờ Huyền Trân công chúa ở một số nơi.

Ở phương Nam, người ta vẫn nhắc Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh như là người đặt nền móng cho vùng đất Nam bộ. Đền thờ Ông có ở khắp nơi.

Thế nhưng trước Nguyễn Hữu Cảnh 75 năm có một người khác có công đầu đưa lưu dân Việt vào khai phá vùng đất Chân Lạp, mà sau này là Nam bộ, tạo tiền đề cho gần 1 thế kỷ sau Lễ Thành hầu chính thức xác định chủ quyền nước Việt tại đây.


Núi Dinh ở Bà Rịa, tức núi Mô Xoài ngày xưa

​Có một mùa hoa cúc ở Đồng Văn

Trong khi các diễn đàn, mạng xã hội đang “sốt xình xịch” vì hoa tam giác mạch trên Đồng Văn thì nhiều “người tình” của cao nguyên đá lại đang nhớ một loài hoa khác. Tháng mười ở đây còn có một mùa hoa cúc. 

Có một mùa hoa cúc ở Đồng Văn - Ảnh: Thủy Trần 

Đồng bào trên cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) không trồng hoa cúc. Ấy thế mà cứ đến mùa thu tháng mười, khi bắp ngô được gùi về nhà bỏ lại trên đồng những đụn ra phơi khô lại là mùa hoa cúc dại cựa mình.