16 thg 4, 2015

5 lý do để bạn khám phá Hòn Sơn

Hòn Sơn - một đảo nhỏ khiêm tốn thuộc huyện Kiên Hải (Kiên Giang) có những điểm thu hút riêng mà bất cứ du khách nào đã một lần ghé qua đều muốn quay lại. Với tôi, có 5 lý do sau đây để bạn quyết định làm một chuyến khám phá Hòn Sơn.


Bãi biển tuyệt đẹp

Có nhiều bãi biển tuyệt đẹp ở Hòn Sơn như Bãi Giếng, Bãi Đá Chài, Bãi Bắc, Bãi Bộ… Tuy nhiên, Bãi Bàng với hàng dừa cong uốn lượn đầy lãng mạn ven triền cát là đẹp nhất. Ngoài ra, Bãi Đá Chài lại nổi bật bởi những hòn đá lớn chứa trên 100 người trên một mặt phẳng.

Bờ biển Hòn Sơn cong, bãi trải dài, nước trong vắt. Điểm đặc biệt ở đây là thay vì ngồi trên bờ ngắm biển, du khách có thể lội ra xa nhìn vào bờ. Một cảnh tượng hùng vĩ của dãy núi Ma Thiên Lãnh làm choáng ngợp bất cứ góc nhìn nào của du khách.

Ngóng ra trùng khơi

Ngư Lộc (trước đây còn gọi là làng Diêm Phố) là một xã ven biển thuộc huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hoá.

Khi thủy triều lên là lúc tàu cá sẽ vào bờ... 

Đến Ngư Lộc vào một ngày gió mùa giữa tháng tư đúng dịp lễ hội cầu ngư nổi tiếng của vùng đất này, sẽ thấy được sự chân chất của người dân, sự vất vả của họ "ngừng chèo là treo niêu". Tôi còn cảm nhận được rằng người dân Ngư Lộc sống không thể thiếu biển. Biển là nguồn sống, là niềm vui cũng như hạnh phúc của họ cho dù nó không ít lần gây tang thương mặn đắng.

Thăm Đại Lộc mùa dứa chín

Men theo Quốc lộ 14B qua huyện Đại Lộc (Quảng Nam) những ngày này, phượt thủ sẽ có dịp chiêm ngưỡng những rẫy dứa chín mọng và thưởng thức lát dứa vàng ươm, ngọt thanh.

Đại Lộc rộn ràng mùa dứa chín 

Có lẽ không nơi nào tại miền Trung, dứa được trồng nhiều trên các triền đồi như ở vùng Đại Lộc. Dứa được trồng khắp các rẫy ven đường, trồng sâu vào những ngọn núi phải mất hàng giờ đi bộ tại các xã như: Đại Hồng, Đại Lãnh, Đại Sơn, Đại Tân, Đại Chánh. Diện tích dứa tại Đại Lộc được thống kê lên đến khoảng 1.500 ha.

15 thg 4, 2015

Vũng Tàu, ngày không vội

Tôi nhiều lần ngần ngại đi du lịch ở Vũng Tàu, chỉ vì hơi ngán đông đúc, xô bồ và nạn 'chặt chém' du khách ở đây. Rồi tôi nghe một cô bạn sống nhiều năm tại thành phố biển này bảo hãy thử đến đây vào ngày thường, sẽ thấy một Vũng Tàu rất bình yên...

Bãi Sau của Vũng Tàu 

Vũng Tàu ngày thường chẳng hề có vẻ gì vội vã và sầm uất của một thành phố du lịch nổi tiếng. Dưới ánh nắng chan hòa, mặt biển lăn tăn gợn sóng. Bãi Sau chỉ có vài du khách lững thững đi dạo. Trước một khách sạn lớn, những chú đạp xích lô dựng xe hờ hững bên lề, rồi ngồi túm tụm dưới bóng cây, rì rầm trò chuyện.

Yên bình bản làng Pù Luông

Những bản làng nằm yên bình trong các thung lũng, bốn bề được bao bọc bởi rừng nguyên sinh xanh thẫm của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (nằm giữa hai huyện Bá Thước và Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) đang là điểm đến hấp dẫn đối với những du khách ưa khám phá, đặc biệt là những du khách ngoại quốc. 


“Hơn cả sự mong đợi”

Sau hơn một giờ đồng hồ chạy xe máy từ thị trấn Cành Nàng, H.Bá Thước, chúng tôi có mặt tại bản Hiêu (xã Cổ Lũng, H.Bá Thước), vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Trên con đường quanh co men dưới chân dãy Pù Luông, từng tốp khách du lịch người châu Âu đang trở về những căn nhà sàn trong bản sau một ngày đi bộ khám phá núi rừng.

Ra đảo Bé Lý Sơn bắt nhum sọ nấu cháo

Nếu hỏi tôi nhớ gì nhất sau chuyến đi An Bình (đảo Bé Lý Sơn, Quảng Ngãi), tôi sẽ chẳng ngại ngần mà trả lời ngay rằng có hai điều tôi nhớ nhất, đó là biển xanh, cát trắng và món cháo nhum.

Nhum tươi ngon mới bắt ở biển An Bình - Ảnh: Iris Trương 

Nhum (hay còn gọi là nhím biển, cầu gai) phân bố ở nhiều vùng biển nước ta và không phải là món ăn xa lạ, nhưng ra An Bình tự mình bắt nhum rồi nấu cháo để ăn đến no nê thỏa thích, sau khi đã vùng vẫy đến mệt lử trong biển xanh, cát trắng và sự hoang sơ đến ngây dại của nơi này thì không phải ở đâu cũng có thể có được.