19 thg 3, 2014

Đi tìm mùa Ning nơng

Khi lúa rẫy gặt xong về đậu trong chòi, khi tiếng sấm vang lên khai thông bầu trời, nắng bắt đầu vàng trên những đồi nương, lễ ăn cơm mới đã làm rồi mà mùa mới chưa tới, Tây nguyên tưng bừng mở hội, bắt đầu mùa đón năm mới, mùa ăn năm uống tháng.

Lễ hội đâm trâu được tái hiện trong một lễ hội ở Pleiku, Gia Lai - Ảnh: Trường Đăng

Khi nghe âm vang tiếng cồng chiêng vọng xuống từ những ngọn đồi, bay lên từ thung lũng, tiếng hú đập vào vách đá róc rách tiếng nước reo, tiếng cười ngây ngất xoay theo vòng xoang thâu đêm bên mái nhà rông... Tây nguyên đã vào mùa Ning nơng!

Mùa săn mây Y Tý

Đã nghe tiếng từ lâu và xem cả bộ ảnh khá ấn tượng về biển mây Y Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai), nhưng đến khi được đứng giữa đất trời Y Tý, giữa biển mây bồng bềnh như thực, như mơ ấy tôi như vẫn chưa tin vào sự thật... 

Trên biển mây 

Rời xa thành phố ồn ào và náo nhiệt, tôi cùng nhóm bạn khăn gói lên đường du xuân tận vùng Tây Bắc Tổ quốc. Sau khi vi vu khám phá khắp ngóc nghách thị trấn Sapa, chúng tôi tiếp tục lên đường "săn mây" Y Tý, khám phá biển mây huyền diệu mà tôi đã được chiêm ngưỡng trong bộ ảnh mà người bạn đã "chộp" được.

16 thg 3, 2014

Sài Gòn ốc

Là cư dân thành phố hay khách lạ đến Sài Gòn, bạn không thể bỏ qua món ăn hấp dẫn: ốc. Từ thực đơn bình dân đến cao cấp, nghêu sò ốc hến được xếp vào loại món ăn vặt, ăn chơi hoặc món nhậu đặc sản. Nhưng thế giới ốc cũng có một nhịp sống khác.

Vào Chợ Lớn tìm “chà thỏi”

Nói đến điểm tâm, người Sài Gòn nghĩ ngay đến những tiệm nước của người Hoa, tiếng Quảng Đông gọi là “chà thỏi”. Ngoài khu chợ cũ quận 1, nơi tập trung nhiều tiệm nước nhất chính là khu vực Chợ Lớn.
Theo dòng thời gian, điểm tâm Chợ Lớn liệu có còn hấp dẫn như xưa?

Một chà thỏi xưa ở Chợ Lớn thập niên 1960 - Ảnh: LIFE 

Một sáng chủ nhật cuối năm, theo chân cụ Từ gần 80 tuổi sống tại quận 11 đi “dẩm chà” (tức uống trà trong tiếng Quảng, nhưng còn có nghĩa là ăn điểm tâm) ở nhà hàng lẩu cá Thuận Kiều (190 Hồng Bàng, Q.5), chúng tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.

Không cần nhìn thực đơn, cụ vẫn có thể gọi ra những món ngon nhất ở đây, thậm chí còn khuyên chúng tôi đừng gọi trà Phổ Nhĩ bông cúc như nhiều người hay gọi, mà nên chọn Thiết Quan Âm vì đó là loại trà ngon nhất của quán. Hóa ra cụ có thói quen đi dẩm chà từ trẻ, mấy chục năm vẫn không thay đổi. Tiệm nào mới mở, quán nào đông khách cụ lại đến. Vì là khách quen của nhiều tiệm nước nên hồi xưa cụ được ưu ái cho tô đặc biệt.

15 thg 3, 2014

Thanh Thủy Chánh, vẻ đẹp của một làng quê xứ Huế

Nằm cách thành phố Huế khoảng tám cây số, làng Thanh Thủy Chánh gắn với hình ảnh cây cầu ngói Thanh Toàn đã được nhiều du khách biết tới qua tour đồng quê trong các kỳ festival náo nhiệt. Thế nhưng đến đây vào một ngày không lễ hội, làng vẫn cuốn hút chúng tôi bởi vẻ đẹp bình dị mà đặc trưng của thôn quê gần gũi đất kinh kỳ.

Cầu ngói Thanh Toàn, một kiến trúc đẹp giữa đồng quê

Theo con đường làng mới trải bê tông uốn lượn qua những khóm tre lâu năm, chúng tôi băng qua màu xanh mơn mởn của những cánh đồng gạo thơm, nếp thơm, đặc sản của vùng. Bao quanh làng Thanh Thủy Chánh còn có những làng trồng hoa, làng nghề đan nón lá, làng mộc…

Bãi Sao - "nàng Lọ Lem" của Phú Quốc

Từng nghe nhiều về bãi Sao ở Phú Quốc nhưng tôi vẫn không khỏi sửng sốt trước vẻ đẹp tuyệt vời của nơi được cho là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới này khi được dịp mục sở thị.

Hẳn không quá lời khi cho rằng bây giờ muốn tìm một khu resort đẹp, sang trọng không khó, nhưng chắc chắn không dễ tìm một bãi tắm đẹp nguyên sơ như bãi Sao. So với các bãi biển đẹp được tôn tạo bởi các nhà kinh doanh du lịch, bãi Sao vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ chưa bị tác động nhiều bởi bàn tay con người. 

Một góc bãi Sao 

Hấp dẫn Cù Lao Chàm

Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm (tỉnh Quảng Nam) không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ mà còn là nơi được giới khoa học quan tâm đặc biệt, bởi nơi đây có những loài san hô lần đầu tiên được tìm thấy ở Việt Nam. Việc nuôi trồng và phục hồi thành công những rạn san hô ở đây cũng mở ra hướng nghiên cứu mới cho việc phục hồi các rạn san hô đã bị xâm hại trên các vùng biển Việt Nam.

Ấn tượng đảo xanh

Cách Di sản thế giới đô thị cổ Hội An chưa đầy 20 hải lý, nhưng trước đây, Cù Lao Chàm vẫn khá hoang sơ. Năm 2009, khi được UNESSCO công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, Cù Lao Chàm nhanh chóng trở thành một địa danh du lịch biển nổi tiếng của miền Trung và được giới khoa học quan tâm.

Mùa hè năm 2010, chúng tôi theo một đoàn du khách Nhật Bản tham gia cuộc thi bơi vượt biển từ đảo Cù Lao Chàm vào Cửa Đại nên có dịp được biết đến vẻ đẹp đầy ấn tượng của hòn đảo hoang sơ này. Lúc bấy giờ, ông Lê Vĩnh Thuận, Trưởng phòng truyền thông của Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm cho biết, Tp. Hội An và Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm đã có kế hoạch xây dựng Cù Lao Chàm thành một địa điểm du lịch biển lý tưởng nằm trong tam giác du lịch nổi tiếng của xứ Quảng cùng với Thánh địa Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An. Vì thế, chính quyền địa phương mở các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch như nấu ăn, làm dịch vụ lưu trú, đưa đón du khách bằng thuyền, hướng dẫn lặn biển… cho gần 3.000 người dân sinh sống trên đảo để làm kế sinh sống mới, thay cho nghề khai thác tài nguyên biển như trước đây.

12 thg 3, 2014

Lang thang tới rừng tràm Trà Sư

Rừng tràm Trà Sư nằm ở xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Đây là một dạng rừng ngập nước tiêu biểu của miền Tây Nam bộ. Hàng năm, vào mùa nước nổi (khoảng tháng 7 - tháng 10 âm lịch), đây là nơi thu hút rất nhiều khách tham quan.

Rất nhiều bài viết, hình ảnh về rừng tràm Trà Sư trên mạng, do đó ở đây không nhắc lại. Nếu thích, bạn có thể đọc bài Chơi rừng Trà Sư hoặc Rừng tràm Trà Sư, bữa tiệc màu xanh mùa nước nổi.

Ở đây tui muốn nêu vài suy nghĩ cá nhân của mình, so sánh giữa 2 rừng tràm: Trà Sư (Tịnh Biên, An Giang) và Gáo Giồng.(Cao Lãnh, Đồng Tháp).

Về cảnh quan:

Trà Sư ăn đứt Gáo Giồng về cảnh quan, với một thứ đặc sản không đụng hàng. Đó là lớp bèo xanh phủ trên mặt nước thành một tấm thảm xanh mượt mà, lung linh, mát rượi. Chim cò cũng nhiều hơn và rất dạn dĩ. Chèo xuồng giữa rừng tràm như lướt trên tấm thảm xanh, chim bay ríu rít trên đầu, và thỉnh thoảng có những chú chim đứng bên rừng, sát mái chèo ngó nghiêng du khách rất ấn tượng.

Lễ hội Đô thị Nước Mặn

Từ ngày 28/2 đến 3/3, tại Chùa Bà thôn An Hòa, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định) diễn ra lễ hội Đô thị Nước Mặn. Đây là một trong những lễ hội truyền thống có quy môn lớn, thu hút hàng ngàn người tham dự.

Lễ hội Đô thị Nước Mặn diễn ra cách đây hơn 4 thế kỷ, tổ chức tại Chùa Bà (còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu) – thờ người theo truyền thuyết có công cứu vớt tàu bè mắc cạn. Thuở trước, khi Cảng thị Nước Mặn còn phồn vin, ngày lễ chính là ngày để người dân xứ Nước Mặn tạ ơn những vị thần che chở cho họ cuộc sống yên bình. 

Cổng chào phía đầu thôn đón du khách thập phương về vui hội Đô thị Nước Mặn

Hồi sinh một làng nghề

Hơn 100 năm qua, làng nghề đan lát truyền thống Thái Mỹ (huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh) là nơi chuyên sản xuất các sản phẩm đan lát bằng mây, tre, trúc như bàn ghế, giỏ xách, nia, thúng… đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm mây tre đan cho thị trường trong và ngoài nước.

Theo nghệ nhân Cao Thị Cự (86 tuổi, ấp Bình Thượng 2), từ xa xưa làng nghề đã phân chia rạch ròi mỗi xóm sản xuất một sản phẩm chuyên biệt như thúng, nia, rổ, rá... Nghề đan lát vốn dĩ không khó nên từ già tới trẻ ở đất nghề Thái Mỹ ai cũng có thể làm được. Trong gia đình cụ Cự, từ con trai, con gái cho đến con dâu, con rể, cháu nội, cháu ngoại đều rất lành nghề.

Để có nguyên liệu sản xuất, người dân làng Thái Mỹ tận dụng chính những khoảnh đất trống quanh nhà, sau vườn, ngoài đồng để trồng tre, trúc. Khi cây trưởng thành, họ chặt về làm nguyên liệu đan với rất nhiều công đoạn khác nhau như cưa, róc tre thành từng phần nhỏ theo chiều dọc, rồi chẻ nan và đan. Sản phẩm hoàn thành được các thương lái trong vùng đến tận nhà thu gom, bán đi các địa phương lân cận. Theo thời gian, thị trường sản phẩm của làng nghề Thái Mỹ được mở rộng ra các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.