8 thg 2, 2014

Món Tết của người Sài Gòn

Những món ăn trong dịp Tết của người Sài Gòn gồm thịt kho hột vịt ăn kèm dưa giá, canh khổ qua hay củ kiệu ăn với với tôm khô. Và tất nhiên, không thể thiếu món bánh tét cùng các loại mứt đặc trưng ở xứ này.

Miếng thịt kho nước dừa cho vào miệng đã tan mềm, có vị mặn và ngòn ngọt này rất thích hợp với dưa giá muối chua cùng lá hẹ và cà rốt sau một đêm 

Người Sài Gòn không có khái niệm “cỗ tết” như người Hà Nội. Do vậy, vào dịp này, người ta thường làm những món ăn đơn giản hơn ngoài Bắc, để được lâu vì còn dành thời gian “chơi Tết”.

7 thg 2, 2014

Ngôi đền thờ Ông Bà Chủ Chợ

Tam quan của ngôi đền thờ Ông Bà Chủ Chợ. 

Có lẽ bạn sẽ ngạc nhiên vì sao ông bà chủ một cái chợ lại được lập đền thờ. Ấy vậy mà ở thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) có một ngôi đền như thế. Đó là đền thờ ông bà Đỗ Công Tường hay còn gọi ông bà chủ chợ Cao Lãnh. Ngôi đền rất cổ kính, trang nghiêm, nằm ngay khu trung tâm, trên đường Lê Lợi thuộc phường 2, thành phố Cao Lãnh.

Ông Đỗ Công Tường tục danh là Lãnh. Người sinh quán ở miền Trung đến lập nghiệp tại làng Mỹ Trà dưới triều Gia Long vào năm Đinh Sửu (1817). Với đức tính cần cù, chịu khó, ông bà đã khai khẩn đất hoang, trồng được một vườn quít khá lớn, cây trái sum suê.

Xe ngựa - dấu ấn văn hóa vùng Bảy Núi

Cũng như con trâu và chiếc xuồng với người đồng bằng sông nước, từ xa xưa, bà con người dân tộc vùng Bảy Núi - An Giang đã gắn bó với con bò và ngựa. Và không biết tự bao giờ, những chiếc xe ngựa đã trở thành hồn và sức sống của vùng đất này.

Những chiếc xe ngựa kiểu dáng thô sơ trên vùng Bảy Núi - Ảnh: H.Vũ

Bảy Núi - An Giang là một vùng bán sơn địa. Từ xa xưa, nơi đây toàn là rừng rậm âm u, núi rừng hiểm trở. Ngày nay, Bảy Núi gồm hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn đã trở thành đô thị miền núi văn minh và lịch sự và là điểm đến của nhiều tour du lịch sinh thái tuyệt vời nhờ có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, nhiều di tích lịch sử và một nền văn hóa đậm đà bản sắc dận tộc, nổi bật là lễ hội đua bò và hoạt động của loại hình xe ngựa trên vùng Bảy Núi.

Làm bánh nhúng ăn tết

Không biết bánh nhúng có tự bao giờ, xuất xứ từ đâu, nhưng đối với người dân miền sông nước Cửu Long, đây là loại bánh truyền thống không thể thiếu trong dịp giỗ chạp hay ngày tết.

Những chiếc bánh nhúng vàng ươm, giòn, ngọt thơm đầy hấp dẫn - Ảnh: T.Tâm

Không cầu kỳ hoa mỹ, đúng như tên gọi chân quê của người dân miền Tây, chỉ cần nhúng bột vào khuôn và cho vào chảo dầu đang sôi chín vàng là đã có được chiếc bánh mang tên bánh nhúng.

Làm bánh nhúng rất dễ dàng và nhanh gọn. Chỉ cần có các nguyên liệu giản đơn, dễ tìm như trứng gà, đường cát, bột mì, bột gạo, nước cốt dừa, mè rang và một ít muối là đủ. Nói thế nhưng để có chiếc bánh đẹp, giòn ngon, hợp khẩu vị cũng cần phải có những bí quyết riêng.

6 thg 2, 2014

Hoang dã lễ pơ thi miền biên viễn

Dưới những tán cây bằng lăng cổ thụ quanh nhà mồ, tiếng cồng chiêng trầm hùng ngân vang hòa lẫn tiếng khóc than ai oán, tiếng người í ới mời gọi nhau uống rượu cần, tiếng thở phì phò của trâu bò đang bị cột để chuẩn bị cho bữa tiệc lớn của buôn làng… 

Đó là khung cảnh đầy màu sắc, hoang dã trong ngày lễ pơ thi (lễ bỏ mả) của đồng bào Jrai ở làng Pi, xã Ia O, huyện biên giới Ia Grai (Gia Lai) mà tôi được chứng kiến. 

Người làng Pi cùng uống những ché rượu cần trong lễ pơ thi - Ảnh: Tiến Thành


Đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng

“Em muốn uống trà mật ong Quản Bạ, ăn bát phở gà Tráng Kìm, cà phê trên thảm cỏ xanh Yên Minh, ngắm hoa hồng Phó Bảng, ăn xôi gà trên dốc Sủng Là, tất bật với Đồng Văn…”, đọc Facebook của bạn ngày cuối năm, đêm tất niên trên đỉnh Mã Pì Lèng lại xốn xang trở về... 

Bạn đồng hành trên đỉnh Mã Pì Lèng - Ảnh: Đức Hùng

Đã bao nhiêu lần đi qua Mã Pì Lèng (Hà Giang), tôi không đếm nữa. Con đèo mà người bạn Tày so sánh độ hiểm nguy như "một con chuột béo chạy qua mũi một con mèo đói". Một hình ảnh so sánh khiến tôi bật cười, quên đi cái nôn nao trong dạ bởi sự xoắn xuýt của cung đường.

Lễ hội nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Lễ hội nàng Hai hay còn gọi là nàng Trăng là một trong những lễ hội dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng. Lễ hội diễn ra vào dịp đầu xuân, gắn với tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ, với ước mong về mùa màng tươi tốt, con người sinh sôi nảy nở. Hiện lễ hội này vẫn còn được lưu giữ nguyên vẹn tại xã Tiên Thành (huyện Phục Hòa) và xã Kim Đồng (huyện Thạch An).

Mới đây, trong khuôn khổ của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc – di sản văn hóa Việt Nam” diễn ra tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), lễ hội Nàng Hai của đồng bào dân tộc Tày ở Cao Bằng đã được tái hiện sinh động, thu hút đông đảo người xem.

Theo tín ngưỡng dân gian người Tày, trên cung Trăng có Mẹ Trăng và 12 nàng tiên là con các Mẹ Trăng, hàng năm chăm lo, bảo vệ mùa màng và cuộc sống cho dân chúng ở trần gian. Lễ hội Nàng Hai là cuộc hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian, giúp dân việc đồng áng, mùa màng bội thu, muôn nhà hạnh phúc.

Trai bản đưa lễ vật ra cúng tại miếu thổ công để mời Mẹ Trăng xuống trần cầu mùa, cầu phúc.

5 thg 2, 2014

Bánh tổ

Người dân Quảng Nam dù có tha phương sống ở bất cứ nơi đâu, đến ngày tết cổ truyền dân tộc vẫn không quên món bánh tổ.

Chưa có ai biết chính xác nguồn gốc của bánh tổ có từ đâu, người Quảng Nam thì bảo đây là loại bánh làm ra để cúng tổ tiên, ông bà trong ngày đầu năm mới nên gọi là bánh tổ. Cũng có truyền thuyết cho rằng bánh tổ do mẹ Âu Cơ làm ra phân phối cho đàn con thay lương khô mang theo để ăn khi lên rừng, xuống biển.

Bánh tổ xuất hiện ở Hội An (Quảng Nam) vào giữa thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17 cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ và nhanh chóng lan rộng trong cộng đồng người dân Quảng.


Những di tích cổ xưa ở Quảng Yên

Được bao bọc bởi Hải Phòng, Hạ Long, Uông Bí, thị xã Quảng Yên dường như có chút “lép vế” vì mọi sự chú ý của du khách đã bị hút về ba thành phố náo nhiệt kia. Thế nhưng nếu có một ngày thong thả ở đô thị hai trăm năm tuổi này, người ta sẽ tìm thấy những khoảnh khắc đẹp và thật yên bình.

Hai cây lim giếng Rừng, chứng tích còn lại của khu rừng cung cấp gỗ vót cọc cắm trên sông Bạch Đằng xưa

Hơn hai thế kỷ trước, trấn lỵ Quảng Yên bên dòng sông Chanh đã được nhà Nguyễn lập nên. Nền nông nghiệp trù phú và giao thương thuận lợi mang lại cho vùng đất này sự giàu có về cả di tích vật thể lẫn phi vật thể.

Đặc sắc lễ hội chùa Minh Khánh

Nằm ở trung tâm thị trấn Thanh Hà, chùa Minh Khánh là một trong những kiến trúc cổ đẹp nhất Hải Dương. Đặc biệt, công trình gần ngàn năm tuổi này gắn liền với những dấu ấn về vua Trần Nhân Tông, vị tổ thứ nhất của Thiền phái Trúc Lâm. Bảo vật quý nhất của chùa là chín hạt xá lợi, tương truyền là xá lợi của chính đức Phật hoàng.

Bước qua tam quan ba tầng mái độc đáo, du khách thấy mình tách biệt hẳn cuộc sống phố thị để bước vào một không gian cổ kính, thanh tịnh. Khuôn viên chùa khá rộng. Sân chùa có một con đường đá dài thẳng đến tiền đường và điện tổ, nơi có tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông được tạc khắc công phu. 

Chùa Minh Khánh có quy mô to lớn, gồm tam quan ba tầng, mái chồng diêm, tiền đường, tam bảo, điện Phật, nhà tổ, giải vũ, nhà tăng, nhà khách… tất cả là 84 gian trên mặt bằng 14 ngàn mét vuông.

Phía sau còn có hai dãy hành lang nối thẳng vào điện thờ Phật. Ngoài ra còn là các kiến trúc khác như nhà tăng, nhà khách, vườn hoa.

Tam quan chùa cổ kính