31 thg 10, 2013

Làng Nôm, vẻ đẹp xưa ở Hưng Yên

Nằm cách Hà Nội khoảng 30km về hướng Đông, làng Nôm - ngôi làng cổ thuộc huyện Văn Lâm, Hưng Yên đang được nhiều người yêu thích nét đẹp xưa tìm tới. Đường về làng, hai bên là những cánh đồng lúa xanh bát ngát yên bình.

Một cổng xây trăm năm tuổi

Bước qua cánh cổng làng cổ kính có từ hàng trăm năm nay, một không gian làng quê còn khá nguyên vẹn mở ra trước mắt mọi người. Nằm ở vị trí trung tâm làng có một hồ nước rộng và trong xanh.

Hai bên hồ là những cây cau thẳng tắp, những cây nhãn vàng ươm bởi những sợi tơ hồng quấn quýt. Đặc biệt quanh hồ còn có nhiều ngôi nhà cổ, nhiều nhà thờ dòng tộc có niên đại hơn trăm tuổi cũng long lanh in hình dưới hồ nước.

Phước Minh Cung ở Trà Vinh

Phước Minh Cung tọa lạc tại số 44 đường Điện Biên Phủ (thuộc phường 2, thành phố Trà Vinh), con đường chính lúc nào cũng nườm nượp xe cộ qua lại, nhưng chỉ cần bước vào bên trong chánh điện, du khách sẽ cảm nhận một không gian trầm lắng, u nhàn.

Bia di tích lịch sử cấp quốc gia

Phước Minh Cung là tên chữ còn tên dân gian thường gọi chùa Ông Quan Thánh vì thờ Quan Công.

Quan Công tên thật là Quan Vũ, tự Quan Vân Trường, thường được gọi là Quan Thánh Đế Quân, Quan Đế, Hán Vũ Đế, Xích Đế. Quan Công sinh năm 162 ở tỉnh Sơn Tây, Trung Hoa. Ông mất năm 219. Quan Công đã cùng với Lưu Bị và Trương Phi kết nghĩa anh em tại vườn đào. Quan Công là người hội đủ các đức tính trung dũng, nghĩa tình độ lượng và công minh chính trực, là nhân vật nổi tiếng thời Tam Quốc hậu Hán. Chính vì vậy mà khi ông qua đời người ta đã tôn thờ ông như một vị thánh.

Ổi Đông Dư ngọt ngon phù sa sông Hồng

Nói đến Bát Tràng, người ta thường nói đến thương hiệu gốm tồn tại từ bao đời nay, nhưng ít ai biết bên cạnh làng gốm truyền thống còn có thứ sản vật quý không đâu sánh bằng, đó là trái ổi Đông Dư.

Những trái ổi găng thơm ngon trong nắng - Ảnh: P.T.T.

Có dịp đi ven đê sông Hồng, bạn sẽ được chiêm ngưỡng sự xanh tốt của những cây ổi được trồng bằng đất phù sa sông Hồng. Ở trong làng nhà nào cũng có một vườn ổi, ít thì 5-10 cây, nhiều thì có tới vài chục cây.

Về Sóc Trăng ăn bánh nắn lá dừa nước

Cũng như những miền quê khác ở Tây Nam bộ, đất Sóc Trăng chằng chịt kênh rạch dọc ngang; ven bờ sông rạch, lá dừa nước mọc ken dày tạo nên một màu xanh ngút tầm mắt. Mọc chen trong các đám lá dừa nước ngoài các loại cây thân gỗ như bần, vẹt, quao, dái ngựa… còn có những loài dây leo như cóc kèn, dây choại… đặc biệt là dây mơ rừng.

Bánh nắn trên lá dừa nước. 

Có lẽ ngay từ những ngày đầu khai mở vùng đất mới, người miền quê đã biết tận dụng những thứ có sẵn để chế biến các món ăn chơi, vừa ngon miệng, vừa tăng thêm dư vị cho cuộc sống hàng ngày. Người ta đốn lá dừa nước, hái những lá mơ mọc hoang ấy về nhà để làm một thứ bánh đơn giản nhưng rất độc đáo, gọi là bánh nắn lá dừa nước.


Ngọt ngào hương kẹo Sìu Châu

Có một món quà quê mà khiến người ta phải thòm thèm mãi mỗi khi nhắc tới, thứ kẹo do chính những người dân Việt làm nên từ những nguyên liệu sẵn có của vùng châu thổ sông Hồng nhưng lại “khoác” một cái tên rất Hoa: kẹo Sìu Châu.

Nghe đến kẹo Sìu Châu, không ít người tưởng rằng đây là một sản phẩm do người Hoa Kiều làm ra. Điều này cũng xuất phát từ một lý do, đó là từ xa xưa, những người Hoa sống trên đất ta thường nổi tiếng vì làm ra nhiều món ăn ngon với những cái tên độc đáo.

Kẹo Sìu Châu vốn là đặc sản nổi tiếng của đất Thành Nam, là một thứ kẹo lạc, vừng hoặc kẹo lạc pha vừng. Cái tên kẹo Sìu Châu có từ rất lâu đời và gắn liền với một cửa hàng kẹo ngon có tiếng của Nam Định. Cửa hàng đó được đặt ở phía trước đền Triều Châu – một ngôi đền cổ của những người đồng hương thuộc huyện Triều Châu, tỉnh Phúc kiến, Trung Quốc sang sinh cơ lập nghiệp ở đất Sơn Nam hạ, ngay gần bến Ngự sông Vị Hoàng (con sông lấp rất nổi tiếng trong thơ Tú Xương khi xưa). Vì không có tên hiệu nên nhân dân quanh vùng thường gọi là hiệu kẹo ngon ở trước cửa đền Triều Châu, lâu dần người ta chọn cách gọi giản tiện hơn là kẹo Triều Châu, rồi kẹo Sìu và trở thành cái tên kẹo Sìu Châu như ngày nay.

Kẹo Sìu Châu 

Chuyện thú vị về kẹo Cu Đơ

Câu chuyện thú vị về sự tích kẹo Cu Đơ, một đặc sản của Hà Tĩnh, được tái hiện sinh động qua cuộc trò chuyện giữa PV báo Tiền Phong và ông Nguyễn Trường Phiệt (khối 3, phường Quang Trung, TP Vinh), người nói là một thành viên trong nhóm đặt tên cho kẹo lạc Cu Đơ cách đây hơn 60 năm.

Cu Đơ Hà Tĩnh chính hiệu được sản xuất tại lò kẹo phường Đại Nài

“Từ trước lại nay, có nhiều bài báo viết về xuất xứ kẹo Cu Đơ. Nhưng xem ra, tất cả đang ở dạng phỏng đoán, suy luận, chưa đúng sự thật!”, ông Nguyễn Trường Phiệt nói.


28 thg 10, 2013

Cay nồng món ốc Nam Giao

Nếu chỉ có một ngày ở Huế, có lẽ du khách sẽ phân vân khi nghĩ nên ăn gì? Không phải vì Huế có ít đồ ăn mà là vì nơi đây có quá nhiều thứ để lựa chọn. Bước ra phố, tạt vỉa hè, chui vào hẻm… đều gặp quán ăn. Tới Huế, dĩ nhiên không phải chỉ để ăn. Nhưng những ai chưa nếm thử ốc Huế có đủ các vị mặn, ngọt, chua, cay, nồng... cũng đáng tiếc như tới Hà Nội mà chưa ăn phở vậy.

Ốc bươu luộc. 

Hầu hết các món ăn ở Huế đều có vị cay. Nhưng cay đến... điếc tai mà vẫn mê thì phải nói đến ốc Nam Giao với bát nước chấm đỏ rực.


Những cây xoài ở chùa Đá Trắng

Nằm bên cạnh QL1A, chùa Đá Trắng (ở xã An Dân, H.Tuy An, Phú Yên) ngày nay vẫn còn lưu truyền nhiều câu chuyện vừa mang tính lịch sử, lại vừa nhuốm màu tâm linh.

Xung quanh chùa Đá Trắng là những cây xoài to lớn - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Năm 1797, hòa thượng Luật Truyền, một nhà sư theo dòng Lâm Tế thiền tông, đã khởi xướng xây dựng ngôi Bạch thạch Từ Quang tự trên núi Bạch Thạch. Đại đức Thích Chúc Thuận, người được trao nhiệm vụ trông coi ngôi cổ tự này, cho hay: “Do được xây trên gò đá trắng, nên dân trong vùng hay gọi là chùa Đá Trắng, dù rằng bây giờ tên chùa là Từ Quang - Đá Trắng. Năm 1997, chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia”.

Ông Núi linh thiêng

Dân gian lưu truyền rằng người sáng lập ra chùa Linh Phong tại núi Bà (ở thôn Phương Phi, xã Cát Tiến, H.Phù Cát, Bình Định) là ông Núi, một tu sĩ rất bí ẩn.

Tháp mộ ông Núi - Ảnh: Hoàng Trọng 

Bậc chân tu

Người dân Bình Định quen gọi chùa Linh Phong là chùa Ông Núi. Những dấu tích về ông Núi ngày nay chỉ còn lại ngôi mộ tháp và hang Tổ ở sau chùa Linh Phong. Hang Tổ nằm sát mép suối, đá tự nhiên che kín cả 3 mặt như một ngôi nhà. Tương truyền rằng đây chính là hang đá mà ngày xưa ông Núi từng ở, từng ngồi niệm kinh tụng Phật. Phật tử đã tạo dựng tượng ông Núi và các vị Phật để thờ tại chùa. Theo ông Võ Hợi (67 tuổi, ở thôn Phương Phi), người được giao việc trông coi hang Tổ, ông Núi rất hiển linh nên ngày nào cũng có người đến dâng hương, cầu xin sức khỏe, tài lộc, học hành... Hằng năm, vào ngày 25 và 26 tháng giêng âm lịch, chùa Linh Phong có lễ hội lớn, hàng ngàn du khách đến hang Tổ để cầu khấn.

26 thg 10, 2013

Khu lăng mộ bí ẩn

Khu di tích Gò Lăng (ở thôn Phú Lạc, xã Bình Thành, H.Tây Sơn, Bình Định) được các nhà nghiên cứu và người dân địa phương nghi ngờ là khu lăng mộ của nhà Tây Sơn.

Ông Mai Văn Châu bên lăng mộ ông Hồ Phi Tiễn đang bị hoang phế 

Lăng mộ 'ông nội vua nước Việt'

Đầu năm 2013, trong lần trở lại viếng lăng mộ ông Hồ Phi Tiễn (ở thôn Phú Lạc) - ông nội của 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (90 tuổi, ở TP.Quy Nhơn, Bình Định) đã bật khóc khi chứng kiến cảnh hoang phế. Theo cụ Liễn, dù đã được phát hiện hơn 20 năm qua, nhưng ngành văn hóa tỉnh Bình Định ngoài việc công nhận là di tích cấp tỉnh vào cuối năm 2012 vẫn chưa có động thái nào đáng kể trong việc trùng tu, bảo vệ ngôi mộ cổ này.