15 thg 10, 2013

Phở chua Cao Bằng níu kéo bước chân du khách

Hương vị thơm ngon của thịt ba chỉ rán và thịt vịt quay, vị chua ngọt của nước sốt và độ dai dẻo của bánh phở sẽ khiến thực khách nhớ mãi không thể quên.

Phở chua là đặc sản của vùng đất Cao Bằng, góp phần làm phong phú cho nét văn hóa ẩm thực của các tỉnh miền núi phía Bắc. Phở chua với nhiều gia vị, thành phần như thịt ba chỉ rán giòn màu vàng sậm đẹp mắt, khoai tầu (củ to, bở và ngọt chỉ có ở tỉnh Bắc Cạn và Cao Bằng) được cắt sợi chiên giòn, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn được làm sạch sau đó luộc qua rồi mới đem rán, thịt vịt quay béo tròn, trong bụng tẩm ướp các loại gia vị và đặc biệt không thể thiếu hương vị của lá móc mật. Bánh phở Cao Bằng thơm, dai, khó lẫn với những địa phương khác vì được làm từ gạo Cao Bằng ngọt mà dẻo. Ngoài các nguyên liệu trên, phở chua còn ăn kèm với đậu phộng, rau thơm, húng, mùi, dưa chuột cắt mỏng. 

Đến Cao Bằng thì không thể bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món phở chua trứ danh. Ảnh: cinet.gov.vn 

14 thg 10, 2013

Vũng Chùa - đảo Yến, một vùng non nước thiêng liêng

Sau khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp chọn vũng Chùa - đảo Yến (Quảng Trạch, Quảng Bình) làm nơi an nghỉ cuối cùng, vùng biển này trở thành một địa danh thu hút sự quan tâm của hàng triệu người dân VN, dự báo sẽ là một điểm đến mới của du khách trong và ngoài nước trên đường thiên lý xuyên Việt.

Núi Thọ - nơi an nghỉ của Đại tướng được bao bọc bởi mũi Rồng nên kín gió, yên bình - Ảnh: Hữu Khá

Vũng Chùa - đảo Yến nằm dưới chân dãy Hoành Sơn, cách đèo Ngang khoảng 10km về hướng đông nam. Từ trên đỉnh Thọ Sơn phóng tầm mắt về hướng biển là khung cảnh non nước hữu tình, biển nước mây trời bình yên và khoáng đạt. Vũng Chùa được bao bọc bởi ba đảo là Hòn La, Hòn Gió và Hòn Nồm (đảo Yến) nên nơi đây rất kín gió. Những ngày gió bão tàu thuyền thường về đây trú ẩn.

Núi Đôi ở Quản Bạ - Hà Giang

Vùng Tam Sơn, Quản Bạ thuộc tỉnh Hà Giang - một tỉnh nằm ở cực Bắc Việt Nam - có một toà thiên nhiên tròn trịa, đầy quyến rũ trông giống như bộ ngực căng tròn của nàng tiên gọi là Núi Đôi.

Vùng Tam Sơn nhấp nhô núi đồi trùng điệp. 

Từ Hà Giang chúng tôi đi thêm 46km về phía bắc, vượt qua dốc Bắc Sum cao tận mây để đến với cổng trời Quản Bạ. Quản Bạ là một huyện nằm ở cửa ngõ phía tây nam của công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn.


Ngọt ngon và kỳ thú cá leo

Mùa nước tràn đồng cũng là mùa giao phối, cá leo lại "leo" lên ruộng lúa tìm nơi lý tưởng để “làm tình”. Đây cũng là thời điểm thích hợp để bà con ngư dân chuẩn bị đồ nghề "rượt cá leo".

Cá leo vừa mới dỡ chà - Ảnh: H.Vũ

Thích sống dọc theo bờ sông và kênh rạch và đến mùa nước lên, khoảng từ tháng 6 đến tháng 9 âm lịch, cá leo lại "leo" lên ruộng lúa tìm nơi lý tưởng để giao phối.

Đó là lúc nước vừa tràn đồng, mưa rơi lất phất, đăc biệt vào những đêm trăng thượng tuần, con đực con cái từ các sông ngòi, kinh rạch phóng lên mặt ruộng xâm xấp nước để đùa giỡn và làm nhiệm vụ truyền giống.

Câu chuyện về chiếc Chàng Chảy

Chàng Sơn nổi tiếng khắp xứ Đoài xưa bởi nghề mộc. Bàn tay tài hoa của người thợ còn lưu dấu trên một số công trình của Việt Nam.

Nguyên tên Nôm xưa của xã là làng Chàng, được cho là bắt nguồn từ tên một dụng cụ làm mộc cổ là đục Chàng Chảy. Về sau, làng được gọi theo âm Hán Việt là Chàng Thôn, rồi biến âm thành Chàng Sơn như ngày nay.

Đục Chàng Chảy (Nghĩa cổ của từ Chàng là "Đánh" - chỉ thao tác sử dụng của chiếc đục cổ này) đóng vai trò quan trọng với làng nghề Chàng Sơn xưa.

Anh Giang - người thợ trẻ của làng từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc và hiện là chủ doanh nghiệp gỗ cho biết: “Chàng Chảy là tên gọi cho chiếc đục gỗ có từ xưa, hình dạng khác với những chiếc chàng thông thường. Điều đáng nói là kỹ thuật đục gỗ gắn với chiếc chàng đặc biệt này. Có thể nói, chiếc chàng chảy là tập hợp tinh hoa của nghề mộc xưa. Ưu điểm của dụng cụ này là cho ra đường nét gọn, tinh tế và mềm mại nhưng mất nhiều thời gian và sử dụng khó, đòi hỏi phải có tay nghề cao. Để sử dụng thành thạo thường phải học và làm trong 3 năm”.

13 thg 10, 2013

Ngày Xuân, về ngàn Nưa huyền thoại

Về xứ Thanh ngày Xuân lại nhớ câu ca: “Ai qua Nông Cống tỉnh Thanh/Dừng chân nhớ Triệu Thị Trinh anh hùng”. 

Về Thanh Hóa những ngày đầu Xuân Qúy Tỵ này, du khách sẽ không thể bỏ qua cơ hội đến núi Nưa – theo truyền thuyết – là nơi bà Triệu (tức Triệu Thị Trinh, người nữ tướng trong câu ca mà dân gian truyền lại) tập trận khi xưa. Bà đã cùng với nghĩa quân lên đỉnh núi Nưa mài gươm, luyện võ, khởi nghĩa chống lại quân Ngô.

Núi Nưa nay thuộc 3 huyện Triệu Sơn, Nông Cống và Như Thanh. Đây là một dãy núi cao trùng điệp được bắt nguồn từ dải Trường Sơn, vươn về phía biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đất đai trên núi phì nhiêu, màu mỡ, cây cối tốt tươi, thảm thực vật phong phú; đặc biệt trong rừng có cây nứa tép mọc khắp nơi, được người dân địa phương dùng để đan lát các vật dụng gia đình, làm hàng rào… 

Trước đây, lên núi Nưa, người dân đi theo lối mòn của những người đi kiếm củi, kiếm nứa. Nay đã có con đường thênh thang men theo triền dốc núi đưa du khách thập phương lên vãn cảnh. 

Vẻ đẹp huyền ảo của “Tây Thiên đệ nhất động”

“Tây Thiên đệ nhất động” là mỹ danh được đặt cho Hang Dơi – hang động đẹp nhất của tỉnh Sơn La nói riêng và miền Tây Bắc nói chung.

Hang Dơi nằm trong dãy núi đá phía Đông Bắc, thị trấn Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La, kế bên trục quốc lộ 6. Đây là một danh lam thắng cảnh tự nhiên, di chỉ khảo cổ và cũng là di tích lịch sử kháng chiến có diện tích khoảng 6.915m2, được hình thành do quá trình xâm thực cách đây hàng ngàn năm. 

Tên Hang Dơi xuất phát từ việc nơi đây có rất nhiều dơi sinh sống, hiện nay dù không nhiều nhưng vẫn còn những đàn dơi trú ngụ. Ngoài ra, hang còn có tên khác do đồng bào người Thái gọi là hang Sa Lai (nghĩa là Hang Nước, do có nguồn nước ngầm trong lành từ trong dãy núi chảy quanh năm không bao giờ cạn)

Hang Dơi được thiên nhiên kiến tạo thành ba phần chính, được người dân nơi đây mô phỏng và ví như một con rồng với đầu rồng, thân rồng và đuôi rồng. Trong hang là những không gian kỳ diệu với vô số những điêu khắc tuyệt mỹ của của tạo hóa. Những khối nhũ đá đủ mọi hình dáng gợi nhiều sự liên tưởng đến những hình thù, sự vật và được người dân nơi đây gắn với nhiều câu chuyện truyền thuyết đầy tính nhân văn. Tại Hang Dơi, các nhà khảo cổ đã phát hiện được những di chỉ, tầng văn hoá dày 0,5m, với nhiều hiện vật minh chứng cho sự xuất hiện và cuộc sống của người Việt cổ cách đây hàng ngàn năm.

12 thg 10, 2013

Thiên nhiên đa sắc ở Vườn quốc gia Núi Chúa

Ở nước ta, có một vùng rừng núi đã gây kinh ngạc cho các nhà khoa học bởi một nửa diện tích rừng khô hạn không khác gì châu Phi, nửa còn lại là những cánh rừng mưa nhiệt đới xanh tươi với hàng trăm loài sinh vật sinh sống. Một lần đến thăm Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa ở Ninh Thuận, chúng tôi đã được hòa mình cùng với thiên nhiên hoang dã và học hỏi nhiều điều từ người dân Raglay hiền hòa, thân thiện.

Ban mai trên những cánh rừng

Nơi rừng gặp biển

11 thg 10, 2013

Người Mày ở Giăng Màn: Còn lại gì cổ tục xưa?

Người Mày trong hệ gia đình Rục, Mày, Sách, Mã Liềng, Khùa, Trì, Thổ thuộc dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Tộc người Mày chỉ nhỉn hơn một ngàn người dưới núi Giăng Màn, nhưng có cuộc sống uyển chuyển với tự nhiên, thông minh với thế giới hoang dã xung quanh và đặc biệt, họ chưa động chạm đến tư hữu và có nhiều cổ tục lạ lẫm, bí ẩn.

Chòi đẻ riêng cho phụ nữ người Mày

Với người Mày vùng Dân Hóa, Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình), lửa sinh ra nhịp điệu cuộc sống, ánh sáng của lửa xua tan bóng đêm để được ngồi bên già làng nghe kể các sự tích xưa. Vì thế, lửa được cúng tế như vị thần quan trọng trong căn nhà người Mày.


Người Mày ở Giăng Màn: Tộc người không tư hữu

Người Mày trong hệ gia đình Rục, Mày, Sách, Mã Liềng, Khùa, Trì, Thổ thuộc dân tộc Chứt ở Quảng Bình. Tộc người Mày chỉ nhỉnh hơn một ngàn người dưới núi Giăng Màn, nhưng có một cuộc sống uyển chuyển với tự nhiên, thông minh với thế giới hoang dã và đặc biệt, họ chưa động chạm đến tư hữu và có nhiều cổ tục lạ lẫm, bí ẩn.

Bản làng người Mày dưới ngọn núi Găng Màn hùng vĩ

Người Mày ở Minh Hóa, Quảng Bình có cố kết cộng đồng đặc sắc. Sang thế kỷ XXI, họ vẫn chưa chạm đến con đường tư hữu cá nhân một cách nhuần nhuyễn như người Khùa ở lưng chừng núi, hay người Sách phía dưới núi, hoặc người Kinh ở hạ nguồn. Họ vẫn giữ gìn bản sắc chia sẻ thức ăn vào mùa săn bắn và cho nhau lương thực một cách vui vẻ.