18 thg 10, 2013

Về Đông Hưng vinh danh người soạn thảo bia tại Văn Miếu

Tiến sỹ Bùi Sĩ Tiêm (1690-1733) là quan nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông đỗ Hoàng giáp khoa thi Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh năm thứ 11 thời Lê Dụ Tông, tức năm 1715. Ông được sinh ra tại làng Hào, xã Kinh Lũ, Tổng Bình Cách, huyện Đông Quan, nay là thôn Kinh Hào, xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.

Ngày 11/6/1715 (năm Vĩnh Thịnh 11) thi Đình, đỗ Đình Nguyên đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Đình Nguyên Hoàng Giáp). Khoa thi này có tới 3.500 sỹ tử, ông là một trong số 20 người được chọn vào sân rồng, đích thân nhà vua sát hạch kiểm tra và vua đã phê chuẩn ông đỗ: Đệ nhị giáp, Đệ nhất danh Tiến sĩ, chiếm bảng Khôi nguyên được khắc tên vào bia Tiến sĩ

Ngay sau khi thi đỗ, Bùi Sỹ Tiêm được bổ chức Hiệu lý làm quan tại triều. Vì tin cậy tài năng, đức hạnh và khẩu khí văn chương của Bùi Sỹ Tiêm, triều đình đã giao cho ông soạn bài văn bia Tiến sĩ khoa Ất Mùi ông vừa thi đỗ để dựng bia tại Văn Miếu. Đây có lẽ là một trường hợp độc đáo, một vinh hạnh hiếm thấy đối với một vị tân khoa. Bởi lẽ xưa người được giao trọng trách soạn bia Tiến sĩ phải là người có danh vọng, uy tín lớn trong giới học quan

Hoa gạo rực trời tháng Ba

Mùa hoa gạo gắn liền với tháng ba, cái màu hoa đỏ thắm rưng rức trong ký ức của những người con xa quê.

Hầu như làng quê Bắc Bộ nào cũng có một cây gạo đâu đó quanh làng, thường ở đầu làng hoặc chơ vơ giữa đồng. Hoa Gạo còn có những cái tên thật mỹ miều như hoa Pơ lang, hoa Mộc Miên cái tên chỉ thoáng nghe qua thôi cũng đủ để bạn tưởng tượng đến những áng văn thơ, những lời hát say đắm lòng người.

Với các cụ ta xưa thì hoa Gạo là tín hiệu để nhận biết sự giao mùa và chuyển đổi giống cây trồng cho phù hợp:

“Bao giờ đom đóm bay ra 
Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng” 

Người xưa có câu “hồn cây đa, ma cây gạo” chắc hẳn vì thế mà cây gạo hay được trồng ở đầu làng để vong hồn của ma đói chỉ quanh quẩn đầu làng. Vì thế cây gạo cũng hay gắn với cổng làng. Hoa gạo năm cánh đỏ tươi lúc hoa rơi cánh hoa xoay như chóng chóng nhìn thật đẹp. Có cây gạo nằm bên sông quê vào mùa hoa gạo rụng đỏ mặt sông nhìn thật nên thơ.


17 thg 10, 2013

Thơm nồng bánh canh hẹ Phú Yên

Vị thơm nồng của hẹ đem lại sự hấp dẫn riêng cho món bánh canh chả cá tưởng chừng rất quen thuộc của đất miền Trung.

Đây là món ăn rất phổ biến ở các tỉnh ven biển miền Trung từ Đà Nẵng kéo dài đến vùng đất nắng gió Ninh Thuận. Tùy vào từng địa phương mà món bánh canh được biến tấu với nhiều phiên bản khác nhau. Từ nguyên liệu làm sợi bánh canh như bánh canh bột gạo hay bánh canh bột lọc... Chả cá cũng được làm từ nhiều loại cá khác nhau như cá cờ, cá thu, cá mối, cá nhồng, cá chỉ vàng... Tất cả góp phần tạo nên những nét đặc trưng mang bản sắc riêng, đem lại hương vị thơm ngon cho thực khách.

Riêng với người Phú Yên, ngoài các nguyên liệu thường thấy như chả cá, sợi bánh... thì màu xanh mướt cùng vị thơm nồng của hẹ chính là điểm nhấn tạo nên sự hấp dẫn riêng đối với du khách khi thưởng thức món ăn bình dị này. 

Món ăn là một bức tranh ẩm thực đẹp mắt với màu xanh của hẹ, màu vàng của chả cá chiên, màu trắng của sợi bánh, của trứng cút... Ảnh: Tiêu Phong. 

'Vương quốc đỏ' ở Vĩnh Long

Dọc dòng sông Cổ Chiên ở Vĩnh Long là những lò gạch, gốm, trông xa như những lâu đài thu nhỏ rực đỏ dưới ánh mặt trời.

Dòng Cửu Long đỏ nặng phù sa, đổ về hạ lưu bằng hai nhánh sông Tiền, sông Hậu, hàng năm mang về cho bình nguyên Nam Bộ hàng triệu mét khối phù sa. Không chỉ bồi đắp cho những cánh đồng lúa bạt ngàn, những miệt vườn bốn mùa hoa trái, những hạt phù sa đỏ ối tụ lại Vĩnh Long còn góp phần hình thành ở đây những mỏ sét nguyên sinh quý giá. 

Sông Cổ Chiên nổi tiếng với làng nghề gạch, gốm. Ảnh: baoninhthuan 


Độc đáo chùa Ốc Cam Ranh

Chùa Ốc (còn gọi là chùa Từ Vân) tọa lạc ngay trung tâm thị xã Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang 60 km về hướng nam. Chùa được ví như một "thế giới biển" với chất liệu xây dựng chủ yếu là san hô, vỏ sò, vỏ ốc, vỏ trai, điệp…

Chùa Từ Vân được xây dựng vào năm 1968, mãi đến năm 1995 mới hoàn thành. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi chùa nhỏ bé, nằm giữa vùng đất trống trải và hoang vu. Trải qua nhiều năm, ngôi chùa được tôn tạo, xây dựng quy mô như ngày nay là nhờ nỗ lực của các nhà sư trụ trì.

Không hề có sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị chuyên dụng mà chỉ bằng đôi bàn tay tài hoa, sự cần cù, siêng năng và óc sáng tạo, các nhà sư đã biến những vỏ sò, mảnh ốc, vỏ điệp, đá san hô…thành một công trình xây dựng lạ mắt, kỳ ảo, hòa quyện với thiên nhiên trong không gian cổ kính rêu phong. 

Chùa Ốc 

16 thg 10, 2013

Trường Dục Thanh

Đa số các tour du lịch đến Phan Thiết đều có ghé thăm trường Dục Thanh, với lời giới thiệu: đây là nơi thầy giáo Nguyễn Tất Thành - tức chủ tịch Hồ Chí Minh thời trẻ - đã từng dạy học. Tôi cũng đã đến nơi này trong tình huống như thế, và đến rồi cứ băn khoăn mãi thôi.

Vì sao băn khoăn? Ta hãy tìm hiểu về trường Dục Thanh và thời gian Nguyễn Tất Thành ở đó nhé.


Cổng trường Dục Thanh. Ảnh: Wikipedia

Sàng Ma Sáo:Vùng đất trên lưng trời

Cứ đều đặn hằng năm khi tiết trời vào Hạ chớm Thu, chín ngọn thác hùng vĩ cao hàng trăm mét xuất hiện trên đỉnh Sàng Ma Sáo, đổ ào ạt vào dòng Nậm Pẻn. Đó là dấu hiệu mưa thuận gió hòa và bản làng trên non cao lại nhộn nhịp vào mùa vụ mới.


Sàng Ma Sáo là tên một dãy núi thuộc huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Trong tiếng Mông - có nghĩa là dãy núi Mào Gà. Và đây cũng là tên một bản người Mông nằm dưới chân núi. Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này một địa thế đẹp và hiểm trở với nhiều dãy núi cao bao bọc thung sâu, có suối Nậm Pẻn chảy ngang. 


Đẹp lạ lùng suối Yến mùa hoa súng

Những ngày đông giá rét suối Yến chùa Hương thật nên thơ với bạt ngàn hoa súng nở. 

Dòng suối xanh mướt làm nổi bật những bông súng tươi hồng.

Con thuyền đưa ta vào vãn cảnh chùa Hương lượn qua những bông hoa súng rực rỡ trông thật lãng mạn. Nếu có thời gian, bạn cứ thử một lần đến chùa Hương vào mùa đông lạnh để tự khám phá và cảm nhận những nét riêng này

Du khách vừa đi thuyền vừa thưởng ngoạn hoa súng 

Đò ngang phố Hội

Trong lịch sử, từ cuối thế kỷ 16 và trong suốt thế kỷ 17 - 18, Hội An (Quảng Nam) từng là một đô thị sầm uất, thương cảng tấp nập...

Không chỉ vậy, Hội An là điểm giao thương quốc tế quan trọng của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và Phương Tây, là điểm dừng của những tuyến hàng hải đi qua Biển Đông. Nơi đây đã ghi dấu ấn mạnh mẽ về sự giao lưu văn hoá, thương mại của nước Việt Nam thời phong kiến.

Từ thế kỷ 19, Hội An không còn là cảng thị quan trọng nữa. Một trong những nguyên nhân chính là sự bồi lấp của dòng sông Thu Bồn, khiến cho những tàu lớn không thể cập cảng.

Thương cảng sầm uất, nhộn nhịp xưa chỉ còn trong dĩ vãng, những rực rỡ vàng son chỉ là ký ức. Dòng sông Hoài (một nhánh của sông Thu Bồn) chảy bên phố cổ Hội An vẫn còn một bến đò ngang nhỏ bé. Bến đò này chỉ chạy một tuyến duy nhất từ phố cổ Hội An, từ đất liền ra với xã đảo Cẩm Kim (và chiều ngược lại). Cẩm Kim là cù lao lớn nhất trong hệ thống các cù lao ở hạ lưu sông Thu Bồn, nơi con sông chảy qua Cửa Đại và đổ ra biển.

15 thg 10, 2013

Về thăm làng Chùa - quê ngoại của Bác Hồ

Làng Kim Liên (Làng Sen) là quê nội của Bác Hồ nhưng làng Hoàng Trù, tức làng Chùa, quê ngoại mới là nơi Người chào đời.

Làng Hoàng Trù cách làng Kim Liên khoảng 2 km, cùng thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; cách thành phố Vinh đi theo khoảng 15 km về phía tây. Nơi đây có cụm di tích Hoàng Trù, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời. Đây cũng là nơi gắn liền với những năm tháng tuổi thơ của Bác, cùng câu chuyện cảm động về những bậc sinh thành. 

Cụm di tích Hoàng Trù bao gồm: Ngôi nhà của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép – ông bà ngoại của Bác Hồ; ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân; và ngôi nhà của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan – thân sinh Bác Hồ. Cụm di tích Hoàng Trù là một quần thể rộng 7 sào Trung Bộ (khoảng 
3.500m2), mang đậm dấu ấn làng quê Việt. 

Làng Chùa quê ngoại Bác Hồ - một không gian ngập tràn màu xanh cây cối, giản dị, bình yên