5 thg 4, 2013

Nhã Viên quán

Ở tỉnh Đồng Nai, có một khuôn viên rộng chừng 5.000 mét vuông nhưng là nơi hội tụ đầy đủ nét văn hóa đặc trưng của các vùng miền, từ phong cách nghệ thuật kiến trúc độc đáo đến những cảnh vật thiên nhiên thơ mộng, hữu tình nơi thôn dã... Đó là Nhã Viên quán, còn được ví như một công viên văn hóa, một bảo tàng văn hóa hay một resort thu nhỏ, tọa lạc ở khu phố 1, phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa.

Khuôn viên Nhã Viên quán được mở ra với chiếc cổng dựng theo kiểu Tam Quan cổ điển của xứ Huế, thực sự tương thích với ngôi nhà rường lớn, giữ vị thế kiến trúc chủ trong tổng thể Nhã Viên. Ngôi nhà có tên là Phú Xuân Đường với ý nghĩa không chỉ gửi gắm những ước vọng sinh sôi, nảy lộc của mùa xuân và sự thịnh vượng mà còn vì phong cách kiến trúc nhà rường đặc trưng xứ Huế, gợi nhớ về vùng đất cố đô văn vật. 

Nam Huyên Đường, ngôi nhà có kiến trúc mang phong cách Nam Bộ. 

4 thg 4, 2013

Văn hóa trầu cau

Trong đời sống tinh thần của người Việt, ăn trầu không đơn thuần là một thói quen, tập tục, mà còn là yếu tố cấu thành những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau như đồ sính lễ nhất thiết không thể thiếu trong cưới hỏi, lấy vợ lấy chồng, giao tiếp, ứng xử. 

Nếp cũ ngàn xưa

Ở Việt Nam, tương truyền, tục ăn trầu cau (tục ăn trầu) có từ thời Hùng Vương, gắn liền với truyền thuyết về “Sự tích trầu cau”, kể về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó vượt non, vượt suối tìm nhau và cùng hóa thành cây cau, dây trầu, tảng đá quấn quýt bên nhau. Trầu cau là đầu trò của giao tiếp, ứng xử, là sự khởi đầu, khơi mở tình cảm, giúp người với người trở nên gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Trầu cau là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống quan trọng như cưới hỏi, tế tự, tang ma, táng tục... Trầu cau là biểu tượng của tình yêu đôi lứa và tình nghĩa vợ chồng, anh em, gia đình, hạnh phúc.

Tục ăn trầu phổ biến ở mọi tầng lớp, từ dân gian tới cung đình, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống. Không chỉ với người Kinh, nhiều dân tộc ít người khác như Tày, Nùng, Dao, Thái, Mường, Sán Dìu... từ vùng núi phía Bắc đến các dân tộc sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn, Tây Nguyên như Khơ Me, Bru, Ê đê và người Chăm ở Nam Trung Bộ đều có tục ăn trầu. Ở mỗi dân tộc, tục ăn trầu có những nét tương đồng nhưng do môi trường sống và không gian văn hóa khác nhau mà có nét độc đáo riêng biệt. Người Mường, người Thái, người Ê đê dùng trầu đãi khách, người Tày, Nùng dùng trầu trong lễ “Buộc chỉ cổ tay cho cô dâu chú rể”.


Về Nhơn Hải xem hội cầu ngư

Cũng như nhiều vùng biển khác, ngư dân ở xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, Bình Định) tin vào sự linh thiêng của cá Ông và coi đây là vị thần giúp họ vượt qua những hiểm nguy trên biển. 

Vì thế, lễ hội cầu ngư ở lăng Ông Nam Hải (ngày 11 và 12-2 âm lịch hằng năm) gồm các nghi lễ chính như: lễ nghinh thần nhập điện; lễ tế xuân, tế thần, cầu quốc thái dân an, biển được mùa tôm cá; lễ ra quân đánh bắt hải sản…

Điểm nhấn trong lễ hội là chương trình chèo bả trạo và múa gươm hầu thần với bộ gươm gồm 32 chiếc. Đoàn múa gươm hầu vừa là những người bảo vệ và hộ tống, vừa là những người biểu diễn nghệ thuật cho Ông xem với nhiều động tác phong phú.

Chèo bả trạo là một loại hình diễn xướng nghệ thuật nhằm biểu dương công đức, tỏ lòng thương tiếc của ngư dân đối với cá Ông, đồng thời thể hiện nghị lực, ý chí của ngư dân trước cuộc sống đầy thách thức giữa biển cả và ước vọng về một cuộc sống an lành, no đủ. 


Rước Ông Nam Hải về lăng lúc 16g

Thơm ngon ốc đá

Ốc đá, cái tên nghe bình dị, thân thương nhưng gợi nhớ về những vùng quê thanh bình, thơ mộng, nơi có những khe suối nước trong vắt, róc rách chảy đêm ngày. 

Ốc đá được rửa sạch, chặt bỏ trôn ốc trước khi chế biến thành nhiều món ăn ngon, lạ miệng - Ảnh: K.Loan

Ốc đá sinh sống ở các khe, suối, nơi có dòng nước trong xanh, không bị ô nhiễm và có nhiều đá. Muốn bắt được ốc đá phải hiểu tập tính sinh sống và phải biết được nơi cư ngụ của ốc. 

Ban ngày ốc chui xuống phía dưới các tảng đá, dưới cát hay dưới các lớp lá cây bị mắc lại tại các hốc đá. Ban đêm ốc bò ra, bám thành từng bầy trên những phiến đá, đen tuyền, hiện rõ dưới dòng nước chảy hiền hòa, trong vắt của các con suối, khe nước.

Ốc đá vỏ cứng, màu đen, vị ngọt, béo, thơm nên rất được mọi người ưa chuộng bắt về nhà, chế biến thành nhiều món ăn ngon dân dã.

Ốc bắt về được ngâm với nước vo gạo khoảng sáu giờ để nhả hết chất bẩn. Chà rửa ốc thật sạch, chặt bỏ trôn (đuôi) ốc, rửa ốc một lần nữa, vớt ra rổ để ráo rồi chế biến thành nhiều món ăn thú vị.

Ốc đá um sả là món ăn ngon được nhiều người ưa thích. Ốc làm sạch, ướp muối, hạt nêm, nước mắm, mì chính, hành, tiêu, tỏi, ớt, sả băm hai mươi phút cho thấm gia vị. Phi thơm dầu phộng rồi cho ốc vào đảo đều, thêm vài củ sả đập giập rồi đậy vung lại. Để lửa nhỏ cho ốc chín từ từ.

Không cần thêm nước vì ốc sẽ tự tiết ra nước trong quá trình um. Khoảng ba mươi phút sau, bạn có được đĩa ốc um sả thơm ngon, tỏa khói nghi ngút để hút cùng bạn bè. Riêng phần nước um ốc có vị rất ngọt và béo, dùng bánh tráng nướng chấm nước này ăn ngon và lạ miệng vô cùng.

Với món cháo ốc đá, bạn vừa có ốc để hút vừa có cháo ăn no bụng. Ốc đá làm sạch, ướp muối, hạt nêm, mì chính, dầu phộng, hành, tiêu, tỏi cho thấm. Gạo vo sạch, thêm nước, nấu chín rồi đổ ốc vào. Nấu đến khi hạt gạo chín nhuyễn, ốc chín tiết vị ngọt ra nồi cháo, nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.

Múc cháo ra tô, thêm một ít tiêu bột, hành lá xắt nhỏ và lá chanh non thái chỉ lên trên tô cháo. Cháo ốc đá ăn nóng mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, béo, ngọt của thịt ốc và của món cháo dân dã này. Hương thơm thoang thoảng và tinh dầu của lá chanh non giúp món ăn thêm dậy mùi, ăn một lần rồi nhớ mãi.

Trong bữa cơm gia đình, ốc đá còn được dùng nấu canh với rau rừng. Nguyên liệu chỉ là một ít ốc đá um chín cho vào nấu canh cùng rau rừng như rau sấn, rau dớn hay hoa chuối rừng. Món canh dân dã, thanh mát, ngọt ngào giúp xua tan nắng nóng ngoài trời, mang lại cho người ăn cảm giác thú vị, thư thái và dễ chịu.

K.LOAN

--- Tổng hợp các thông tin về văn hóa và du lịch Việt Nam tại www.amazingvietnam.vn ---

Món ngon cá cơm mồm

Những ngày đầu tiên khăn gói về làm dâu xứ biển, tôi rất khâm phục tài nấu nướng của mẹ chồng. Món nào mẹ nấu cũng ngon, có mùi vị rất lạ, đặc biệt các món ăn từ cá biển và cá cơm mồm.

Những con cá cơm mồm còn tươi rói - Ảnh: T.Ly

Nhớ lần đầu tận mắt chứng kiến mẹ nấu canh cá cơm mồm - loại cá cơm lạ tôi chưa bao giờ được biết đến - với dưa hường tôi không khỏi ồ lên ngạc nhiên. Giở nắp nồi, khói bốc lên nghi ngút, bên những lát dưa hường xanh mơn mởn, những chú cá cơm mồm nhỏ trăng trắng, xinh xinh như đang ngụp lặn trong sóng sánh nước sôi trông rất vui mắt. Mùi thơm thoảng thoảng, nhẹ nhàng lan tỏa cả căn bếp nhỏ càng kích thích thêm khẩu vị. 


3 thg 4, 2013

Trao trảo chiên giòn

Trao trảo là một loài chim thuộc họ chào mào, còn có tên hoành hoạch (hay quành quạch). Trao trảo biết hót, nhưng tiếng hót không mấy thanh tao, sang trọng, đài các như các “nàng” sơn ca, hoàng oanh, họa mi... nên chúng chẳng mấy khi được người chơi chim cho ở trong “lầu son gác tía”, thi đấu tưng bừng như các nàng ca sĩ có “sao” vừa nêu.

Trao trảo chiên giòn. Ảnh: Phương Kiều 

Trao trảo là loài chim được người ta liệt vào loài “phá họai vườn cây ăn trái”, vì chúng rất thích ăn những trái chín treo lủng lẳng trên các cành cây đang trĩu quả, tỏa mùi thơm quyến rũ, như xoài, nhãn, sa-pô-chê, thanh long... Đặc biệt trao trảo rất thích ăn những trái lá cách chín tím bầm. Dù vậy, để săn bắt chúng, người ta không giăng lưới, móc câu hay một phương cách nào khác, ngoài việc dùng cái giọng hót đặc trưng của con trao trảo mồi để quyến dụ chúng. Nếu trúng, một bữa người ta có cả chục con trao trảo mê nghe “ca hát” mà sa vào chốn hiểm nguy.


Nhà thờ đá cổ ở Tam Đảo

Nhà thờ đá cổ kính thu hút du khách tham quan khi đến Tam Đảo. 

Khu du lịch Tam Đảo (thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi nầy có một ngôi nhà thờ bằng đá cổ.

Theo tư liệu, năm 1902, người Pháp khám phá ra thung lũng rộng 253 hecta, trên độ cao 900 mét, một ngày có bốn mùa xinh đẹp tuyệt vời ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) nầy. Họ nhanh chóng bắt tay biến Tam Đảo thành nơi nghỉ dưỡng lý tưởng bậc nhất Đông Dương, dành cho các quan chức của họ. Dưới bàn tay của phu phen người bản xứ, tù thường phạm, tù chính trị, qua sự cai quản của Pháp, dần dần Tam Đảo mọc lên 145 tòa biệt thự nguy nga, tráng lệ, sân thể thao, sàn nhảy, hồ bơi, nhà thờ, trên những con đường lượn qua các đồi dốc cao thấp thơ mộng. Đó là quyết tâm của người Pháp biến Tam Đảo mang vẻ đẹp phương Tây lãng mạn, là Đà Lạt xứ Bắc, một “Hòn ngọc Đông Dương”. Tuy nhiên, qua chiến tranh, những công trình thấm đẫm mồ hôi, máu và xác người bản xứ ấy nay đã tiêu vong, một số còn “xác”, chỉ riêng nhà thờ còn tồn tại. 


Nét xưa ở bán đảo Trà Cổ

Là bán đảo địa đầu của vùng biển Việt Nam, mảnh đất Trà Cổ hình lưỡi liềm ở tỉnh Quảng Ninh có chiều dài đến 17km. Trà Cổ có thể gọi là bán đảo, cũng có thể gọi là đảo bởi khi thủy triều lên, phần đất liền nối đảo với trung tâm thị xã Móng Cái bị chìm hẳn xuống nước.
Từ nhiều thế kỷ qua, nơi đây đã là chốn danh lam thắng cảnh thu hút khách phương xa. Với 17km đường bờ biển, Trà Cổ sở hữu một trong các bãi biển dài nhất Việt Nam.

Chạy dọc theo bờ cát trắng mịn màng và làn nước trong xanh là hàng thùy dương lao xao trong gió. Quanh bãi biển Trà Cổ có nhiều kiến trúc cổ xinh đẹp như nhà thờ, đền, đình Trà Cổ, chùa Xuân Lan…


Biển Trà Cổ

Thổ cẩm Chăm ở làng dệt Mỹ Nghiệp

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay ở làng Chăm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). Nét độc đáo của làng nghề cổ này chính là việc người dân dệt thổ cẩm theo phương pháp thủ công, lưu giữ dấu ấn văn hóa Chăm còn mãi với thời gian.

Nghề dệt thổ cẩm ở Mỹ Nghiệp có lịch sử lâu đời, do bà Ponưga, một nghệ nhân đã tạo ra những hoa văn rất đặc sắc trên nền vải, truyền lại cho đồng bào Chăm ở làng Ca Klaing, bây giờ là làng Mỹ Nghiệp. Hiện nay, từ sợi chỉ đến phẩm nhuộm sử dụng làm nguyên liệu cho nghề dệt thổ cẩm đều có trên thị trường đã giúp người thợ dệt Mỹ Nghiệp bớt phần vất vả bởi các công đoạn tách hạt lấy bông, cuộn, ngâm đập, nhuộm... Trước đây, để có màu đen làm nền, người dệt phải nhuộm tẩm thổ cẩm bằng lá chùm bầu, sau đó ngâm trong bùn non bảy ngày đêm liên tục. Muốn có màu đỏ thì phải đi tìm mủ cây cánh kiến ở rừng, còn màu xanh thì phải chọn lá, vỏ cây chàm... 

Dệt thổ cẩm là nghề truyền thống đã có từ hàng trăm năm nay ở làng Chăm Mỹ Nghiệp (thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận). 

Độc đáo cây bồ đề ở chùa Vĩnh Phúc

Chùa Vĩnh Phúc nằm bên dòng sông Đào thuộc địa phận xã Nam Xuân, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Xét về quy mô và kiến trúc, chùa Vĩnh Phúc chưa thật sự khang trang và bề thế nhưng điểm độc đáo của chùa là trong khuôn viên có cây bồ đề hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm tuổi. Cây bồ đề này có đường kính khoảng hơn 2 mét, tán cao khoảng hơn 30 mét. Toàn bộ rễ cây bồ đề ôm trọn lăng mộ được xây bằng gạch của vị Thiền sư Nguyễn Na.

Phía trước cây nhà chùa đặt bức tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đang tọa lạc trên đài sen. Bên cạnh là tấm bia giới thiệu về Thiền sư Nguyễn Na. Theo đó, Thiền sư Nguyễn Na mất ngày 06- 4 Âm lịch (không rõ năm nào). Sinh thời, ông rất thông minh và chăm chỉ đèn sách. Bị cha mẹ ép duyên, cuộc sống vợ chồng không hòa thuận, hạnh phúc, ông bỏ nhà đi học đạo, ăn chạy niệm Phật và trụ trì tại chùa Vĩnh Phúc. Về sau, do có nhiều công đức, Nguyễn Na được vua phong là Đại hòa thượng Thiền sư, pháp danh là Tâm Pháp Như Lai. Khi Thiền sư Nguyễn Na viên tịch, các đệ tử an táng ngài trong khuôn viên chùa Vĩnh Phúc, bên cạnh cây bồ đề. Theo thời gian, rễ cây phát triển và ôm trọn phần lăng mộ của vị Thiền sư.