7 thg 4, 2013

Đủ vị lạ với dông cát Phan Rang

Phan Rang không chỉ nổi tiếng với bãi biển đẹp và những khu resort nghỉ dưỡng cao cấp, mà còn thut hút khách du lịch bởi miền ẩm thực riêng như: mực nướng, cơm gà, nước mắm,…trong đó du khách không thể bỏ qua món ăn độc đáo được chế biến từ loài dông cát. 

Dông là loài bò sát, sống ở những vùng đất cát, nhất là ven biển. Có kích thước lớn hơn thằn lằn, chiều dài từ 20-30cm và vốn là một loài động vật hoang được con người đem về nuôi với quy mô ngày càng lớn. Từ những con dông “xấu xí”, người dân Phan Rang đã sáng tạo nên những món ăn hấp dẫn và lạ mắt. 

Dông cát


Đại đao 500 năm tuổi của Mạc Đăng Dung - đâu là sự thật?

Mỗi năm có hàng vạn người đổ về Khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc ở huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng, chiêm bái thanh đại đao nặng hơn 30kg, được cho là vũ khí xông trận của Mạc tổ Mạc Đăng Dung.

Tuy nhiên, không ít nhà nghiên cứu cổ vật, nghiên cứu lịch sử cho rằng chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định đây là thanh bảo đao của vua Mạc Đăng Dung, ngoài những câu chuyện truyền miệng của những người ít nhiều có liên quan đến dòng họ Mạc. 

Toàn cảnh khu tưởng niệm vương triều nhà Mạc 


6 thg 4, 2013

Thảm đỏ mốc biên cương

Anh Bùi Thế Hùng, Phó đồn trưởng quân sự Đồ Biên phòng Pa Vệ Sư, Lai Châu chân thành chia sẻ rằng, chinh phục Mốc 42 là hành trình rất khó khăn và nguy hiểm, nhất là với những người không quen đi rừng như chúng tôi.


Để đảm bảo an toàn, thuận lợi, anh quyết định lập tổ công tác hỗ trợ. Theo đó, anh Ly Xú Ly, người Hà Nhì, Đội trưởng Đội Phòng chống ma túy làm đội trưởng, anh Tòng Trung Kiên, người Thái, Phụ trách quân y của Đồn để phòng trường hợp trong đoàn có người bị thương, rắn, côn trùng cắn, chiến sĩ người Thái là Phùng Láo Lở và Vòng Văn Nguyện hỗ trợ mở đường, hậu cần cũng như xử lý các sự cố phát sinh trên đường và một dân quân người La Hủ vì nắm rõ địa hình ở vùng núi cao này.


Ly kỳ chuyện nữ doanh nhân Bổi Lạng

Nữ doanh nhân Bổi Lạng ở xã Bình Lãng (Tứ Kỳ) làm nghề xay giã, buôn bán thóc gạo và nổi tiếng giàu có thứ nhì cả nước thời Lê- Trịnh.

Bà còn được biết đến là nhà từ thiện lớn trong lịch sử phong kiến thời bấy giờ. 

Khu lăng mộ nữ doanh nhân, nhà từ thiện Bổi Lạng

Tên tuổi vào ca

Theo văn bia còn lưu lại thì bà Bổi Lạng sinh giữa thế kỷ XVII, tại làng Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ, phủ Hạ Hồng (nay là xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ). Thuở nhỏ bà có tên là Thuyết, khi trưởng thành đổi tên là Trị. Xuất thân trong gia đình nghèo khó, bố mất sớm, song bà rất chịu thương, chịu khó. Ngoài 20 tuổi, bà kết hôn với ông Sái Đắc Lộc, quê Hà Tĩnh. Vợ chồng tâm đầu ý hợp, chọn nghề xay giã, buôn bán lúa gạo để lập nghiệp nên được gọi là bà Bổi Lạng. Năm Quý Mùi (1703), thóc như ngọc quý, bà lấy của tích lũy được mua ruộng ở các nơi. Chẳng bao lâu bà trở thành người giàu có nhất vùng. Ruộng có nghìn mẫu, tiền có trên vạn xâu, thóc lúa, gia súc nhiều không đếm xuể. Bà lại là người nhân đức, có nhiều con nuôi, thấy nơi nào khó khăn cũng công đức. Bà bỏ tiền làm đường, cầu đá cho dân quanh vùng… Khi về già, bà cũng công đức rất nhiều ruộng đất cho các xã quanh vùng. Bà mất ngày 27-9-1721, năm Tân Sửu.


Ăn sam nhé, ở Hạ Long

Bạn bảo, một trong những thú vui đáng giá nhất ở Hạ Long là đi ăn hải sản. Cả ngày chỉ lên kế hoạch giới thiệu món gì lạ cho đám bạn ở xa về chơi cũng... đủ vui. 

Sam biển - Ảnh: Thủy OCG

Trở lại Hạ Long sau 5 năm, thành phố biển nửa như thân quen, nửa như xa lạ. Bây giờ không phải đi phà mà có cầu Bãi Cháy đẹp lung linh khi đêm về. Ghé chợ Hòn Gai vẫn thấy thơm lừng mùi chả mực, hải sản tươi ngon bày bán khắp nơi nhìn đã phát thèm. 


Cà phê trên đường phiêu du

Trong những hành trình rong ruổi, được uống ly cà phê ở lưng chừng đèo khi hoàng hôn xuống, bên bờ suối khi bình minh lên... thì thật không còn gì thú vị bằng. 

"Tiệc" cà phê trên đường đi - Ảnh: Thủy Trần

1. So với thưởng trà thì cà phê xem ra không phức tạp lắm. Đồ nghề đi kèm cũng không đòi hỏi phải chén tống, chén quân, khay đĩa lích kích lại dễ vỡ. Trong khi trà đòi hỏi một không gian tĩnh, một địa điểm tĩnh thì cà phê có phần linh động hơn nhiều. Có lẽ vì thế, cà phê trở thành món ngon khó bỏ của nhiều khách lữ hành trên đường phiêu du.

Ngày vui của người Khơ Mú

Khơ Mú là một trong những tộc người sinh sống lâu đời nhất ở vùng Tây Bắc. Do không có chữ viết nên tất cả những điệu múa, câu hát, những phong tục tập quán của người Khơ Mú truyền lại cho con cháu đều là truyền miệng. Tuy nhiên, người Khơ Mú lại được đánh giá là giữ được trọn vẹn nhất bản sắc dân tộc. 

Chiều ngày công tác thứ tư ở huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, anh Nguyễn Văn Quý - cán bộ văn phòng huyện nói với chúng tôi: “Sáng mai anh em mình vào bản người Khơ Mú nhé!. Anh để các em đợi vì phải vào đó đúng dịp ngày vui của họ thì mới thấy hết được đời sống tinh thần và văn hóa truyền thống của người Khơ Mú”. Vậy là dọc theo con đường lên Mù Cang Chải, cách trung tâm thị xã Nghĩa Lộ 6km, qua đồi Pú Lo, xã Loong Khoang 1, Loong Khoang 2, chúng tôi tới một quả đồi cao. Lấp ló đằng xa đã thấy những ngôi nhà sàn quây quần dưới thung lũng, được bao bọc bởi một màu xanh của thiên nhiên núi rừng. Đó chính là bản của người Khơ Mú, xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn.


Một ngày ở bản Hốc

Cảm nhận đầu tiên của du khách khi đến bản Hốc, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, là một không gian bình yên với tiếng suối chảy róc rách, những ngôi nhà sàn mái lá cùng các thiếu nữ Thái má ửng hồng trong trang phục truyền thống đầy màu sắc. 

Tôi vào bản Hốc đúng vào ngày trời nắng đẹp. Cái nắng thu vàng rực nhưng không hề chói chang. Một không khí trong lành, một cảm giác bình yên đến khác lạ trên con đường đất dẫn vào bản. Bản Hốc hiện ra với những ngôi nhà sàn mái lá mộc mạc, thấp thoáng đâu đó là vài căn nhà màu sơn tươi mới như nét chấm phá tô điểm thêm cho mảng màu trầm. Dưới vườn nhãn xanh tốt, ruộng ngô mơn mởn đang độ xuân thì là tiếng cười đùa vui vẻ của các thiếu nữ Thái má ửng hồng trong trang phục truyền thống đầy màu sắc. Các thiếu nữ Thái tay cuốc, vai gùi… khiến tôi như bị mê hoặc, đắm say bởi vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên như chính mảnh đất này. 

Một góc bản Hốc, xã Sơn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Nghề làm đàn ở quận 4

Ở quận 4, Tp. Hồ Chí Minh, nghề làm đàn guitar (còn gọi là Tây Ban Cầm) đã hình thành, phát triển từ hơn nửa thế kỷ trước. Trải qua biết bao đổi thay của lịch sử, đến hôm nay, cái nghề độc đáo này vẫn đang tiếp tục tồn tại với những người thợ tâm huyết, như một giá trị văn hóa truyền thống giữa nhịp sống của một thành phố hiện đại bậc nhất Việt Nam. 

Trong cuốn “Những làng nghề thủ công truyền thống ở Tp. Hồ Chí Minh”, ông Trần Văn Sô được coi là người đã khai sinh ra làng nghề làm đàn truyền thống của Tp.HCM. Ông Sô sinh năm 1928 ở Nam Định, sau di cư vào Sài Gòn làm nghề mộc ở khu vực Tôn Đản, quận 4. Khoảng năm 1950, ông chuyển hẳn sang nghề chế tạo đàn guitar, đào tạo nhiều thợ làm đàn lành nghề nên trở thành làng nghề. Lúc đầu, các cố đạo, lính viễn chinh Pháp thường mang những cây đàn bị hỏng đến cho thợ người Việt có nghề mộc sửa chữa. Đàn guitar thời gian này còn hiếm, chỉ có thể đặt mua từ nước ngoài chuyển về nên phải chịu giá rất đắt. Người chơi đàn muốn có một cây để dùng mà không mua đàn được đã phải tự mày mò học, mua đàn cũ, hỏng, rồi tháo từng bộ phận để tìm hiểu cho rõ ngọn ngành. Từ đây, họ tự học hỏi lẫn nhau rồi biết sản xuất và sửa chữa đàn. 

Làm cần đàn là một trong những công đoạn phức tạp cần độ chính xác cao.

5 thg 4, 2013

Phố Tây ở Sài thành

Êm dịu, sôi động, sang trọng, bình dân, rất gần gũi và thân quen với bất cứ ai lần đầu tìm đến - là những biểu hiện đặc trưng nhất khi nói về khu vực đường Phạm Ngũ Lão, Đề Thám, Bùi Viện… thuộc phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh - vốn từ lâu đã nổi tiếng với tên gọi “phố Tây”. 

Phố Tây lung linh trong ánh đèn màu rực rỡ, hàng quán tấp nập, mọi người đến với nhau không phân biệt quốc tịch, đẳng cấp, màu da, không khí cứ thế hòa quyện để tạo nên một điểm đến rất riêng nơi Sài thành hoa lệ. Nhịp sống ở đây chỉ thực sự bắt đầu vào lúc 5 giờ chiều, lý do chính là vì Việt Nam ngược múi giờ với hầu hết các nước phương Tây. Hơn nữa, vô hình chung tạo điều kiện cho các du khách Tây vui chơi thoải mái nhất trong không khí của Sài Gòn về đêm. Du khách đến Sài Gòn thường truyền nhau câu cửa miệng: “Sài Gòn sống về đêm!”. Đến phố Tây vào thời điểm đặc biệt này, chúng tôi cảm nhận rõ cái thời khắc dần chuyển giao giữa ngày và đêm cũng như nhịp sống của phố Tây. Từng tốp du khách Tây, áo pull, quần lửng, mang giày thể thao đi dạo trên các con đường Bùi Viện, Đề Thám… - là những dãy phố hẹp dài tít tắp - thoải mái ngắm các hàng quán dày đặc với đủ các mặt hàng từ vải lụa, đồ lưu niệm Việt Nam, giày dép cho đến tranh ảnh, ba lô, mũ nón… Những hình ảnh đó cùng với sự chật hẹp của các con đường thuộc phố Tây, đôi khi đông đúc quá còn phải chen nhau, dường như đã làm nên sự quyến rũ kỳ lạ đối với du khách.