29 thg 7, 2013

Thăm Bảo tàng dân tộc Đăk Lăk

Tọa lạc ngay trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, bao bọc bởi 3 con đường Lê Duẩn, Y Ngông và Lê Hồng Phong, trong khuôn viên rộng khoảng 7ha, với quần thể cây rừng nguyên sinh cổ thụ, Bảo tàng dân tộc Đăk Lăk là một trong những bảo tàng lớn, hiện đại của cả nước.

Bảo tàng dân tộc Dăk Lăk 

Ngược dòng lịch sử, trước kia, hiện vật ở Bảo tàng dân tộc Đăk Lăk (BT) được trưng bày trong một tòa nhà còn gọi là Biệt Điện. Đây vốn là Tòa nhà công sứ của chính phủ Pháp tại Tây Nguyên. Năm 1950 được giao lại cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, khi Buôn Ma Thuột được đặt trong vùng đất Tây Nguyên Hoàng Triều Cương Thổ. Năm 1940, tòa nhà được xây lại với kiến trúc nhà dài truyền thống của người dân tộc Ê Đê bản địa, mái ngói, sàn gỗ. Xung quanh có một rừng cổ thụ bao bọc, rất đa dạng về chủng loại. Sau năm 1975 toà nhà được dùng làm nhà khách tỉnh Đăk Lăk, sau chuyển đổi thành khu Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đăk Lăk. 

Sầu đâu ngọt

“Sầu đâu làm sao lại có vị ngọt được?” Chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ thốt lên câu hỏi ấy. Tôi cũng biết, sầu đâu không bao giờ ngọt, mà ngược lại, vị đắng mới là đặc trưng của loại cây này. Nhưng trong tôi, luôn có một vị sầu đâu ngọt đến tê lòng – vị ngọt của quê hương.

Sầu đâu là loại cây thân cao và thẳng, không kén đất, dễ trồng. Lá sầu đâu có màu xanh, vị đắng, hậu ngọt, tính mát, hoa thì ít đắng hơn và thơm. Hằng năm, vào khoảng tháng 10 đến tháng giêng âm lịch, cây sầu đâu bắt đầu thay lá, ra hoa. Người dân thường hái lá sầu đâu (đọt non lẫn nụ hoa) để ăn và bán. Sầu đâu trở thành một loại thức ăn quen thuộc của người An Giang từ bao đời nay. Dì Nguyễn Thị Hằng (54 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Tường 1, xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, một người gắn bó lâu năm với nghề mua bán sầu đâu) cho biết: “Với chúng tôi, sầu đâu là “của trời cho”, bởi nó nuôi sống biết bao thế hệ người dân rồi. Tôi còn nhớ, trước đây nhà nào có cây sầu đâu, họ chế biến thành món ăn để qua bữa. Khi lá ra nhiều, họ hái bán, kiếm thêm chút tiền mua thịt, cá, chứ chưa nghĩ đến việc kinh doanh. Còn tôi, không có điều kiện học hành, mười mấy tuổi tôi bắt đầu đem sầu đâu ra chợ bán, giúp đỡ gia đình. Mới bày hàng ra một lát, cả chục người xúm lại giành giật nhau mà mua! Những hôm bán hết sớm, hoặc không ra chợ, y như rằng hôm sau sẽ có người đến vừa mua vừa trách: “Sao hôm qua tui ra kiếm cô quá trời mà hổng thấy?”. Lúc đó, tôi nghĩ thầm trong bụng: “Trời ơi, lá gì mà đắng muốn chết, sao lại thích ăn?”. Khi lớn lên một chút, tôi mới hiểu được nguyên do. Ngoài làm món ăn, người ta còn xem đó là bài thuốc quý trị bệnh tiểu đường, đau nhức khớp, cao huyết áp, kể cả bệnh da liễu. Cũng vì vậy, chưa bao giờ sầu đâu đem ra chợ bán lại ế cả”.

Bất ngờ với núi lửa ở Pleiku

Đến các nước xung quanh như Indonesia hay Philippines, du khách Việt thường tròn mắt trước cách khai thác du lịch ở những vùng đất có núi lửa nơi xứ người. Vùng Tây nguyên, nhất là ở Pleiku, Gia Lai còn nhiều dấu tích núi lửa với cảnh đẹp tuyệt vời chưa được ngành du lịch để mắt đến.

Miệng núi lửa Chư Đăng Ya (đã tắt) nay là những ruộng trồng bắp, khoai, bí đỏ… - Ảnh: Tiến Thành

Khi hỏi có bao nhiêu núi lửa từng hoạt động ở Pleiku, người thì nói 10, kẻ nói 15. Chẳng biết con số chính thức là bao nhiêu, nhưng vài ngày “lội suối băng đèo” mới thấy thật sự tiếc cho cảnh đẹp nơi đây.

Cá chốt kho nghệ

Ở vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng ai cũng biết câu ca dao “Bạc Liêu nước chảy lờ đờ/ Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu” (Cũng có câu ca dao “Bạc Liêu là xứ cơ cầu/ Dưới sông cá chốt trên bờ Triều Châu”). Cá chốt có thể nấu canh chua, kho sả ớt, nhưng đặc sắc nhất có lẽ là món cá chốt kho nghệ.

Khi mưa xuống, cá chốt từ sông lên đồng đẻ trứng. Đến tháng 7, tháng 8 Âm lịch, nước ngập đồng bưng, cá chốt con nổi đầu, quơ râu hớp bọt như nước cơm sôi.

Sau rằm tháng 10 ta, gió chướng thổi mạnh và nước cũng bắt đầu rút. Trên những bờ bãi ven sông, ven ruộng hay dọc những bờ kinh lau sậy trổ cờ phơ phất; đó cũng là lúc cá chốt trên đồng rút xuống sông rạch.

Cá chốt vừa đánh bắt còn tươi rói


Xôi ống

Bến Tre là một tỉnh được hình thành bởi ba dãy cù lao nổi trên sông Tiền. Từ thuở xa xưa, mảnh đất này đã nổi tiếng là xứ dừa, là nguồn cung cấp cho thị trường trong nước nhiều sản vật từ cây dừa. Đến Bến Tre, du khách sẽ bắt gặp nhiều món ăn lạ lẫm, đầy bất ngờ nhưng quyến rũ khẩu vị, đặc biệt là những món ăn gắn liền với dừa; trong đó có xôi ống.

Chị bán xôi ống ở thành phố Cà Mau. 

Có lẽ cách Trà Vinh bởi dòng sông Cổ Chiên, nên thành phố Bến Tre có món điểm tâm mang phong vị ẩm thực của bà con người Khmer tỉnh bạn, là xôi ống. Nếu như bánh ống Trà Vinh được làm từ nguyên liệu chính là khoai mì mài vắt ráo nước hoặc gạo vo, gút nước, phơi ráo, xay khô thì xôi ống Bến Tre được làm từ nếp rặt, loại ngon nhất xứ này.


28 thg 7, 2013

Vì sao tên các tịnh xá thường bắt đầu bằng chữ Ngọc?

Hai Ẩu tuy ẩu nhưng làm việc gì thường cũng ráng tìm hiểu cho cặn kẽ. Tỷ như thường đi tham quan các ngôi chùa, thiền viện, tịnh xá... Hai Ẩu thấy đa số các tịnh xá đều có tên bắt đầu bằng chữ Ngọc, như tịnh xá Ngọc Phương (Gò Vấp), tịnh xá Ngọc Uyển (Biên Hòa), tịnh xá Ngọc Hải (Long Hải)... thì tìm đọc để hiểu tại sao.

Hai Ẩu tìm hiểu được và lên lớp, giải thích cho chú em Ba Trợn của mình như thế này:

Ngôi chùa của hệ phái Khất sĩ được Tổ sư Minh Đăng Quang gọi là tịnh xá, tức là nơi trú xứ an tịnh, trong sạch.

Danh hiệu của ngôi tịnh xá đều có chữ Ngọc đứng trước. Ý của vị Tổ sư muốn khuyên dạy đệ tử luôn tinh tấn tu học để có được phẩm chất quý như ngọc, hiển lộ được ngọc trong tâm mình. Sau chữ Ngọc là một chữ có liên hệ đến địa phương nơi tịnh xá tọa lạc. Ví dụ: Tịnh xá Ngọc Châu (huyện Tân Châu, tỉnh An Giang), tịnh xá Ngọc Vinh (thị xã Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), tịnh xá Ngọc Trang (TP. Nha Trang), tịnh xá Ngọc Nhơn (TP. Quy Nhơn), tịnh xá Ngọc Ban (TP. Buôn Ma Thuột)… Cũng có nhiều tịnh xá không đặt tên như vậy, như: Pháp viện Minh Đăng Quang, tịnh xá Trung Tâm, tịnh xá Lộc Uyển, tịnh xá Kỳ Hoàn (TP. Hồ Chí Minh); tịnh xá Kỳ Viên (An Giang), v.v…