8 thg 8, 2013

Bóng ma trên đèo Bảo Lộc

Người ta nói ở đèo Bảo Lộc có ma. Không phải một mà tới ba con ma, ba oan hồn thiếu nữ thường mặc áo trắng ra vẫy xe giữa đêm khuya. Bằng chứng cho sự có ma ấy là ở lưng chừng đèo có một ngôi miếu gọi là Miếu Ba Cô.

Tác giả Người Khăn Trắng - người chuyên viết chuyện ma trước 1975 - viết cả một truyện dài kể về sự tích oan hồn 3 thiếu nữ đã chết nơi đây như thế nào, đã hiện hình thành ma ra sao... Không biết từ câu chuyện của ông người ta đã truyền nhau về ma, hay từ lời đồn về ma mà ông viết thành truyện, chỉ biết chắc chắn có ngôi miếu Ba Cô đơn độc giữa lưng đèo, lúc nào cũng nghi ngút khói hương.


Miếu Ba Cô ở đèo Bảo Lộc - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Người Hà Nhì ăn tết "khu già già"

Tết “khu già già” của người Hà Nhì ở xã Ý Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) là một trong những lễ hội lớn, kéo dài suốt bốn ngày của tháng 6 âm lịch.

Chuẩn bị lửa để trui thịt trâu

Hằng năm, cứ vào ngày Thìn trong tháng 6 âm lịch, người Hà Nhì ở xã Ý Tý, huyện Bát Xát lại nô nức chuẩn bị cho tết “khu già già”. Tết sẽ diễn ra các nghi lễ cầu cho một mùa vụ bội thu, hoa màu tươi tốt, đây cũng là dịp để con cháu dâng lên tổ tiên những sản vật gieo trồng được trong năm qua.

Gành đá xóm Bàu - thiên nhiên kỳ thú

Nếu có dịp đến Phú Yên, một lần tận mắt nhìn thấy gành đá xóm Bàu (xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa) hẳn bạn cũng giống như chúng tôi đều thích cảnh quan kỳ vĩ và hoang sơ này.

Gành đá như cổng chào nằm đón khách bên đường - Ảnh: L.V.P.

Từ thành phố Tuy Hòa, theo quốc lộ 25 về hướng tây khoảng 7km, khách lữ hành dễ dàng nhìn thấy một núi đá nhấp nhô, cao tầng khác nhau giống như bầy khủng long thời cổ đại đang nằm ngay giữa đồng ruộng mênh mông, phẳng lì.

Gành đá còn có tên gọi Ngũ Thạch Sơn bởi có 5 dãy đá lớn tạo thành, gồm gành Miễu, gành Dung, gành Quan, gành Quýt và gành Bồ. Tất cả 5 gành nằm cạnh nhau với những vách đá to nhỏ đủ hình thù, kích cỡ. Trong đó mảng lớn nhất thuộc gành Bồ với chiều cao khoảng 18m và dài 50m, chiều ngang 6m. Gành nhỏ nhất là gành Quan với chiều cao tầm 15m, dài khoảng 28m, rộng 6m.

Ăn còi biên mai ở Phú Quốc

“Đến Phú Quốc mà không ăn được còi biên mai là chưa biết hết đặc sản biển nổi tiếng ở đảo Ngọc thơ mộng này", nghe bạn úp mở, “tâm hồn ăn uống” trong tôi càng thôi thúc và càng muốn thưởng thức cho bằng được.

Biên mai tươi mới đánh bắt - Ảnh: T.Tâm

Sau một ngày tham quan thắng cảnh đó đây, chiều tối chúng tôi ghé chợ đêm Dinh Cậu ăn tối và "làm bữa hải sản". Đứng trước một “rừng" tôm, ghẹ, cua, ốc... hoa cả mắt mà không biết chọn loại nào thì chợt nhớ món “độc” mà bạn giới thiệu. Hỏi có còi biên mai không, chủ quán tươi cười chỉ vào cái mâm chất đầy những xiên thịt tròn tròn màu trắng đục bảo "còi biên mai đây". 

Đường sắt Việt Nam trong mắt người Nhật

Chuyến tàu bắc nam dài gần 1.730 km vẫn thường lấy của hành khách hơn một ngày đường từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh và ngược lại. Thế nhưng, những bất tiện ấy không thể ngăn nổi tình yêu của người dân Việt Nam đối với chuyến đi đặc biệt này.

Bài viết này được thực hiện bởi Manabu Sasaki, phóng viên của tờ báo nổi tiếng Asahi Shimbun, đồng thời là một trong những người đầu tiên được có mặt trên chuyến tàu kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản. 

Đoàn tàu Bắc - Nam được coi là một biểu tượng thống nhất đất nước. Ảnh: Asahi Shimbun 


Kỳ lạ ngôi chùa nổi trong mùa lũ

Nằm trên một gò cao thuộc ấp Cả Bản, xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An, chùa Nổi Cổ Sơn Tự (còn gọi là chùa nổi) chưa khi nào vắng khách dù ở tận vùng sâu giáp biên giới Campuchia.

Người ta đến đây không chỉ để chiêm ngưỡng một ngôi chùa cổ có niên đại gần 200 năm mà còn để tìm hiểu về ngôi chùa với kỳ tích được lưu truyền trong dân gian, qua bao mùa lũ đỉnh cao, chùa vẫn không bao giờ bị chìm chân dưới nước.

Hàng trăm năm là nơi tránh lũ

Xã Tuyên Bình, huyện Vĩnh Hưng nằm ở vùng sâu là rốn lũ của Đồng Tháp Mười, hàng năm chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt. Mùa nước nổi ở Tuyên Bình, Vĩnh Hưng thường bắt đầu vào khoảng tháng 6 và kéo dài đến tháng 11 âm lịch. Khi ấy bốn bề trắng nước. Chùa nổi Cổ Sơn Tự nằm bên sông Vàm Cỏ Tây, phía sau là cánh đồng mênh mông, trải dài tít tắp. Dừng lại hỏi người phụ nữ đi làm đồng về qua chùa , chị vui vẻ chỉ về phía cầu treo cao chót vót nói thêm: "Năm nay nước chưa dâng cao lắm, người dân còn qua chùa bằng đường bộ được. Vào những mùa lũ đỉnh cao, muốn qua chùa chỉ còn cách bắt xuồng, ngồi ghe thôi". 

Toàn cảnh chùa Nổi nhìn từ bên kia sông.