17 thg 4, 2025
Phát quang, tìm đường, giăng dây để ‘săn ảnh’ Hang Dơi kỳ bí ở Long Khánh
Những năm gần đây, các hang động trở thành một điểm đến hấp dẫn nhiều du khách, đặc biệt với những người đam mê hình thức du lịch trekking, dã ngoại mạo hiểm ở nơi hoang sơ, độc đáo…
Du khách thích thú check-in cánh đồng điện gió tại Bình Định
Những ngày này, cánh đồng điện gió trên bán đảo Phương Mai (Bình Định), nơi được ví như “sa mạc thu nhỏ” phía bắc Quy Nhơn, thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh.
Đặc sắc Lễ hội Mường Xia
Khi núi rừng Mường Xia thức giấc trong sắc xuân chan hòa, đồng bào Thái xã Sơn Thủy (Quan Sơn) lại nô nức bước vào ngày hội lớn diễn ra vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm, đó là Lễ hội Mường Xia. Đây được xem là dịp để tri ân Tư Mã Hai Đào, người khai phá và gìn giữ vùng đất biên cương.
Mãn nhãn với vòm trời rực lửa từ cây gạo cô đơn 40 năm tại Vĩnh Phúc
Cây gạo cô đơn là tên người dân đặt cho cây gạo 40 năm tuổi mọc cạnh bờ đê tả sông Hồng tại xã Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc).
Cây gạo cô đơn nở hoa dưới dốc đê rẽ vào Trường tiểu học Liên Châu (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), nhìn như một ngọn đuốc khổng lồ hiên ngang giữa đất trời. Không e ấp, dịu dàng như những loài hoa khác, hoa gạo khoe sắc một cách mạnh mẽ, nồng nàn. Màu đỏ ấy như nhuộm thắm cả một khoảng trời, làm bừng sáng cả một vùng quê yên ả - Ảnh: HẢI NAM
Chùa Tây Tạng: Vết chân đầu tiên của Mật tông Việt Nam
Thật không ngoa chút nào, khi tạp chí Chùa cổ Bình Dương cho rằng, chùa Tây Tạng là "dấu ấn đầu tiên của Mật tông”.
Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.
Ta cũng có thể tìm thấy hành tích này trong Sơ thảo Phật giáo Bình Dương của T. Huệ Thông. Tuy nhiên, các mẫu chứng cứ rời rạc và không nhất quán trong tác phẩm biên khảo ấy, chỉ cho ta biết những nét đặc trưng của công cuộc đấu tranh trong thời kỳ đen tối của đất nước và một ít phát triển đơn điệu của các ngôi chùa ở đây.
Muốn khám phá sự kiện quan trọng này, chúng ta hãy dở lại từng trang, cho dù là khái quát, cái mà các vị Phật tử của chùa yêu kính gọi là Nhật ký Sư ông, mà sau này, trong phần biên tập lại, các đệ tử của Ngài, sư ông - Hòa thượng Nhẫn Tế - đã ghi lại trong một cuộc du hành gian truân của mình về với tạng cội nguồn của Pháp: Sự tích tây du Phật quốc.
Ta cũng có thể tìm thấy hành tích này trong Sơ thảo Phật giáo Bình Dương của T. Huệ Thông. Tuy nhiên, các mẫu chứng cứ rời rạc và không nhất quán trong tác phẩm biên khảo ấy, chỉ cho ta biết những nét đặc trưng của công cuộc đấu tranh trong thời kỳ đen tối của đất nước và một ít phát triển đơn điệu của các ngôi chùa ở đây.
Cổng Chùa Tây Tạng - Bình Dương
16 thg 4, 2025
Tĩnh mịch đình thần Tương Bình Hiệp
Đình thần Tương Bình Hiệp, tọa lạc tại phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh do UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định công nhận số 2068/QĐ-UBND, ngày 15/8/2023. Đây là một công trình kiến trúc cổ kính, mang đậm nét văn hóa truyền thống Nam Bộ.
Về đại ngàn Trường Sơn ăn con cá mát
Cá mát là đặc sản của người Vân Kiều ở miền tây Trường Sơn. Cá mát sống ở sông suối giữa rừng nguyên sinh, nơi có nguồn nước trong lành, mát mẻ. Thịt cá thơm ngon, béo ngậy, là món ngon không thể thiếu trong mâm đãi khách quý.
Hàm Rồng - Một vùng thắng tích
Hàm Rồng là một trong những địa danh giàu ý nghĩa lịch sử, văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của TP Thanh Hóa nói riêng, xứ Thanh nói chung. Nằm bên bờ sông Mã hùng vĩ, địa mạo Hàm Rồng như một tâm điểm kết nối mọi vùng đất của tỉnh, vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, vừa chất chứa những giá trị lịch sử và văn hóa sâu sắc.
Thăm đền Hổ Bái, nhớ công đức người xưa
Di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật đền Hổ Bái tọa lạc tại thôn 2, xã Yên Trường (Yên Định). Đây là ngôi đền cổ hàng nghìn năm tuổi, là niềm tự hào của cấp ủy, chính quyền, Nhân dân địa phương.
Theo Địa chí xã Yên Bái (cũ) và Thần phả làng Hổ Bái, đền Hổ Bái thờ thần Lạc Hầu Hợp Lang - người con thứ mười một của Vua Hùng. Trong một lần theo dòng sông Mã tìm đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên Định (nay là làng Hổ Bái), Hợp Lang nhận thấy nơi đây là vùng đất linh thiêng nên cho quân lính xây dựng ngôi đền gần dòng sông Mã. Ngôi đền chính là đền Hổ Bái ngày nay. Sau khi xây dựng đền xong, Hợp Lang trở về thủy cung.
Di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật đền Hổ Bái.
Theo Địa chí xã Yên Bái (cũ) và Thần phả làng Hổ Bái, đền Hổ Bái thờ thần Lạc Hầu Hợp Lang - người con thứ mười một của Vua Hùng. Trong một lần theo dòng sông Mã tìm đến đất Trang Trân Bái ở huyện Yên Định (nay là làng Hổ Bái), Hợp Lang nhận thấy nơi đây là vùng đất linh thiêng nên cho quân lính xây dựng ngôi đền gần dòng sông Mã. Ngôi đền chính là đền Hổ Bái ngày nay. Sau khi xây dựng đền xong, Hợp Lang trở về thủy cung.
15 thg 4, 2025
Chuyện về đình Bến Thế
Đình Tân An - người dân thường gọi là đình Bến Thế - là một ngôi đình nổi tiếng ở Thủ Dầu Một, Bình Dương. Có rất nhiều bài viết về ngôi đình này (tui cũng có viết), bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên mạng. Xin được nhắc sơ qua chút xíu trước khi nói qua câu chuyện tui muốn kể bữa nay.
Đình Tân An tọa lạc tại phường Tân An, TP Thủ Dầu Một được xây dựng từ năm 1820. Người dân gọi là đình Bến Thế vì gần sông, chợ Bến Thế. Qua hơn hai thế kỷ, đình vẫn giữ được nét kiến trúc cổ truyền Nam bộ và được công nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp quốc gia năm 2014.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)