26 thg 6, 2025

Vị quan nghè họ Phạm ở Nam Sách hết lòng phụng sự quê hương

Dù được triều đình ban nhiều bổng lộc nhưng quan nghè Phạm Đồng Viện không giữ cho riêng mình mà góp phần xây dựng quê hương.

Đình La Đôi ở xã Hợp Tiến (Nam Sách), nơi thờ Tiến sĩ Phạm Đồng Viện

Theo "Phạm tộc gia phả" và các nguồn tư liệu lịch sử, Phạm Đồng Viện sinh năm 1717 trong một gia đình trung lưu có truyền thống hiếu học tại xã La Đôi, huyện Thanh Lâm (nay thuộc thôn La Đôi, xã Hợp Tiến, huyện Nam Sách, Hải Dương).

25 thg 6, 2025

Nghề làm ngói âm dương 'biến đất thành tiền' của đồng bào Nùng ở Lũng Rì

Thuộc một trong 3 làng nghề được UBND tỉnh Cao Bằng công nhận là làng nghề truyền thống vào đầu năm 2024, đến nay, 23/80 hộ dân xóm Lũng Rì vẫn duy trì nghề làm ngói âm dương tăng thu nhập, bảo tồn nghề truyền thống của địa phương.

Xóm Lũng Rì, xã Tự do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng được biết đến là làng nghề truyền thống trăm năm của người Nùng chuyên sản xuất ngói âm dương.

Hiện nay, 23/80 hộ dân ở xóm Lũng Rì vẫn duy trì nghề này, các hộ gia đình có thêm nguồn thu nhập ổn định, kinh tế gia đình phát triển, thu nhập từ làm ngói âm dương của các hộ bình quân từ 25-40 triệu đồng mỗi năm.

Ông Lương Văn Né có trên 30 năm kinh nghiệm làm ngói đất nung. Ông kể: Để làm ra những viên ngói âm dương chất lượng cao, công đoạn chọn đất đóng vai trò vô cùng quan trọng và được thực hiện một cách tỉ mỉ, thủ công.

Xóm Lũng Rì, xã Tự do, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng là nơi sinh sống của 80 hộ dân người Nùng và là làng nghề làm ngói âm dương truyền thống hàng trăm năm

Vị tể tướng không xuất thân từ khoa bảng nhưng được chúa Trịnh trọng dụng

Không xuất thân từ khoa bảng song nhờ tính cẩn thận, kín đáo, mưu lược, tể tướng Vũ Duy Chí, người làng Mộ Trạch, huyện Đường An (nay là huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) vẫn được chúa Trịnh trọng dụng.

Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, các vị vua chúa thường tổ chức các khoa thi Nho học để kén chọn nhân tài. Qua đó, tìm ra những người đỗ đạt cao, tin cậy ban cho những chức phẩm quan trọng trong triều đình và địa phương để giúp dân, giúp nước.

Tuy nhiên, có một vị tể tướng không xuất thân từ khoa bảng nhưng nhờ tính cẩn thận kín đáo, có nhiều cơ mưu nên được chúa Trịnh Tạc trọng dụng, đó chính là Vũ Duy Chí.

Mộ Tể tướng quốc lão Vũ Duy Chí

Chuyện ít biết về hai vị thám hoa làng An Dật

Làng An Dật có 2 vị thám hoa, đó là Đinh Lưu và Trần Vĩnh Tuy.

Đình An Dật

An Dật là một làng cổ nằm ven sông Thái Bình thuộc xã Thái Tân (Nam Sách, Hải Dương). Xưa kia, làng còn có tên là làng Dẹt, được hình thành từ thế kỷ thứ X. Tương truyền, các dòng họ đến khai phá lập làng đầu tiên là họ Trần và họ Đinh.

Từ xưa đến nay, người dân trong làng sống chủ yếu bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt cá, tôm. An Dật không chỉ là một làng quê có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, với những phong tục, tôn giáo tín ngưỡng đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ mà nơi đây còn là mảnh đất hiếu học. Nhân dân có truyền thống tôn sư trọng đạo. Trong lịch sử giáo dục, khoa cử Nho học Việt Nam, làng có 2 vị thám hoa đó là Đinh Lưu và Trần Vĩnh Tuy.

Ngôi chùa gần 1.000 năm mang dấu ấn Phật giáo và khảo cổ độc đáo

Chùa Nhẫm Dương (Kinh Môn) không chỉ là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử Phật giáo, mà còn là một di sản văn hóa - khảo cổ có giá trị đặc biệt.

Chùa Nhẫm Dương vẫn giữ được cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ kính

Theo sử liệu, chùa Nhẫm Dương được xây dựng từ thời Trần (1225 - 1400) - giai đoạn mà Phật giáo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc. Đặc biệt, vào khoảng thế kỷ XVII, chùa trở thành trung tâm tu tập, hoằng pháp và đào tạo tăng tài quan trọng của Thiền phái Tào Động tại Việt Nam.

Nằm ẩn mình giữa hệ thống núi Nhẫm Dương thuộc phường Duy Tân, thị xã Kinh Môn, chùa Nhẫm Dương hay còn gọi là Thánh Quang tự là một trong ba ngôi chùa cổ kính từ thời Trần tọa lạc ở trên dãy núi này, cùng với chùa Châu Xá (Hoa Nghiêm tự) và chùa Xanh (Thiên Quang tự). Không chỉ nổi bật về cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ kính, chùa Nhẫm Dương còn mang trong mình những giá trị đặc biệt về lịch sử Phật giáo, khảo cổ học và văn hóa trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

24 thg 6, 2025

Rực rỡ hoàng hôn Tuy Hòa

Khi hoàng hôn dần buông, TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên) chìm trong sắc cam vàng ấm áp, như khoác lên mình tấm áo lộng lẫy, rực rỡ, vừa ẩn hiện nét hoài cổ vừa mang dáng vóc hiện đại.

Hoàng hôn lộng lẫy nhìn từ cửa sông Đà Rằng lên cầu Hùng Vương của TP Tuy Hòa, xa xa là ngọn núi Chóp Chài.

Đình Thúy Lâm - nơi phối thờ 'ông tổ vải thiều' Thanh Hà

Đình Thúy Lâm ở xã Thanh Sơn (Thanh Hà, Hải Dương) như một biểu tượng văn hóa tâm linh, ghi dấu trầm tích lịch sử và truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người dân nơi đây.

Đình Thúy Lâm là nơi phối thờ 3 vị thành hoàng và cụ Hoàng Văn Cơm

Rượu ghè men lá H’nham

Đặt trên bàn những ghè rượu mới ủ, các chị em trong tổ liên kết nấu rượu ghè và dệt thổ cẩm ở phường Trường Chinh (thành phố Kon Tum) giới thiệu rất hấp dẫn về sản phẩm mình làm ra: Một thức uống với chất men cực kỳ độc đáo, không giống với loại men ở bất cứ nơi nào.

Sản phẩm rượu ghè trưng bày, giới thiệu tại một số sự kiện. Ảnh: H.T

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ thác nước 3 tầng ở Kỳ Sơn

Đến huyện Kỳ Sơn mùa nắng nóng này, ngoài việc tận hưởng khí hậu mát mẻ ở Mường Lống, sẽ là một thiếu sót nếu mọi người không đến khám phá thác 3 tầng ở Nậm Cắn.

Cách trung tâm huyện Kỳ Sơn khoảng 12 km, mọi người sẽ được khám phá vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu mát lạnh, cảm giác sảng khoái khi hòa mình cùng kiệt tác của thiên nhiên tại thác nước 3 tầng ở Nậm Cắn. Ảnh: Ngọc Phương

23 thg 6, 2025

Ngôi làng hiếm hoi ở Tứ Kỳ thờ danh tướng Yết Kiêu làm thành hoàng

Làng chài Tứ Kỳ, xưa gọi Tứ Kỳ phường thuộc tổng Mặc Xá, nay thuộc thôn An Phòng Giang, xã Quang Phục là ngôi làng hiếm hoi ở Tứ Kỳ có đình thờ danh tướng Yết Kiêu.

Đình thờ Yết Kiêu và biển chỉ đường vào

Theo sách Tứ Kỳ huyện học nha phụng ký, phố Phủ là huyện thành Tứ Kỳ được dựng ở làng An Phòng. Đây là tòa thành đất, hình thang, cao 4 thước, rộng 9 sào 2 thước 3 tấc. Mặt đông, tây dài 11 trượng, mặt nam 17 trượng 5 thước, mặt bắc 14 trượng 5 thước.