20 thg 2, 2025
Hoa phật y điểm tô sắc vàng rực rỡ cho mùa xuân Bảo Lộc
Cứ cuối tháng 1 đầu tháng 2 những cây phật y (phượng vàng) nở rực rỡ như rộ kim quang ở tu viện Bát Nhã, xã Đam B'ri, TP Bảo Lộc.
Ngắm bãi rêu xanh tại Đà Nẵng làm hàng ngàn du khách say đắm
Những ngày đầu xuân, khi tiết trời Đà Nẵng còn vương chút se lạnh, bãi rêu Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp, thu hút đông đảo người dân và du khách đến chiêm ngưỡng.
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 17 km về phía Tây Bắc, rạn Nam Ô nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị. Nơi đây có nhiều lớp đá ngầm ẩn mình dưới làn nước biển trong xanh, kết hợp những mỏm đá xếp chồng lên nhau tạo nên khung cảnh hùng vĩ.
Khi thủy triều rút, những tảng đá lớn nhỏ dọc bờ biển khoác lên mình lớp rêu xanh mướt, trải dài như một tấm thảm mềm mại.
Vẻ đẹp hoang sơ của bãi rêu Nam Ô (TP Đà Nẵng) khiến du khách say đắm - Ảnh: THANH NGUYÊN
Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 17 km về phía Tây Bắc, rạn Nam Ô nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị. Nơi đây có nhiều lớp đá ngầm ẩn mình dưới làn nước biển trong xanh, kết hợp những mỏm đá xếp chồng lên nhau tạo nên khung cảnh hùng vĩ.
Khi thủy triều rút, những tảng đá lớn nhỏ dọc bờ biển khoác lên mình lớp rêu xanh mướt, trải dài như một tấm thảm mềm mại.
Gìn giữ màu xanh, bảo tồn di sản Đền Cao An Phụ ở Hải Dương
Ban quản lý di tích Đền Cao An Phụ đã tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên.
Đền Cao An Phụ là một di tích Quốc gia đặc biệt, tọa lạc trên đỉnh cao nhất dãy núi An Phụ (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), được bao bọc bởi màu xanh ngút ngàn của núi rừng. Nhiều cây đại thụ trong khuôn viên di tích là minh chứng cho sự trường tồn của nơi này.
Bảo vệ màu xanh cho Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Cao An Phụ. Ảnh: Công Hoà
Đền Cao An Phụ là một di tích Quốc gia đặc biệt, tọa lạc trên đỉnh cao nhất dãy núi An Phụ (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), được bao bọc bởi màu xanh ngút ngàn của núi rừng. Nhiều cây đại thụ trong khuôn viên di tích là minh chứng cho sự trường tồn của nơi này.
Bí ẩn hang Cát Đùn báo hiệu điềm may rủi ở Ninh Bình
Xưa kia người dân địa phương lập đền thờ ở hang Cát Đùn, khi thấy đống cát lớn trong hang đùn ra bên ngoài, sau vài tháng lại hút hết vào.
19 thg 2, 2025
Linh thiêng Lễ hội Phủ Na
Sáng 27-8 (tức 1-8 âm lịch), đông đảo bà con Nhân dân và du khách thập phương nô nức trở về Phủ Na để dâng hương tưởng nhớ những người có công với đất nước, đồng thời cầu mong mọi sự may mắn, bình an… Đây là lễ hội truyền thống Phủ Na kỳ hội tháng 8 diễn ra hằng năm.
Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn động phủ thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Khi tín ngưỡng của đạo Mẫu - Liễu Hạnh du nhập về Xuân Du thì tại đây đã có tín ngưỡng thờ Tản Viên, mẹ Âu Cơ và Chúa Cửa rừng (chúa Thượng ngàn). Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu đã hòa phối cùng tín ngưỡng của người Mường cùng tồn tại, phát triển, được thể hiện ở hệ thống thờ tại Phủ Na.
Kéo co – Di sản của ASEAN
Kéo co là một hình thức sinh hoạt cộng đồng đã có từ lâu đời và phổ biến ở các nước nông nghiệp trồng lúa nước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 2015, nghi lễ và trò chơi Kéo co của cộng đồng các nước gồm Hàn Quốc, Campuchia, Philippines và Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Đại diện của Nhân loại.
Làng Lú Khoen trên đất Mường Rặc xưa
Làng Lú Khoen nằm trong không gian đất Mường Rặc xưa, nay là thôn Quang Thái Bình, xã Quang Trung (Ngọc Lặc) có đồi Tô, suối Rùa gắn liền chuyện kể thuở “đau đẻ” của vũ trụ với "mụ Dạ Dần" bước ra từ Mo sử thi "Đẻ đất, đẻ nước"...
Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ Thanh
Trên đường thiên lý tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753-1792) cùng đoàn quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất xứ Thanh.
18 thg 2, 2025
Gìn giữ giai điệu của đá
Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).
Trên sân khấu, tiếng đàn đá được độc tấu, hòa tấu cùng các nhạc cụ khác. Tiếng đàn lúc chầm chậm du dương, lúc thì nhanh, rộn ràng náo động với âm hưởng vui tươi khiến người nghe thích thú, mê mẩn. Thanh âm của đá vang lên đưa người xem như lạc vào quá khứ, thời tiền sử xa xôi, kết nối với hiện tại, gửi gắm nhiều tâm tình của các nghệ nhân chơi đàn.
Tiết mục kết thúc trong ánh mắt ngưỡng mộ, tiếc nuối của mọi người. Nhiều du khách tỏ ra thích thú khi lần đầu thấy các nghệ sĩ chơi đàn đá trực tiếp, được “mắt thấy tai nghe” những thanh đá vô tri, vô giác phát ra âm thanh hay và độc đáo.
Những thanh đá được các nghệ nhân thiết kế, đặt nằm ngang trên giàn được làm bằng các ống lồ ô lắp ghép đẹp mắt. Đàn gồm có 15 thanh đá mang các nốt nhạc cùng điệu với cồng chiêng và các nhạc cụ khác, xếp từ nốt thấp đến cao. Du khách được thoải mái trải nghiệm gõ đàn và tìm hiểu về các nét văn hóa đặc sắc dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân A Thu.
Trên sân khấu, tiếng đàn đá được độc tấu, hòa tấu cùng các nhạc cụ khác. Tiếng đàn lúc chầm chậm du dương, lúc thì nhanh, rộn ràng náo động với âm hưởng vui tươi khiến người nghe thích thú, mê mẩn. Thanh âm của đá vang lên đưa người xem như lạc vào quá khứ, thời tiền sử xa xôi, kết nối với hiện tại, gửi gắm nhiều tâm tình của các nghệ nhân chơi đàn.
Tiết mục kết thúc trong ánh mắt ngưỡng mộ, tiếc nuối của mọi người. Nhiều du khách tỏ ra thích thú khi lần đầu thấy các nghệ sĩ chơi đàn đá trực tiếp, được “mắt thấy tai nghe” những thanh đá vô tri, vô giác phát ra âm thanh hay và độc đáo.
Những thanh đá được các nghệ nhân thiết kế, đặt nằm ngang trên giàn được làm bằng các ống lồ ô lắp ghép đẹp mắt. Đàn gồm có 15 thanh đá mang các nốt nhạc cùng điệu với cồng chiêng và các nhạc cụ khác, xếp từ nốt thấp đến cao. Du khách được thoải mái trải nghiệm gõ đàn và tìm hiểu về các nét văn hóa đặc sắc dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân A Thu.
Đàn cò hàng nghìn con về trú ngụ dưới chân núi Hồng
Từng đàn cò trắng hàng nghìn con ở khắp mọi nơi tụ hội về, đậu kín cả một vườn cây rộng lớn tạo nên khung cảnh yên bình ở phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).
Những ngày tháng Giêng, xuân Ất Tỵ 2025, cứ cuối mỗi chiều, từng đàn cò trắng hàng nghìn con ở khắp mọi nơi lại tụ hội về, đậu kín cả một vườn cây rộng lớn tại vùng đồng ruộng Biền Râm - vùng sản xuất của mô hình kinh tế tổng hợp với diện tích khoảng 2 ha ở tổ dân phố Tiên Sơn, phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)