14 thg 2, 2025

Đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng ở Bến Tre

Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng đã đi vào sử sách, huyền thoại trong nhân dân. Tên tuổi của ông gắn liền với tên cầu, đường, trường học và những công trình văn hóa tiêu biểu trên quê hương Bến Tre và TP Hồ Chí Minh. Ðối với đất nước, ông là người có công giữ nước; đối với quê hương, ông là vị tiền hiền có công mở đất, lập làng.

Thủy hình, thủy mạch và phương tiện trên sông nước đặc trưng Nam Bộ

Trong quá trình hình thành vùng đất rộng sông dài, được bồi đắp bởi vô vàn phù sa màu mỡ, thiên nhiên đã điểm xuyết cho Nam Bộ những nét chấm phá rất riêng. Từ đó trong sinh hoạt văn hóa đời sống, cư dân đã kiến tạo nên văn minh sông nước. Và những thủy hình, thủy mạch, phương tiện di chuyển trên sông nước đã tạo nên những nét đặc trưng Nam Bộ.

Đò dọc (tàu cây). Ảnh: DUY KHÔI

Ra Hà Nội mùa này ăn bún ốc cổ Bùi Thị Xuân, ghé gánh bún ốc nguội cô Báu

Vừa đáp máy bay, em gái Sài Gòn liền thúc giục cô chị Hà Nội dẫn đi tìm mấy hàng bún ốc nguội ở thủ đô vì rất tò mò về mùi vị của một món ăn đã đạt đến cái đích nghệ thuật ăn ngon của người Hà Nội, như lời của nhà văn Vũ Bằng.

Bún ốc nguội Hà Nội khiến bao người thương nhớ - Ảnh: ĐẬU DUNG

Em gái Sài Gòn được dẫn đến quán bún ốc cổ - Bùi Thị Xuân trước tiên.

Nếu search cụm từ khóa "bún ốc nguội" trên TikTok thì không khó để nhận ra những video giới thiệu hàng bún ốc cổ - Bùi Thị Xuân đứng đầu trên phần đề xuất, tiếp đến sẽ là bún ốc nguội cô Báu.

13 thg 2, 2025

Làng nghề đan lưới Thơm Rơm đón mùa nước nổi

Thời điểm này, con nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về, báo hiệu cho vùng ÐBSCL bắt đầu vào mùa nước nổi. Ðây cũng là lúc bà con làng nghề đan lưới Thơm Rơm (Tân Hưng, Thốt Nốt) bước vào vụ sản xuất sôi nổi nhất trong năm. Tại các cơ sở, không khí làm việc luôn tất bật, rộn ràng để kịp các đơn đặt hàng phục vụ thị trường mùa nước nổi.

Bà con làng nghề đan lưới Thơm Rơm tất bật sản xuất, phục vụ thị trường mùa nước nổi.

Làng lưới Thơm Rơm

Làng lưới nằm cạnh quốc lộ 91, gần đầu cầu Thơm Rơm, xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ. Ảnh: PSL

Nằm cặp hai bên quốc lộ 91, bên này cầu Thơm Rơm về hướng đi thành phố Long Xuyên (An Giang) là một làng nghề chuyên về lưới ăn nên làm ra từ hai chục năm nay. Đó là địa phận thuộc ba ấp Tân Lợi 1, 2 và 3 (xã Thuận Hưng, huyện Thốt Nốt, Cần Thơ).

Khoảng thập niên 1980, khoảng 150 hộ dân từ huyện Phú Vang (hồi ấy thuộc tỉnh Bình Trị Thiên, nay là Thừa Thiên - Huế) dắt díu nhau vào đây tìm đất sống. Hồi ấy, kinh tế cả nước còn nhiều khó khăn, lại thêm cảnh đất lạ quê người, nhiều gia đình phải lục tục trở về quê cũ, một số tản đi nơi khác tìm cơ hội. Số còn lại giăng câu, làm mướn, mua ve chai… kiếm cơm qua ngày

Ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng

Nếu có dịp ghé thăm vùng Tây Bắc TP Đà Nẵng (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang), bạn sẽ nghe câu ca truyền đời: 'Ốc bươu Bàu Nghè, nước chè Phú Thượng'. Đây là hai đặc sản nổi tiếng gắn liền với ẩm thực Quảng Nam - Đà Nẵng.

Món canh lừng danh ốc bươu Bàu Nghè nấu với chuối chát

Nếu như chè xanh Phú Thượng được người dân nơi đây yêu thích nhờ hương vị thanh mát, giải khát, thì ốc bươu Bàu Nghè lại chinh phục thực khách bởi độ dai giòn, béo ngậy và hương vị đặc trưng khó quên.

Búng Xáng và địa danh có thành tố “Búng” ở ÐBSCL

Công trình nâng cấp, cải tạo hồ Búng Xáng ở phía sau Trường Ðại học Cần Thơ, nối dài từ rạch Ngỗng đến hẻm 51, đường 3 Tháng 2, quận Ninh Kiều, tạo diện mạo mới cho đô thị Cần Thơ. Ðịa danh Búng Xáng vì vậy được nhắc đến khá nhiều. Tuy nhiên, nhiều người, kể cả văn bản hành chính, vẫn viết là Bún Xáng thay vì Búng Xáng. Bài viết sau đây sẽ lý giải rõ hơn về nguồn gốc địa danh này.

Cảnh đẹp ở Búng Xáng bây giờ.

12 thg 2, 2025

Qua cầu Thơm Rơm

 Khoảng thập niên 1990, trên sóng truyền thanh, truyền hình thường phát sóng một bài hát mang tên Qua cầu Thơm Rơm qua giọng hát nghệ sĩ Hồng Vân (Hồng Vân người Huế - trước 75, không phải kịch sĩ Hồng Vân sau này):

Khen ai khéo đặt tên cầu, mang tên Thơm Rơm
Người đã đi qua lòng còn quay lại...


Bài hát do nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ thơ Lê Giang, và được phát nhiều khiến tui nhớ cái tên ngồ ngộ là Thơm Rơm, nhưng hoàn toàn không biết Thơm Rơm ở đâu.

Mới đây, đi cùng anh Lâm văn Sơn từ Cần Thơ qua Long Xuyên trên QL91, khi đi qua cầu Thơm Rơm anh Sơn giới thiệu về làng nghề đan lưới Thơm Rơm ở đây, khiến tui "Người đã đi qua lòng còn quay lại".

Tôm cá và văn hóa đánh bắt thủy sản ở ĐBSCL

Nói đến ÐBSCL là nói đến vô số các các loài thủy sản. Có thể nói ở vùng đất này, nơi nào có nước thì có cá tôm, đến mức có người đã nói vui một cách cường điệu: vạch cá mới thấy nước! Biển rộng sông lớn có cá to; kinh rạch, ao, đìa, hầm, vũng, lung bàu… dẫy đầy cá nhỏ.

Thu hoạch cá trên kinh, rạch bằng vó. Ảnh: DUY KHÔI

Tản mạn về địa danh hành chính thuộc Biên Hòa

Biên Hòa là địa danh có từ khá sớm trong lịch sử phát triển của vùng đất Đồng Nai - Gia Định. Khởi nguyên từ Trấn Biên và sau đó là Biên Hòa, có lẽ, ý nghĩa sâu xa nhất là sự mong muốn bình hòa, an ổn ở vùng đất biên cương xa xôi dưới thời các chúa Nguyễn tiến hành mở đất về hướng Nam.

Trụ sở khối nhà nước tỉnh và chung cư Thanh Bình nhìn từ sông Đồng Nai. Ảnh: Lê Dũng