8 thg 2, 2025

Lai Châu mùa vàng

Du khách đến Lai Châu dịp tháng 10 hàng năm sẽ quên lối về bởi đây là thời điểm nhiều địa phương của Lai Châu khoác lên mình chiếc áo vàng óng của lúa chín. Một Lai Châu đẹp như tranh vẽ, quyến rũ bởi những thửa ruộng bậc thang vàng ruộm.

Mùa vàng ở Tả Lèng - Lai Châu thực sự khiến bao trái tim du khách tan chảy. (Ảnh: Ngô Thanh Hải)

Khám phá cao nguyên Sìn Hồ - “nóc nhà” Lai Châu

Nằm cách TP Lai Châu khoảng 60 km về hướng Tây, Sìn Hồ là huyện vùng cao biên giới, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc Mông, Dao, Thái... Đây là vùng đất có cảnh sắc thiên nhiên phong phú, khí hậu mát mẻ quanh năm, văn hóa dân tộc đậm đà bản sắc, là điểm đến tuyệt vời cho các du khách.

“Nóc nhà” của Lai Châu

Với độ cao trung bình khoảng 1500 mét so với mực nước biển, khí hậu của cao nguyên Sìn Hồ tương đối mát mẻ, thời tiết trong ngày ở đây mang đặc điểm của 4 mùa trong năm, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 độ C. Nơi đây được ví như “nóc nhà” của Lai Châu và được xem như Sa Pa thứ hai của khu vực Tây Bắc.

Một góc thị trấn Sìn Hồ.

7 thg 2, 2025

Về làng thưởng thức thịt heo gác bếp

Nói đến văn hóa ẩm thực của đồng bào Jrai tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) không thể không nhắc đến thịt heo gác bếp. Với hương vị thơm ngon, béo ngậy, thịt heo gác bếp đã thành một đặc sản mà bất kỳ ai khi xuống buôn làng ngày Tết đều muốn một lần thưởng thức và cảm nhận.

Chị Nay H'Tó (buôn Phu Ma Miơng, xã Ia Rtô) khởi nghiệp với thịt heo gác bếp và rượu cần. Ảnh: Vũ Chi

Ly kỳ chuyện tình dưới chân núi Voi và tục con gái "bắt chồng"

Sau khi tìm được chàng trai ưng ý, cô gái người K'Ho ở Lâm Đồng chuẩn bị lễ vật, thực hiện thủ tục thách cưới rồi "bắt chồng", đưa về ở rể.

Chuyện tình bi đát dưới chân núi Voi

Thôn Đarahoa hay còn gọi là "làng Gà", nằm dưới chân núi Voi, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng vốn là nơi sinh sống của 340 hộ dân, trong đó 80% là người đồng bào dân tộc K'Ho. Suốt chiều dài lịch sử, người dân nơi đây sống trong hòa thuận, chăm chỉ làm ăn, từng ngày vun vén cho cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Ở trung tâm của làng, tượng gà trống với 9 cựa dài sắc nhọn ở chân từ lâu trở thành hình ảnh quen thuộc. Già trẻ, gái trai trong làng khi được hỏi về tượng gà đều kể vanh vách chuyện tình đầy lâm li bi đát của nàng Hơ Bia và chàng K'Tien.

Thác Tác Tình - Kiệt tác thiên nhiên và chuyện tình thổn thức nơi núi rừng Tây Bắc

Thác Tác Tình – Ngọn thác nằm ẩn mình giữa không gian bao la, hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc; nơi ẩn chứa câu chuyện tình thuỷ chung, son sắc của đôi trai gái người dân tộc Dao được lưu truyền với thời gian. Nếu bạn là một tín đồ yêu thiên nhiên và đam mê khám phá hãy rủ ngay hội bạn thân của mình cùng chinh phục ngọn thác này, để chiêm ngưỡng món quà vô giá mà thiên nhiên ban tặng cho vùng đất Lai Châu xinh đẹp.

Vẻ đẹp của Thác Tác Tình dưới ống kính du khách (ảnh: Fanpage Tam Đường)

Đến Vàng Pheo (Lai Châu): Khám phá “thung lũng mỹ nhân”

Nằm cách thành phố Lai Châu khoảng 30 km, bản Vàng Pheo được nhắc đến là “thung lũng mỹ nhân”. Đây là một trong những bản cổ xưa nhất của người Thái trắng ở Lai Châu - một điểm thú vị trên hành trình chinh phục các điểm du lịch Tây Bắc.

Nằm ngay bên núi Phu Nhọ Khọ thuộc xã Mường So, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm, bản Vàng Pheo hiện lên trong một chiều nắng thu thật đẹp.

Bản Vàng Pheo nằm ngay bên núi Phu Nhọ Khọ, nơi giao thoa giữa hai dòng suối Nậm So và Nậm Lùm.

6 thg 2, 2025

Tục thờ thần rắn trên đảo Lý Sơn

Từ thuở xa xưa, khi đặt chân đến đảo Lý Sơn, người Việt đã sinh sống, hòa nhập, giao thoa với nền văn hóa Chămpa bản địa, trong đó có tục thờ thần rắn Naga. Đây là vị thần bảo vệ nguồn nước, giúp mưa thuận gió hòa.

Trong tâm thức của người dân Lý Sơn, khi rắn xuất hiện ở rừng cây hoang vắng, nơi có dinh, miếu thờ linh thiêng thì cho rằng đó là thần linh về ngự trong hình tượng “lốt rắn”, nên không được dùng đá ném, dùng cây đánh phá, cũng không nói lớn tiếng “chửi rắn”. Cũng có người nhìn thấy rắn ở dinh, miếu thì phải vào dinh thờ thắp hương cầu nguyện để được rắn thần phù hộ bình an, không bị quở phạt.

Cổng tam quan chính đi vào dinh Đụn - nơi thờ nữ thần U Linh Xà Nữ Vương.

Lai Châu - Sắc màu rực rỡ giữa núi rừng Tây Bắc

Lai Châu nơi nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của thiên nhiên và sự đa dạng về văn hóa các dân tộc. Đây là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích khám phá và trải nghiệm nét độc đáo của vùng cao.

Thiên nhiên Lai Châu – Kỳ vĩ và hoang sơ

Lai Châu, nằm ở vùng Tây Bắc Việt Nam, được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho những cảnh quan hùng vĩ, hoang sơ, tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy mê hoặc mà không nơi nào có được. Vùng đất này là sự kết hợp hài hòa giữa những ngọn núi cao sừng sững, các con đèo hiểm trở và những thung lũng sâu thẳm, tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tráng lệ và đầy cuốn hút.

Thiên nhiên Lai Châu mùa thu

Rắn trong tâm thức người Quảng Ngãi

Trong những câu chuyện dân gian của người Quảng Ngãi, hình tượng rắn hiện lên muôn hình, muôn vẻ. Rắn có lúc được người xưa thần thánh hóa và tôn thờ, đi vào đời sống tâm linh; có lúc lại trở thành biểu tượng của cái ác, gieo rắc nỗi sợ hãi cho con người.

Theo các truyền thuyết, thần thoại được các thế hệ người Quảng Ngãi ở miền xuôi lẫn miền ngược truyền lại từ xa xưa, hình tượng rắn được người xưa khắc họa bằng những “gam màu” đối lập. Rắn vừa là hiện thân cho cái ác, với tâm tính dữ dằn, hung hãn; vừa đại diện cho cái thiện với những biểu hiện nhân tính, biết trả ơn, có tình, có nghĩa.

Đặc sản may mắn miền Tây vừa 'ra lò' đã hết, khách đổ xô tìm mua, ăn dịp đầu năm

Không chỉ được xem như đặc sản nức tiếng miền Tây với hương vị hấp dẫn, món ăn này còn hút khách vì được tin rằng có thể cầu may, mang lại nhiều tài lộc, may mắn trong năm mới.

Theo quan niệm dân gian, các món ăn từ cá có thể đem lại may mắn cho năm mới. Bởi trong tiếng Hán, cá có cách phát âm giống từ “dư”. Vì vậy, nhiều người tin ăn cá vào đầu năm sẽ mang lại nhiều tài lộc, sung túc.

Thậm chí, vào dịp Tết, những món cá chế biến nguyên con càng trở nên đắt khách hơn, thể hiện thành ý cầu mong một năm “đầu xuôi, đuôi lọt” sắp tới.

Trong đó, cá tai tượng chiên xù là món ăn phổ biến và được ưa chuộng nhất bởi phần thịt chắc, hơi dai và có vị ngọt thơm tự nhiên.

Đây cũng là một trong những đặc sản miền Tây đắt khách, không chỉ hấp dẫn thực khách trong vùng mà còn được các tín đồ ẩm thực ở TPHCM hào hứng tìm mua và thưởng thức.

Du khách có thể tìm và thưởng thức đặc sản cá tai tượng chiên xù ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Vĩnh Long, Cà Mau, Bến Tre. Ảnh: Cá tai tượng chiên xù 68