25 thg 1, 2025
Bên dòng Quây Sơn
Quây Sơn theo nghĩa Hán - Việt là dòng sông chảy bao quanh núi. Sông Quây Sơn bắt nguồn từ các khe suối tại huyện Tĩnh Tây, Tp. Bách Sắc (Trung Quốc). Sau đó, sông chảy về phía Nam, bắt đầu chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam tại xã Ngọc Côn của huyện Trùng Khánh thuộc tỉnh Cao Bằng. Tại huyện Trùng Khánh, sông tiếp tục chảy theo hướng Đông Nam cho đến cực Nam của xã Đình Phong rồi sau đó chuyển hướng Đông- Bắc, sông “hóa thân” thành thác Bản Giốc khu vực xã Đàm Thủy (Việt Nam) và tại thôn Đức Thiên (Trung Quốc). Từ đó, sông Quây Sơn trở thành đường biên giới tự nhiên giữa Việt Nam (huyện Hạ Lang) và Trung Quốc (huyện Đại Tân).
Khám phá khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm
Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tọa lạc tại thôn Trung Am (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) đang là địa điểm thu khách tới tham quan.
Thu hút khách từ “lá phổi xanh” Thủy Biều
Thủy Biều có hơn 200 ha diện tích vườn với hàng chục ngôi nhà vườn, nhà rường cổ và nhiều khu du lịch, homestay kinh doanh dịch vụ du lịch. Cuối tháng 12/2024 UBND TP. Huế (cũ) đã phê duyệt đề án “Xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng tại khu vực phường Thủy Biều, thành phố Huế”.
Phường Thủy Biều, quận Thuận Hóa là điểm du lịch sinh thái cộng đồng đặc sắc của thành phố Huế, cung cấp cho du khách các sản phẩm giàu bản sắc văn hóa, đậm chất truyền thống nhưng không kém phần sáng tạo góp phần đa dạng hóa điểm đến, mở ra hướng đi mới cho du lịch Huế bên cạnh việc khai thác các giá trị du lịch sẵn có, đồng thời nâng cao sinh kế cho người dân địa phương.
Du khách trải nghiệm dịch vụ ngâm chân bằng thảo dược tại nhà vườn ông Tôn Thất Phương
Phường Thủy Biều, quận Thuận Hóa là điểm du lịch sinh thái cộng đồng đặc sắc của thành phố Huế, cung cấp cho du khách các sản phẩm giàu bản sắc văn hóa, đậm chất truyền thống nhưng không kém phần sáng tạo góp phần đa dạng hóa điểm đến, mở ra hướng đi mới cho du lịch Huế bên cạnh việc khai thác các giá trị du lịch sẵn có, đồng thời nâng cao sinh kế cho người dân địa phương.
24 thg 1, 2025
Khám phá 3 cây cầu thay đổi diện mạo An Giang
An Giang là tỉnh ven biên ở miền Tây Nam Bộ, không ngừng khẳng định sự đổi mới thông qua những công trình giao thông chiến lược. Ba cây cầu: Tân An, số 13 và cầu Châu Đốc đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, mở ra cơ hội cho kinh tế và du lịch địa phương. Những cây cầu này, với vai trò huyết mạch giao thông, đã góp phần nâng tầm vị thế An Giang.
Cầu Tân An: Huyết mạch giao thương
Cầu Tân An bắc qua kênh xáng Tân An, kết nối 2 xã Long An - Tân An (TX. Tân Châu) được xem là công trình giao thông tiêu biểu. Cầu có tổng chiều dài hơn 5,3 km, trong đó phần cầu chính dài 612 m, với mặt cầu rộng 12 m, đủ sức đáp ứng nhu cầu di chuyển của các phương tiện giao thông hiện đại. Công trình được khởi công từ cuối năm 2012 và chính thức hoạt động đầu năm 2019.
Cầu Tân An: Huyết mạch giao thương
Cầu Tân An bắc qua kênh xáng Tân An, kết nối 2 xã Long An - Tân An (TX. Tân Châu) được xem là công trình giao thông tiêu biểu. Cầu có tổng chiều dài hơn 5,3 km, trong đó phần cầu chính dài 612 m, với mặt cầu rộng 12 m, đủ sức đáp ứng nhu cầu di chuyển của các phương tiện giao thông hiện đại. Công trình được khởi công từ cuối năm 2012 và chính thức hoạt động đầu năm 2019.
Người dân TPHCM rủ nhau rửa mặt ở ngôi miễu có mạch nước phun trào 150 năm
Cứ vào mùng 1 và 15 Âm lịch hằng tháng, người dân ở khắp nơi lại rủ nhau đến Miễu Mạch Nước (Hóc Môn, TPHCM) rửa mặt bằng dòng "nước thiêng" để cầu tài lộc và sức khỏe.
Lễ mừng cơm mới của người Thái ở Mường Lát
Những lễ hội văn hóa của người Thái ở Mường Lát (Thanh Hóa) luôn gắn liền với nhịp sống lao động nông nghiệp. Một trong những lễ hội đặc sắc, mang đậm dấu ấn văn hóa và tâm linh chính là Lễ mừng cơm mới. Được tổ chức vào đúng mùa thu hoạch, Lễ mừng cơm mới là dịp để người Thái cảm ơn đất trời và tưởng nhớ, tri ân với những người đã khuất.
“Check-in” Làng hoa An Thạnh
Làng hoa An Thạnh (ấp An Thạnh, xã Hòa An, huyện Chợ Mới) nhộn nhịp mỗi độ Xuân về, du khách các nơi đến chụp ảnh “check-in” bên những luống hoa thẳng tắp rực rỡ sắc màu của các loài hoa, như: Cúc mâm xôi, cúc đồng tiền, hoa cát tường… Bên cạnh vẻ đẹp cuốn hút của các loài hoa, du khách còn được tận hưởng hương thơm dịu nhẹ lan tỏa, kèm làn gió mát từ dòng sông Hậu hiền hòa.
Em Trần Ý Nhi (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên) cho biết: “Mấy năm liền, mỗi khi Xuân về là tụi em rủ nhau qua làng hoa chụp ảnh Tết. Hoa ở đây rất nhiều, đẹp đủ chủng loại, lên hình không thua kém những nơi khác. Các bác nông dân ở đây rất vui vẻ, mến khách, lại được chụp ảnh miễn phí nên tụi em thỏa sức chụp làm kỷ niệm”.
Em Trần Ý Nhi (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên) cho biết: “Mấy năm liền, mỗi khi Xuân về là tụi em rủ nhau qua làng hoa chụp ảnh Tết. Hoa ở đây rất nhiều, đẹp đủ chủng loại, lên hình không thua kém những nơi khác. Các bác nông dân ở đây rất vui vẻ, mến khách, lại được chụp ảnh miễn phí nên tụi em thỏa sức chụp làm kỷ niệm”.
23 thg 1, 2025
An yên thiền viện!
Là điểm đến tâm linh nổi tiếng, Thiền viện Trúc Lâm An Giang được nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái.
Trưa nắng đổ chang chang trên con đường từ thị trấn Óc Eo về thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn), tôi tìm đến Thiền viện Trúc Lâm An Giang. Đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhiều năm nay với cảnh đẹp hữu tình.
Từ cổng chính thiền viện, đã cảm nhận ngay sự tôn nghiêm của chốn cửa thiền. Dù trong buổi trưa oi ả, vẫn có rất đông du khách đến đây vãn cảnh, chiêm bái đấng từ bi. Lần đầu đến đây, tôi khá bất ngờ trước sự kỳ công và trí tuệ của những người đã kết hợp yếu tố sẵn có của thiên nhiên với kỹ thuật xây dựng, để thiết kế nên công trình Phật giáo mang vẻ đẹp hùng vĩ, thoát tục. Trước mặt tôi, hồ nước xanh trong lặng lẽ như tờ. Vài chú cá nhởn nhơ bơi lội, gợi mở sự nhẹ nhàng trong tâm hồn.
Trưa nắng đổ chang chang trên con đường từ thị trấn Óc Eo về thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn), tôi tìm đến Thiền viện Trúc Lâm An Giang. Đây là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng nhiều năm nay với cảnh đẹp hữu tình.
Từ cổng chính thiền viện, đã cảm nhận ngay sự tôn nghiêm của chốn cửa thiền. Dù trong buổi trưa oi ả, vẫn có rất đông du khách đến đây vãn cảnh, chiêm bái đấng từ bi. Lần đầu đến đây, tôi khá bất ngờ trước sự kỳ công và trí tuệ của những người đã kết hợp yếu tố sẵn có của thiên nhiên với kỹ thuật xây dựng, để thiết kế nên công trình Phật giáo mang vẻ đẹp hùng vĩ, thoát tục. Trước mặt tôi, hồ nước xanh trong lặng lẽ như tờ. Vài chú cá nhởn nhơ bơi lội, gợi mở sự nhẹ nhàng trong tâm hồn.
Côn Sơn - Kiếp Bạc: Giá trị văn hóa, cảnh quan nổi bật toàn cầu
Là một phần quan trọng trong quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc đang được đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới, di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) mang đầy đủ các giá trị nổi bật.
Khám phá làng hoa giấy lớn nhất miền Tây dịp tết về
Hoa giấy đa dạng sắc màu, từ hồng, đỏ đến cam và vàng nên được người mua ưa chuộng bởi hợp không khí tết. Nét đẹp bình yên của làng hoa giấy Phú Sơn, được cho là nơi trồng hoa giấy lớn nhất miền Tây, cũng thu hút khách khắp nơi về chụp ảnh kỷ niệm.
Những ngày giáp Xuân Ất Tỵ, dạo quanh các làng nổi tiếng ở miền Tây, không khí năm mới thật rộn ràng khó tả. Ngoài hoa mai vàng, vạn thọ hay cúc mâm xôi vẫn vốn được ưa chuộng và có số lượng rất lớn ở miền Tây thì làng hoa giấy Phú Sơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre) cũng rực rỡ sắc màu không kém.
Những ngày giáp Xuân Ất Tỵ, dạo quanh các làng nổi tiếng ở miền Tây, không khí năm mới thật rộn ràng khó tả. Ngoài hoa mai vàng, vạn thọ hay cúc mâm xôi vẫn vốn được ưa chuộng và có số lượng rất lớn ở miền Tây thì làng hoa giấy Phú Sơn (huyện Chợ Lách, Bến Tre) cũng rực rỡ sắc màu không kém.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)