25 thg 12, 2024

Ngắm máy bay từ Nóc Rooftop

Nằm cạnh sân bay, Nóc Rooftop (đường Lê Duy Đình, quận Thanh Khê) trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai thích ngắm những chiếc máy bay chậm rãi rời đường băng, bay vút lên bầu trời…

Khách ngắm những chuyến bay từ Nóc Rooftop. Ảnh: H.L

Có hướng nhìn trực diện Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Nóc Rooftop mang đến trải nghiệm độc đáo thông qua sự dịch chuyển không ngừng của những chuyến bay. Âm thanh rền vang từ động cơ máy bay không còn là sự ồn ào khó chịu, mà trở thành một phần đặc biệt ở địa chỉ này. Bởi lẽ, mỗi ngày có gần 100 chuyến bay cất/hạ cánh tại sân bay quốc tế, mang theo hành khách từ khắp nơi trên thế giới đến với thành phố Đà Nẵng, hoặc bắt đầu hành trình khám phá mới.

24 thg 12, 2024

Vườn tượng – Điểm check-in thú vị của du khách khi đến với Măng Đen

Đến với Măng Đen, huyện Kon Plông (Kon Tum), ngoài check-in các ngọn thác, lòng hồ, đắm chìm trong mây sớm với thông reo, sương lạnh, du khách còn được khám phá những bức tượng gỗ để hiểu thêm về đời sống văn hóa, tinh thần của con người nơi đây.

Chợ phiên Măng Đen luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách

Dưới tán rừng thông với sương mù phảng phất, hàng trăm bức tượng gỗ dân gian được trưng bày tại chợ phiên Măng Đen. Vườn tượng tạo nên không gian kỳ thú, mang đậm sắc màu văn hóa của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên.

Trăm năm, một chiếc cầu Quan

Cầu tre hay cầu sắt thì người Tây Ninh nay cũng không còn mấy người nhớ nữa. Bởi vì những tấm ảnh của chúng nay chỉ còn là tư liệu hiếm hoi trong sách xưa hay các bảo tàng.

Xây lắp cầu Quan mới.

Đinh pú – Nhạc cụ độc đáo của dân tộc Brâu

Nhạc cụ dân gian của người Brâu rất đa dạng, phong phú, từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên như: Gỗ, tre, nứa, trúc, da thú rừng được người Brâu chế tác ra các loại nhạc cụ như: Đàn Chiêng griêng (Ting ning), đàn Tơ rưng, Đinh pú, trống, sáo. Đặc biệt, Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu.

Đinh pú là một loại nhạc cụ có tên gọi gắn với thiên nhiên hùng vỹ và mang đậm bản sắc văn hóa riêng có của người Brâu

Mặn mòi món tam hữu ở Hà My

Không biết tự bao giờ, tại ngôi làng nhỏ Hà My (nay là khối phố Hà My Đông A và Hà My Đông B, phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam), có một món ăn dân dã mà chỉ được thấy trong các đám giỗ quảy. Đó là món tam hữu. Có thể nói không ngoa rằng, tam hữu là món ăn thuộc dạng “hiếm” ở vùng quê bên sông Cổ Cò, bên biển Hà My quanh năm rì rào sóng gió này một thủa chưa xa.

Món ngon tam hữu. Ảnh: S.T

23 thg 12, 2024

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.

Nằm trên Quốc lộ 4C (đường Hạnh Phúc), Phố Cáo là một xã vùng cao thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ lâu vùng đất này đã nổi tiếng với khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, những ngôi nhà trình tường in đậm dấu ấn kiến trúc của đồng bào dân tộc Mông và những phong tục, tập quán đậm đà bản sắc.

Làm “sống lại” nghề đan cỏ bàng ở Ba Chúc

Đan cỏ bàng là nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu của người dân thị trấn biên giới Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nghề đan cỏ bàng còn tạo nên một nét đẹp văn hóa đặc trưng của Ba Chúc.

Bà Huỳnh Thị Thanh ở ấp An Bình cùng thành viên trong gia đình duy trì nghề đan cỏ bàng

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, Chủ tịch Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam cho rằng, việc Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam được UNESCO ghi danh, là minh chứng cho nền văn hóa đa dạng, lâu đời, đậm đà bản sắc của Việt Nam.

Lễ hội Bà Chúa Xứ núi Nam nhằm tôn vinh nữ thần bảo trợ, ban tài, lộc, sức khỏe, bình an cho người dân địa phương - Ảnh: Cục Di sản văn hóa

Vào lúc 9h48 giờ địa phương (tức 19h48 giờ Việt Nam), ngày 4/12, tại thủ đô Asunción, Paraguay, trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 19 Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam đã chính thức được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Miên man bún lòng xào nghệ

Bún lòng xào nghệ là món ăn dân dã của người dân miền Trung. Vị nhẫn đắng, dai mềm của lòng heo kết hợp mùi thơm đặc trưng của nghệ tươi khiến món ăn này càng thêm hấp dẫn.

Đĩa bún lòng xào nghệ hấp dẫn tại quán Hằng Nga. Ảnh: H.L

Món bún lòng xào nghệ khá phù hợp với tiết trời se lạnh. Từng miếng nghệ vàng ươm quyện vào bún, lòng tạo nên màu sắc bắt mắt và hương vị đậm đà, chuẩn vị. Khi nhắc đến món ăn này, người ta không chỉ nhớ đến cái mùi vị đậm đà, mà thoáng đâu đó là hình ảnh những gian bếp đơn sơ, nơi nghệ tươi được giã nhỏ, lòng heo được rửa sạch và chuẩn bị kỹ càng. Những bà, những mẹ, tay vừa xào lòng, vừa chia sẻ câu chuyện gia đình, làng xóm.

22 thg 12, 2024

Đăk Na - Nơi lưu giữ vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của núi rừng Tây Nguyên

Xã Đăk Na nằm ở phía Tây huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum), cách trung tâm huyện gần 40 km. Toàn xã có 12 thôn, làng, với gần 100% dân số là đồng bào Xơ Đăng. Với vẻ đẹp hoang sơ và kỳ vĩ của thiên nhiên ban tặng và những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc đã làm đắm say biết bao du khách khi đặt chân đến vùng đất này.

Trên cung đường đến với xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông du khách sẽ được ngắm nhìn những áng mây lơ lửng, những ruộng lúa chín vàng và những ngôi làng truyền thống của người Xơ Đăng ở lưng chừng đồi