20 thg 12, 2024

Nghề làm muối Sa Huỳnh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sáng 14/12, theo thông tin từ Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 3983/QĐ-BVHTTDL, công nhận nghề thủ công truyền thống nghề làm muối Sa Huỳnh thuộc phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Trải nghiệm làm nến thơm

Tự tay lựa chọn mùi hương, thiết kế kiểu dáng và trải qua các khâu làm nến thơm là những trải nghiệm thú vị trong chương trình workshop tại The Town Diy (Centre Hotel, đường Phạm Phú Thứ, quận Hải Châu).

Du khách nước ngoài thích thú với không gian trải nghiệm làm nến thơm tại The Town Diy. Ảnh: H.L

Dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân, người tham gia sẽ nắm được quy trình tạo ra cây nến thơm cũng như thỏa sức sáng tạo kiểu dáng, màu sắc, mùi hương theo phong cách cá nhân. Giữa không gian luôn dậy lên mùi thơm của hương liệu, bạn có thể lựa chọn loại sáp phù hợp với nhu cầu, từ đó cân chỉnh tỉ lệ mùi hương, nguyên liệu, đúc khuôn nến và hoàn thiện cùng phụ kiện trang trí.

19 thg 12, 2024

Lung linh ánh điện vào mùa hoa cúc Tết

Để hoa cúc phát triển nhanh, nở đúng vụ, chủ các vườn hoa tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang chong đèn xuyên đêm chờ vụ hoa Tết Nguyên đán.

Chỉ còn gần 2 tháng là đến Tết Nguyên đán 2025, người trồng hoa tại TP. Pleiku đang tất bật chăm sóc cho mùa hoa Tết. Đây cũng là giai đoạn cuối cùng các nhà vườn sử dụng kỹ thuật chong đèn để thúc cây hoa cúc tăng trưởng, đảm bảo đủ chiều cao tiêu chuẩn và nở vào đúng dịp Tết. 

Phố núi Pleiku rực sáng cùng những vườn hoa cúc chong đèn. Ảnh: Hoàng Hoài

Quảng Bình phục dựng lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Rục

Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Bình vừa tổ chức phục dựng, bảo tồn lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Rục (dân tộc Chứt) tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình).

Già làng làm lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Rục tại xã Thượng Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình).

Lễ cúng Giang Sơn của đồng bào Rục nhằm cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình, bản làng yên ổn, người dân vào rừng săn bắt, hái lượm được may mắn, đồng bào Rục thường tổ chức lễ cúng Giang Sơn vào tháng 9 âm lịch hàng năm. Lễ cúng cũng là dịp để trả lễ, cảm ơn đấng bề trên đã phù hộ độ trì, bảo hộ cho cuộc sống được yên bình, no ấm.

Nét đẹp văn hóa trong trang phục của phụ nữ Hà Nhì

Tại tỉnh Điện Biên, cộng đồng người dân tộc Hà Nhì cư trú ở các xã Sín Thầu, Sen Thượng, Leng Su Sìn và Chung Chải, huyện cực Tây biên giới Mường Nhé. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, trang phục truyền thống của dân tộc Hà Nhì vẫn luôn tồn tại, được gìn giữ và có sức sống lâu bền, qua bao thế hệ. Với sự tài hoa trong nghệ thuật thêu, can, ghép vải trên trang phục, người Hà Nhì đã tạo ra nét độc đáo riêng cho trang phục truyền thống của dân tộc mình, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú trong bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên. 

Phụ nữ Hà Nhì quây quần thêu may trang phục chuẩn bị đón Tết. Ảnh: TTXVN phát

Chùa Phước Lâm, một thời vang bóng (2)

Trong phần 1, chúng tôi đã kể việc chùa Phước Lâm đã được công nhận di tích lịch sử - văn hoá (LS-VH) cấp tỉnh vào năm 2005. Cụ thể hơn, là theo Quyết định số 245/QĐ-CT ngày 22.11.2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh. Điều đáng ngạc nhiên là đã sắp tới kỷ niệm 20 năm được cấp bằng di tích, nhưng chùa Phước Lâm vẫn chưa một lần nào được nhận quyết định, hoặc bằng xếp hạng di tích ấy.

Chùa Phước Lâm nay.

Chùa Phước Lâm, một thời vang bóng

Phật tử, tăng ni có đến cả mấy trăm, thậm chí đến cả ngàn như chùa Hiệp Long, hoặc tịnh xá Ngọc Thạnh… Vậy mà đến chùa Phước Lâm đúng ngày lễ Vu lan, chỉ có vài chục người, cả tăng ni và phật tử.

Cái tiêu đề này được nảy ra từ mùa Đại lễ Vu lan năm Giáp Thìn- 2024. Đấy là sau khi xem lễ ở một số ngôi chùa trong TP. Tây Ninh. Từ các chùa và tịnh xá lớn như Hiệp Long, Linh Quang… hay Ngọc Thạnh cho tới các ngôi nhỏ hơn như Ông Cọp và Tứ Phước thì tất cả đều diễn ra không khí lễ hội thật tưng bừng.

Phật tử, tăng ni có đến cả mấy trăm, thậm chí đến cả ngàn như chùa Hiệp Long, hoặc tịnh xá Ngọc Thạnh… Vậy mà đến chùa Phước Lâm đúng ngày lễ Vu lan, chỉ có vài chục người, cả tăng ni và phật tử. Hỏi về lý do, một phật tử trả lời:- Thì họ đổ xô lên núi cả!

Lễ Vu lan chùa Phước Lâm.

18 thg 12, 2024

Sân bay Đà Nẵng hóa 'con đường ánh sáng' mùa Giáng sinh

Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng trang hoàng con đường ánh sáng, cây thông Noel, khiến nhiều du khách thích thú check in trước thềm Giáng sinh và năm mới.


Giáng sinh 2024, Nhà ga hành khách quốc tế (T2) sân bay Đà Nẵng được đầu tư trang hoàng nhiều hạng mục và lên đèn từ ngày 5/12 đến 3/1/2025. Hoạt động nhằm thêm trải nghiệm cho du khách nước ngoài, người dân đến đón, tiễn người thân có dịp thưởng lãm, chụp ảnh check in.

Ẩm thực của người Ê-đê

Người Ê-đê trên Cao nguyên Đắk Lắk không chỉ có truyền thống văn hóa lâu đời mà còn có nền ẩm thực đặc sắc với những món ăn độc đáo, là sự hòa quyện của hương vị núi rừng. Ẩm thực của người Ê-đê là sự hòa trộn tinh tế của các loại thực phẩm sẵn có của địa phương, các loại thảo mộc, gia vị cùng phong cách nấu nướng và chế biến đặc biệt. 

Người Ê-đê chế biến món cà đắng, canh cá suối. Ảnh: Phạm Cường

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang. Kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cộng đồng.

Kinh lá buông có 4 loại gồm kinh Phật; truyện cổ dân gian; hội hè, trò chơi dân gian; bài giáo huấn dân gian. Ảnh: Công Mạo-TTXVN