20 thg 11, 2024

Quá trình xây Tòa thánh Tây Ninh gần 100 năm trước

Được xây dựng từ năm 1931, Tòa thánh Tây Ninh - công trình biểu tượng của đạo Cao Đài chưa từng được sửa chữa, kiến trúc vẫn nguyên vẹn.

Tòa thánh Tây Ninh - công trình trăm năm của đạo Cao Đài

Quá trình 14 năm xây dựng, Tòa thánh không có bản thiết kế, kỹ sư mà được tín đồ thực hiện phần lớn bằng tay không, nhiều vật liệu từ chén, dĩa sành bị vỡ.

Ý tưởng xây Tòa thánh manh nha khi đạo Cao Đài thành lập năm 1926 tại ngôi chùa Gò Kén ở huyện Hòa Thành (nay là thị xã), với mục đích làm tổ đình để bà con giáo dân tụ họp hành lễ. Nhóm nhân sĩ đầu tiên của đạo tới khu rừng ở làng Long Thành, thuộc Hòa Thành (cách TP Tây Ninh 5 km) mua mảnh đất rộng 50 ha của thương nhân người Pháp đặt nền móng cho công trình.

Phối sư Ngọc Hồng Thanh, người quản lý Tòa thánh từ năm 1963 đến nay, cho biết vùng đất xây tổ đình có phong thủy tốt, nằm trên 6 mạch nước ngầm hội tụ, gọi là "lục long phò ấn". Hộ pháp Phạm Công Tắc (một trong những người sáng lập đạo Cao Đài) chọn lựa nơi này xây Tòa thánh để "bảo vệ long mạch, trấn yểm giúp người dân, đất nước yên bình".

Nhà cổ hơn 280 tuổi không dùng đinh, bên trong nhiều cổ vật quý

Có tuổi đời hơn 280 năm, nhà Tấn Ký (Hội An) là ngôi nhà cổ còn tồn tại lâu đời nhất ở Hội An. Điểm thú vị và đặc biệt của ngôi nhà là không có sự xuất hiện của bất kỳ chiếc đinh nào.

Tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nhà cổ Tấn Ký được ví như là "bảo tàng sống", lưu giữ những giá trị văn hóa, nghệ thuật và lịch sử nơi phố Hội cổ kính.

Nhà được xây dựng vào năm 1741, đã có 7 thế hệ họ Lê sinh sống. Hiện nay, gia chủ vẫn ở tầng trên của ngôi nhà, còn tầng trệt dành cho khách tham quan.

Nhà cổ Tấn Ký có mặt tiền trên đường Nguyễn Thái Học sầm uất (Ảnh: Ngô Linh).

Cận cảnh di tích trận địa pháo cổ lớn nhất Đông Dương ở Vũng Tàu

Khi đến với Vũng Tàu, du khách không chỉ được thả mình trong làn nước biển trong xanh mà còn có cơ hội khám phá các điểm di tích lịch sử

Một trong những điểm đến chính của du khách khi đến Vũng Tàu là di tích Trận địa pháo cổ và hầm thủy lôi Núi Lớn, được Bộ Văn hóa - Thể thao công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1992.

19 thg 11, 2024

Độc đáo nghề săn chù ụ của nông dân Cà Mau

Từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch, người dân đổ về những cánh rừng ngập mặn ở các huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân, tỉnh Cà Mau săn bắt chù ụ mưu sinh.

Chù ụ là một loài giáp xác sống ở các bãi bồi, ven biển, nhiều nhất là ở tỉnh Cà Mau. Chù ụ có thân hình giống ba khía, to nhất cũng chỉ khoảng 100 g, có vẻ chậm chạp hơn.

Hoa dã quỳ nở rộ, "nhuộm vàng" đẹp như tranh ở vùng ngoại ô Đà Lạt

Những ngày này, hoa dã quỳ trên các triền đồi ở vùng ngoại ô Đà Lạt, Lâm Đồng bung nở, "nhuộm vàng" cả một vùng rộng lớn làm người dân, du khách thích thú.

Đầu tháng 11, các triền đồi ở xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng được nhuộm vàng bởi hoa dã quỳ. Những đồi hoa này cách thành phố Đà Lạt khoảng hơn 10 km nên thu hút nhiều người dân, du khách tham quan, chụp ảnh.

Thư viện kiến trúc Pháp gần 100 tuổi ở Quy Nhơn

Thư viện Đại học Quy Nhơn, vốn là Đại chủng viện, được xây dựng theo kiến trúc Pháp - Việt từ năm 1930, hút sinh viên đến học tập và check in.


Tọa lạc trên đường An Dương Vương, bên bờ biển Quy Nhơn, thư viện Đại học Quy Nhơn là địa điểm nổi tiếng không chỉ với sinh viên mà còn thu hút du khách, giới nhiếp ảnh.

Lạ miệng món bún thang lươn Hưng Yên, chế biến cầu kỳ từ 20 nguyên liệu

Bún thang lươn có hình thức bắt mắt, chế biến cầu kỳ, khéo léo từ 20 nguyên liệu, gia vị khác nhau như: Trứng, giò thái sợi, thịt ba chỉ chiên giòn, lươn...

Hà Nội có món bún thang nổi tiếng chế biến cầu kỳ từ thịt gà, tôm, nấm hương, giò lụa, trứng… Cách Hà Nội không xa, Hưng Yên cũng có món bún thang độc và lạ - bún thang lươn.

Món ăn được ví như một thang thuốc bổ với sự kết hợp của khoảng 20 nguyên liệu, gia vị thơm ngon, nhiều dưỡng chất.

Bún thang lươn Hưng Yên (Ảnh: Nhân vật cung cấp).

18 thg 11, 2024

Ở Long Khánh có một ấp mang tên "18 Gia đình"

Ở xã Bảo Quang, TP. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai có một ấp mang tên rất lạ: Ấp 18 gia đình. Nghe qua cái tên, ta dễ liên tưởng tới... 108 anh hùng Lương Sơn Bạt hay... 18 vị La Hán!

Một con đường đất ở ấp 18 Gia đình, xã Bảo Quang

Xã Bảo Quang thuộc TP Long Khánh có 5 ấp là: 18 Gia đình, Bàu Cối, Lác Chiếu, Ruộng Tre, Thọ An.

Xã đảo duy nhất của TPHCM nhộn nhịp Lễ hội Nghinh Bà Thủy Long

Từ 14 đến 17/11, Lễ hội Nghinh Bà Thủy Long diễn ra tại xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ, TPHCM) thu hút đông đảo người dân, ngày Tết có thể không trở về nhưng ngày này nhất định mọi người phải có mặt.


Lễ hội truyền thống mừng công ngư - diêm dân, hay còn gọi là Lễ Nghinh Bà Thủy Long, mang đậm dấu ấn cư dân miền biển ở xã đảo Thạnh An. Điểm nhấn là lễ Nghinh Thủy, nơi tàu thuyền rực rỡ cờ hoa ra khơi thực hiện nghi thức cầu an, tạ ơn biển cả. Đây không chỉ là dịp tạ ơn mà còn là lời cầu mong cho một năm sóng yên, gió thuận, mùa màng bội thu.