10 thg 3, 2024

Đẹp mê ly vườn hoa cánh bướm ở Cần Thơ

Ngay sau Tết Giáp Thìn, vườn hoa cánh bướm ở đường Lạc Long Quân, khu dân cư Ngân Thuận, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh. Một vườn hoa tươi tốt, đầy màu sắc giữa khoảng trời trong xanh, đầy nắng, tạo khung cảnh đẹp mê ly. Một điểm tham quan lý tưởng của du lịch Cần Thơ!

Vườn hoa cánh bướm tọa lạc cảnh khu vực Quảng trường Quận Bình Thủy, gần khu hành chính quận Bình Thủy, có diện tích khoảng 5.000 m².

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ ở hòn đảo Cù Lao Mái Nhà

Cù Lao Mái Nhà ở tỉnh Phú Yên là hòn đảo hoang sơ nhưng thơ mộng, cách đầm Ô Loan khoảng 4 km, cách trung tâm TP Tuy Hòa chừng 30 km. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác hòa mình cùng thiên nhiên thì đây là điểm bạn nên đến.

Theo nhiều người cao tuổi, đảo có tên Cù Lao Mái Nhà vì có hình dạng giống như cái mái nhà - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông


Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Vương quốc Campuchia, chảy vào đất Việt Nam qua tỉnh Tây Ninh, đến Long An thì hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây rồi đổ ra biển Đông. Là “động mạch chủ" trong hệ thống sông rạch ở Tây Ninh, con sông chảy qua Tân Biên, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng đã để lại nhiều dấu ấn văn hoá đối với các vùng đất này, trong đó có những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông.

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được dựng ở đầu rạch Trảng Bàng (hay còn gọi là rạch Vàm Trảng), đoạn quay ra sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, Trịnh Văn Đồng (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821 tại xóm Lò Mo (An Hoà), theo Trương Công Định đánh Pháp, giữ nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bia sông Vàm Cỏ Đông và giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc 
đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ không biết có từ bao giờ cũng không biết thờ ai, chỉ để là "miếu Ông".

Nghi thức xây chầu trong lễ Kỳ yên đình An Hoà (Trảng Bàng)

Năm 1863, ông Trịnh Văn Đồng di dời ngôi miếu Ông từ bìa sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí như hiện nay, thuộc khu phố An Phủ, phường An Hoà, thị xã Trảng Bàng; ban đầu vẫn là ngôi miếu sau phát triển thành ngôi đình của làng An Hoà thờ thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình hiện nay là vị trí trung tâm của phường, mặt đình nhìn về hướng Nam, phía trước là cánh đồng lúa trũng và cách 300 m là rạch 
Vàm Trảng. Hằng năm, đình An Hoà tổ chức lễ Kỳ yên vào ngày 11 và 12 tháng 2 nông lịch, theo các nghi thức tế lễ đình làng Nam bộ.

Lễ Kỳ yên đình Ân Hoà (Trảng Bàng)

Tượng ông Đặng Văn Châu- thành hoàng bồn cảnh đình Thanh Phước (Gò Dầu)

Theo “Đặng Thế tộc phả", Đặng Văn Châu tên tộc Đặng Thế Châu, là con của ngài Đặng Văn Trước. Ông là bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất Gò Dầu và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ quê hương. Đặng Văn Châu chiêu mộ nghĩa quân, cùng với nhân dân lập căn cứ chống thực dân Pháp từ thời vua Tự Đức tại xóm Xoài Đồn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Trong một trận đánh, ông bị giặc Pháp bắt và đày đi Côn Đảo. Được trả tự do, ông trở về tiếp tục lập lại căn cứ kháng Pháp và khai khẩn thêm đất đai, tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài. Khi ông mất, người dân đã lập miếu thờ ông bên cạnh bờ sông Vàm Cỏ Đông, nơi ông mất. Để thể hiện lòng tôn kính, dân làng tôn ông là thành hoàng làng Thanh Phước, phát triển ngôi miếu thành đình, lấy tên là “đình Thanh Phước".


Người dân ngồi xem hát bội trước sân đình An Hoà (Trảng Bàng)

Do lâu năm, đình bị sụp nên được di dời về xây dựng trên một gò đất cao, có nhiều cây dầu cổ thụ rộng 10.000 m², hiện toạ lạc tại thị trấn huyện Gò Dầu; mặt chính đình quay về hướng Tây nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Hằng năm, đình Thanh Phước tổ chức cúng Kỳ yên từ ngày 16 đến 18 tháng 2 nông lịch.

Đình Phước Trạch hiện toạ lạc tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu. Ngôi đình được người dân thành lập thở thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình được xây dựng quay hướng ra sông Vàm Cỏ Đông. Lễ Kỳ yên của đình diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 2 nông lịch hằng năm. Nghi lễ tế tự tại đình cũng giống như nhiều ngôi đình ở Nam bộ, vào những năm kinh tế dồi dào, người dân cùng với Ban hội đình mời đoàn hát bội về hát cúng đình.

Đình Trường Đông, đình Trường Tây toạ lạc tại thị xã Hoà Thành. Đây là hai ngôi đình nằm bên cạnh bờ sông, mặt tiền đình nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông, được người dân thành lập thờ thành hoàng bồn cảnh. Cả hai ngôi đình tuy nhỏ nhưng mang nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật.

Đặc biệt, trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông vào 16 tháng Giêng hằng năm có nghi thức tống ôn diễn ra đúng 12 giờ trưa. Chiếc thuyền tống ôn được thiết kế bằng thân cây chuối, tre trúc làm khung và dán giấy với nhiều màu sắc sặc sỡ, trên thuyền có đặt gạo muối, thức ăn, nhang đèn và nhiều vật phẩm, ngoài ra còn có thêm ít tiền lẻ gọi là “tiền đi đường".

Thả thuyền tống ôn trên sông Vàm Cỏ Đông trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đến giờ, chiêng trống nổi lên, lân rồng múa đón trước sân đình, các cụ chức sắc trong đình khiêng thuyền tống ôn xuống ghe chở ra đến giữa sông để thả. Thuyền tống ôn được thả đi theo con nước ròng mà trôi về phía hạ lưu. Người dân quan niệm rằng, thuyền tống ôn trôi đi đem theo cả những điều xui rủi, kể cả thiên tai dịch bệnh, để cho cư dân trong làng được mưa thuận gió hoà, góp phần cho quốc thái dân an.

Long Thành (thị xã Hoà Thành) cùng với Long Giang, Long Khánh, Long Thuận, Long Chữ (huyện Bến Cầu) hợp thành vùng đất “Ngũ Long”. Đây là những ngôi làng cổ mà cư dân sớm định cư trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Những vùng đất này gắn liền với công lao của ông Trần Văn Thiện cùng cha là ông Trần Văn Quế dẫn hàng chục người ngược dòng sông Vàm Cỏ Đông đến Tây Ninh khai hoang mở đất từ những năm 1844. Suốt 40 năm, ông Trần Văn Thiện cùng với nhân dân mở rộng vùng đất mới chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông. Sau khi ông Trần Văn Thiện mất, được người dân tôn phong là thành hoàng làng và lập đình thờ cúng.

Đình Phước Trạch (Gò Dầu)

Để thể hiện tấm lòng tri ân đến tiền hiển Trần Văn Thiện, năm 1883, đình Long Thành được xây dựng thờ cúng ông. Mặt tiền đình Long Thành quay về hướng Nam, nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông giống như kiểu kiến trúc của nhiều ngôi đình khác trong tỉnh. Hằng năm, vào ngày 17 và 18 tháng 3 nông lịch, đình tổ chức cúng Kỳ yên, những ngày diễn ra lễ hội có đông đảo người dân địa phương, nhân dân trong vùng Ngũ Long, ở Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với nhiều vùng lân cận trong và ngoài tỉnh về dự lễ.

Những ngôi đình ở huyện Bến Cầu như đình Long Thuận, Long Khánh, Long Giang đều được thành lập phụng thờ thành hoàng bồn cảnh từ thời khai hoang mở đất bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông. Người dân nơi đây đều kính trọng công lao của ông Trần Văn Thiện đối với vùng đất Ngũ Long nên tôn ông là tiền hiền thờ ở đình hay cũng có đình phong ông là thần thành hoàng của làng.

Đình Trung Long Khánh (toạ lạc tại ấp Long Châu, xã Long Khánh, trên bàn thờ thần có đặt 5 bài vị viết bằng chữ Nho thờ thành hoàng bồn cảnh của 5 xã "Linh Thần Long Giang xã, Linh Thần Long Thuận xã, Linh Thần Long Khánh 
xã, Linh Thần Long Vĩnh xã, Linh Thần Long Chữ xã". Lễ Kỳ yên tại đình diễn ra vào hai ngày 15 và 16 tháng 12 nông lịch. Vào ngày này, các thương nhân buôn bán trên sông Vàm Cỏ Đông ở gần đình cũng ghé vào dâng hương cầu cho việc làm ăn được thuận lợi.

Đình Long Thuận (Hoà Thành) - Đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đình Long Thành (Hòa Thành)

Đình Long Giang (ấp Bảo, xã Long Giang) được xây dựng nằm ngay khu dân cư đông đúc, bên cạnh rạch Vàm Bảo hướng nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Đình thờ thành hoàng bổn cảnh và các vị tiền hiền như ông Trần Văn Thiện, Lãnh bình Két- là những người đã có công trong việc khai hoang mở đất, chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng đất và biên giới phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đây là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất của vùng đất Ngũ Long và cũng là ngôi đình duy nhất tại huyện Bến Cầu có sắc phong. Do sự tàn phá của chiến tranh, đình bị sụp đổ, sắc phong thất lạc nên từ sau năm 1975, lễ rước sắc không còn.

Khi xưa, giao thông đường bộ chưa được phát triển nên việc đi lại bằng đường thuỷ là chủ yếu, cũng chính từ đó ảnh hưởng đến kiến trúc các đình ở Tây Ninh có mặt tiền quay ra sông, rạch. Những ngôi đình ở ven theo sông Vàm Cỏ Đông đã chứng kiến sự sầm uất cảnh trên bến dưới thuyền giao thương buôn bán ở Tây Ninh xưa và nay. Sông Vàm Cỏ Đông đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần lẫn vật chất của cư dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội, tạo nên nét đặc trưng và tiêu biểu cho văn hoá sông nước ở Tây Ninh.

Bài, ảnh: PHÍ THÀNH PHÁT - Thiết kế: TƯỜNG VI

9 thg 3, 2024

Mùa hoa bàng vuông

Hàng cây bàng vuông cổ thụ trước sân chùa Hang rụng lá vào cuối mùa thu, sang đầu đông đâm chồi, nảy lộc rồi dậy lên màu xanh thẫm. Từng nụ hoa bé như những hạt tiêu non đã nhú ra khỏi thân cây, nép mình sau nách lá báo hiệu mùa hoa bàng vuông trên đảo Lý Sơn đã bắt đầu.

Những ngày này, đi khắp Lý Sơn, từ Đồng Hộ đến hang Câu, từ chùa Hang lên núi Thới Lới; từ hòn Mù Cu qua tận đảo Bé, đâu đâu cũng bắt gặp những hàng bàng vuông tán lá xanh đậm hòa với màu xanh ngả vàng của cánh đồng hành đang vút lên những bông hoa màu trắng ngả nghiêng trong gió. Ngoài kia biển lăn tăn từng đợt sóng xanh dìu dịu pha với lấp lánh ánh ban mai.

Các tài liệu về sinh học cho biết, cây bàng vuông (còn có tên là bàng bí, chiếc bàng, cây thuốc cá, thuốc độc biển) là loài thực vật có danh pháp Barringtonia asiatica, thuộc chi Barringtonia, mọc hoang dã ở những cánh rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới, từ các đảo và quần đảo tại Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương... Quả bàng vuông khi chín rụng xuống biển, có thể dập dềnh theo sóng đến vài năm, khi đến được vùng đất mới, vỏ quả sẽ phân hủy để hạt bên trong nảy mầm, bén rễ rồi phát triển thành cây.

Cây bàng vuông cổ thụ trên đảo Bé (Lý Sơn). ẢNH: LÊ HỒNG KHÁNH

Mê mẩn vườn hoa tam giác mạch giữa xứ Quảng

Không cần phải lặn lội xa xôi đến tận Hà Giang để ngắm hoa tam giác mạch, Quảng Nam cũng có một vườn hoa đang độ nở rộ hút du khách đến check-in.

Vườn hoa tam giác mạch ở TP Tam Kỳ

Trong tiết trời xuân nắng vàng dịu nhẹ, chùm hoa tam giác mạch khẽ rung nhẹ trong gió, các chú ong bay vờn quanh hút mật.

Khung cảnh nên thơ níu bước chân du khách ấy không phải ở Tây Bắc, mà nằm ngay ở làng sinh thái Cà Ban, xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Một vườn hoa tam giác mạch kết hợp hoa sao nhái, hướng dương nằm cách trung tâm thành phố chỉ 3 km.

Cây gạo Pleiku đi vào tiềm thức người dân đã chết

Cây gạo Pleiku bên quốc lộ 14 ngay gần cổng chào phía Bắc thành phố đã trốc gốc và được vận chuyển đi nơi khác sáng 8-3, trong sự nuối tiếc của người dân phố núi.

Cây gạo Pleiku khi còn sống - Ảnh: HUNG NGUYEN

Từng là chỉ báo cho hành khách trên hành trình Bắc - Nam khi đi qua phố núi Pleiku (Gia Lai), cây gạo này có tuổi đời ngót cả trăm năm, để lại biết bao kỷ niệm cho người dân và khách thập phương qua đây.

Vào mùa trổ hoa, cây gạo già bên đường nở bông đỏ rực một vùng trời, được thu vào không biết bao nhiêu bức ảnh của lữ khách từ nơi xa đến.

Check-in bãi rêu đẹp như tranh vẽ ở Quy Nhơn

Những ngày này, rất đông du khách và người dân địa phương đến xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) check-in bãi rêu xanh mướt chạy dọc theo bờ biển nơi đây.

Du khách thích thú chụp hình check-in bãi rêu xanh mướt ở bãi biển xã Nhơn Hải (Quy Nhơn) - Ảnh: LÂM THIÊN

8 thg 3, 2024

Bí ẩn tháp cổ núi Bút

Núi Thiên Bút ở phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi (xưa gọi là núi Bút) ghi dấu câu chuyện cổ xưa từ cách đây hàng nghìn năm của người Chăm. Điều đó được chứa đựng trong ngôi tháp cổ, cần được khám phá, bảo tồn.

Núi Thiên Bút. ẢNH: MINH HOÀNG

Năm 1909, trong tác phẩm Inventaire descriptif des monuments Cams de l'Annam (Kiểm kê mô tả đền tháp Chàm ở An Nam) của Henri Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, trong đoạn viết về cuộc khai quật khảo cổ ở tháp Chánh Lộ năm 1904, ông đã nhắc đến một phế tích đền tháp Chămpa trên đỉnh núi Bút đã bị sụp đổ, hiện trạng là gạch tháp đổ phủ lên trên nền phế tích không còn nhận ra hình dạng. Cuộc khai quật phế tích tháp núi Bút vào năm 2017 đã làm lộ rõ hình dạng tháp núi Bút là tháp thờ Shiva, nằm trên đỉnh cao nhất của núi Bút.

Về Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa

“Khom lưng, ông Đụn vờn mây nước/Nhắm mắt, bà Che tẩy bụi trần”… Núi Bàn Than trải dài như bức bình phong chắn sóng gió cho làng Thuận An (xã Tam Hải, Núi Thành). Những con sóng bao đời nay vẫn vỗ vào vách đá tạo lớp trầm tích văn hóa bền bỉ với thời gian, ngân rung giai điệu về sự đổi thay của xã đảo.

Làng Thuận An nằm dưới chân núi Bàn Than. Ảnh: Đ.Q

Hoang sơ danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Thuận An, xã Tam Hải (Núi Thành) thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa cùng hệ động thực vật quanh đảo phong phú, đa dạng. Đây là lợi thế để chính quyền và người dân xã đảo phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có.

Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa nằm phía đông bắc xã đảo Tam Hải. Ảnh: Q.Đ

Tháng Giêng, chúng tôi có dịp ghé thăm danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa. Bậc đá đen óng phủ lớp lớp rêu xanh, sóng vỗ chân đá trắng xóa... càng thêm hấp dẫn những đôi chân mê khám phá.