9 thg 3, 2024

Mùa hoa bàng vuông

Hàng cây bàng vuông cổ thụ trước sân chùa Hang rụng lá vào cuối mùa thu, sang đầu đông đâm chồi, nảy lộc rồi dậy lên màu xanh thẫm. Từng nụ hoa bé như những hạt tiêu non đã nhú ra khỏi thân cây, nép mình sau nách lá báo hiệu mùa hoa bàng vuông trên đảo Lý Sơn đã bắt đầu.

Những ngày này, đi khắp Lý Sơn, từ Đồng Hộ đến hang Câu, từ chùa Hang lên núi Thới Lới; từ hòn Mù Cu qua tận đảo Bé, đâu đâu cũng bắt gặp những hàng bàng vuông tán lá xanh đậm hòa với màu xanh ngả vàng của cánh đồng hành đang vút lên những bông hoa màu trắng ngả nghiêng trong gió. Ngoài kia biển lăn tăn từng đợt sóng xanh dìu dịu pha với lấp lánh ánh ban mai.

Các tài liệu về sinh học cho biết, cây bàng vuông (còn có tên là bàng bí, chiếc bàng, cây thuốc cá, thuốc độc biển) là loài thực vật có danh pháp Barringtonia asiatica, thuộc chi Barringtonia, mọc hoang dã ở những cánh rừng ngập mặn ven biển nhiệt đới, từ các đảo và quần đảo tại Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương... Quả bàng vuông khi chín rụng xuống biển, có thể dập dềnh theo sóng đến vài năm, khi đến được vùng đất mới, vỏ quả sẽ phân hủy để hạt bên trong nảy mầm, bén rễ rồi phát triển thành cây.

Cây bàng vuông cổ thụ trên đảo Bé (Lý Sơn). ẢNH: LÊ HỒNG KHÁNH

Mê mẩn vườn hoa tam giác mạch giữa xứ Quảng

Không cần phải lặn lội xa xôi đến tận Hà Giang để ngắm hoa tam giác mạch, Quảng Nam cũng có một vườn hoa đang độ nở rộ hút du khách đến check-in.

Vườn hoa tam giác mạch ở TP Tam Kỳ

Trong tiết trời xuân nắng vàng dịu nhẹ, chùm hoa tam giác mạch khẽ rung nhẹ trong gió, các chú ong bay vờn quanh hút mật.

Khung cảnh nên thơ níu bước chân du khách ấy không phải ở Tây Bắc, mà nằm ngay ở làng sinh thái Cà Ban, xã Tam Ngọc, TP Tam Kỳ, Quảng Nam. Một vườn hoa tam giác mạch kết hợp hoa sao nhái, hướng dương nằm cách trung tâm thành phố chỉ 3 km.

Cây gạo Pleiku đi vào tiềm thức người dân đã chết

Cây gạo Pleiku bên quốc lộ 14 ngay gần cổng chào phía Bắc thành phố đã trốc gốc và được vận chuyển đi nơi khác sáng 8-3, trong sự nuối tiếc của người dân phố núi.

Cây gạo Pleiku khi còn sống - Ảnh: HUNG NGUYEN

Từng là chỉ báo cho hành khách trên hành trình Bắc - Nam khi đi qua phố núi Pleiku (Gia Lai), cây gạo này có tuổi đời ngót cả trăm năm, để lại biết bao kỷ niệm cho người dân và khách thập phương qua đây.

Vào mùa trổ hoa, cây gạo già bên đường nở bông đỏ rực một vùng trời, được thu vào không biết bao nhiêu bức ảnh của lữ khách từ nơi xa đến.

Check-in bãi rêu đẹp như tranh vẽ ở Quy Nhơn

Những ngày này, rất đông du khách và người dân địa phương đến xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) check-in bãi rêu xanh mướt chạy dọc theo bờ biển nơi đây.

Du khách thích thú chụp hình check-in bãi rêu xanh mướt ở bãi biển xã Nhơn Hải (Quy Nhơn) - Ảnh: LÂM THIÊN

8 thg 3, 2024

Bí ẩn tháp cổ núi Bút

Núi Thiên Bút ở phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi (xưa gọi là núi Bút) ghi dấu câu chuyện cổ xưa từ cách đây hàng nghìn năm của người Chăm. Điều đó được chứa đựng trong ngôi tháp cổ, cần được khám phá, bảo tồn.

Núi Thiên Bút. ẢNH: MINH HOÀNG

Năm 1909, trong tác phẩm Inventaire descriptif des monuments Cams de l'Annam (Kiểm kê mô tả đền tháp Chàm ở An Nam) của Henri Parmentier, nhà khảo cổ học người Pháp, trong đoạn viết về cuộc khai quật khảo cổ ở tháp Chánh Lộ năm 1904, ông đã nhắc đến một phế tích đền tháp Chămpa trên đỉnh núi Bút đã bị sụp đổ, hiện trạng là gạch tháp đổ phủ lên trên nền phế tích không còn nhận ra hình dạng. Cuộc khai quật phế tích tháp núi Bút vào năm 2017 đã làm lộ rõ hình dạng tháp núi Bút là tháp thờ Shiva, nằm trên đỉnh cao nhất của núi Bút.

Về Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa

“Khom lưng, ông Đụn vờn mây nước/Nhắm mắt, bà Che tẩy bụi trần”… Núi Bàn Than trải dài như bức bình phong chắn sóng gió cho làng Thuận An (xã Tam Hải, Núi Thành). Những con sóng bao đời nay vẫn vỗ vào vách đá tạo lớp trầm tích văn hóa bền bỉ với thời gian, ngân rung giai điệu về sự đổi thay của xã đảo.

Làng Thuận An nằm dưới chân núi Bàn Than. Ảnh: Đ.Q

Hoang sơ danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa

Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Thuận An, xã Tam Hải (Núi Thành) thắng cảnh Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa cùng hệ động thực vật quanh đảo phong phú, đa dạng. Đây là lợi thế để chính quyền và người dân xã đảo phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, riêng có.

Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa nằm phía đông bắc xã đảo Tam Hải. Ảnh: Q.Đ

Tháng Giêng, chúng tôi có dịp ghé thăm danh thắng Bàn Than - Hòn Mang - Hòn Dứa. Bậc đá đen óng phủ lớp lớp rêu xanh, sóng vỗ chân đá trắng xóa... càng thêm hấp dẫn những đôi chân mê khám phá.

Cõi thiêng Chiêm Sơn

Lễ hội Bà Chiêm Sơn (xã Duy Trinh, Duy Xuyên), vẫn được dân làng nơi này tổ chức theo đúng nghi lễ truyền thống dân gian và tín ngưỡng thờ Mẫu, từ mùng 10 - 12 tháng Giêng.

Dinh Bà Chiêm Sơn. Ảnh: TTT

7 thg 3, 2024

Về làng sinh thái Cà Ban ngắm hoa tam giác mạch

Một vườn hoa tam giác mạch rộng 1.500 m² xen giữa hoa sao nhái và hoa hướng dương ở làng sinh thái Cà Ban (xã Tam Ngọc, TP. Tam Kỳ) đang độ nở rộ, chào đón bước chân du khách tham quan, check-in từ ngày 1/3 này.

Các bạn trẻ check-in vườn hoa tam giác mạch ở làng Cà Ban. Ảnh: QUANG ĐOÀN

Con đường của muối

Từ thời tiền sử, con đường muối được hình thành, gắn với người Sa Huỳnh cổ xưa trên vùng đất Quảng Ngãi.

Con đường thuở xưa...

Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ đỉnh cao trong rèn luyện sắt, nấu đúc thủy tinh, và đương nhiên họ đã biết đến nghề làm muối từ rất sớm. Trong bản đồ phân bố các di tích văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung Việt Nam, các địa điểm Sa Huỳnh quan trọng đều nằm gắn liền với cửa sông ra biển và cánh đồng muối. Trường hợp cụ thể đối chiếu với vùng Quảng Ngãi, cho thấy quan hệ gắn bó giữa nơi cư trú của người Sa Huỳnh với cửa sông, cửa biển và cánh đồng muối, đó là: Di tích Sa Huỳnh - cửa Sa Huỳnh - đồng muối Tân Diêm; di tích Bình Châu - cửa Sa Kỳ - đồng muối Diêm Điền (nay không còn); di tích Gò Quê - cửa Sa Cần - đồng muối Tuyết Diêm (nay không còn). Đây là bằng chứng khảo cổ phản ánh hoạt động sản xuất muối của người Sa Huỳnh, nơi đây trở thành đầu mối giao thương trên biển và vận chuyển theo đường sông lên các điểm Sa Huỳnh núi lan tỏa theo đường rừng đến các ngôi làng ở vùng núi xa xôi. Muối của cư dân Sa Huỳnh là phương tiện tương tác xã hội, là động lực giao lưu hai chiều xuôi - ngược. Trong rất nhiều sử liệu về sau, có thể nhìn thấy sản vật của vùng hạ bạn - điển hình là muối và thượng bạn với các loại lâm thổ sản là những mặt hàng chính yếu. Đó chính là sự tiếp nối truyền thống giao thương xuôi - ngược từ Sa Huỳnh đến Chămpa, rồi Đại Việt.

Cánh đồng muối Sa Huỳnh, ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). ẢNH: MINH THU