24 thg 2, 2024

Bảo tồn giá trị rừng thông Đak Đoa

Rừng thông Đak Đoa nằm dọc theo đường Phan Đình Phùng (thị trấn Đak Đoa) và một phần thuộc địa phận xã Glar (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai), cách TP. Pleiku khoảng 20 km.

Khoảng đầu tháng 11 hàng năm, nơi này thu hút hàng ngàn lượt người đến tham quan, thưởng ngoạn. Không chỉ có cảnh quan đẹp, môi trường trong lành, khí hậu mát mẻ mà nơi đây còn hội tụ những giá trị thiên nhiên, văn hóa, thẩm mỹ và lịch sử.

Bạt ngàn thông xanh

Theo lời kể của ông Nguyễn Hữu Thọ - Bí thư Huyện ủy Đak Đoa, người “bén duyên” với vùng đất này từ những năm 70 của thế kỷ trước: Khu vực rừng thông bây giờ là vùng “đất chết” của hơn 50 năm về trước. Lúc bấy giờ, Sư đoàn bộ binh số 4 của Mỹ đặt Bộ chỉ huy tại căn cứ Enari dưới chân núi Hàm Rồng. Để bảo vệ căn cứ này, quân đội Mỹ đã phun, rải chất diệt cỏ, khai quang, tàn diệt toàn bộ thảm thực vật bao quanh căn cứ, tạo vành đai trắng nhằm phát hiện, ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công từ bên ngoài. Hơn 500 ha đất của khu rừng thông này nằm trong vành đai trắng, không có một loài cây, cọng cỏ nào mọc lên được. Người dân địa phương gọi nơi này là vùng “đất chết”.

Rừng thông Đak Đoa nhìn từ trên cao. Ảnh: Phạm Quý

Những mùa hoa mê mải

Đời viết của tôi cũng vài chục bài cả thơ và báo về dã quỳ, từng cho rằng dã quỳ Hàm Rồng và Biển Hồ là đẹp nhất, bởi nơi ấy là hai cái “nguyên” núi lửa khổng lồ, rằng nham thạch triệu năm vương lại hun đúc nên cái màu vàng mê hoặc của dã quỳ.

1. Tôi nhớ không chính xác là năm nào, khi tỉnh Lâm Đồng tổ chức Festival hoa Đà Lạt, khỏi phải nói, nó gây tiếng vang đến như thế nào, dù ai cũng biết, từ lâu, Đà Lạt đã được mệnh danh là “thành phố ngàn hoa”.

Gia Lai, từ sự tự phát của dân du lịch phượt, cứ mùa khô bắt đầu là nhộn nhịp kéo về để săn ảnh dã quỳ. Cũng không dễ, không hanh thông ngay từ đầu. Tôi nhớ, nhà thơ Đào Phong Lan hồi ấy muốn dẫn mấy ông bạn “Tây ba lô” về đây chơi và ngắm hoa, nhờ tôi liên hệ. Hỏi mấy công ty du lịch thì đều... từ chối, vì chưa có chính sách cho khách Tây, dù Đà Lạt, Buôn Ma Thuột và cả Kon Tum đã có. Họ bày cho tôi là cứ lẳng lặng mà lên; trót lọt thì không sao, nhưng nếu... lộ thì ráng chịu. Tôi báo lại cho Đào Phong Lan, nhưng Lan lắc đầu ngay và đành đưa khách đi nơi khác. Du lịch là vui chơi, là thoải mái, vừa đi vừa nơm nớp như thế thì đi... phí tiền. Câu nhắn lại cứ lơ lửng thế.

Đường hoa dã quỳ ở Chư Đang Ya, huyện Chư Păh. Ảnh: Phạm Quý

23 thg 2, 2024

Mê mẩn mùa hoa cà phê nở trắng, tỏa hương ngọt ngào Tây Nguyên

Từ tháng 1 đến tháng 4 hằng năm, hoa cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên đua nở, tỏa sắc trắng khắp vùng đất đỏ, tạo khung cảnh nên thơ, thu hút du khách đến tham quan, chụp ảnh.

Sau khi thu hoạch quả xong, người nông dân thường tưới nước cho cây cà phê để hoa nở và phục hồi cây. Đây cũng là thời điểm mùa hoa cà phê khoe sắc ở Tây Nguyên.

Vẻ đẹp trên cánh đồng thuốc lá Krông Pa

Khí hậu, thổ nhưỡng trên vùng đất được mệnh danh là “chảo lửa” Krông Pa (tỉnh Gia Lai) rất thích hợp cho cây thuốc lá phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cây thuốc lá còn mang lại vẻ đẹp cho đất trời nơi đây.

Bình minh tỏa rạng trên cánh đồng thuốc lá xã Phú Cần. Một màu xanh bạt ngàn chạy dài tít tắp tận bờ sông Ba. Bây giờ là mùa xuân, màn sương bảng lảng rải đều trên những tấm thảm xanh mờ ảo. Hoa thuốc lá bừng nở khoe sắc hồng trong ánh ban mai rực rỡ.

Một màu xanh bạt ngàn chạy dài tít tắp tận bờ sông Ba.

Nghìn du khách tập trung chiêm ngưỡng rồng dài 10m bay lên trời

Tại buổi thả phúc khí cầu ở lễ hội chùa Ông năm nay, điểm nhấn ấn tượng nhất là màn thả phúc khí cầu hình rồng dài 10m, mang đến cho hàng nghìn người dân và du khách tham gia một trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn.

Sáng 22/2, hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về Chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai, tham dự hoạt động thả phúc khí cầu, một trong những sự kiện của lễ hội chùa Ông năm 2024.

Phúc khí cầu hình rồng độc đáo.

Lễ thả hoa đăng trên sông Đồng Nai và lời nguyện cầu từ du khách quốc tế

Du khách quốc tế được tự tay viết những lời nguyện cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc và thịnh vượng, đính kèm lên những chiếc hoa đăng thả ở sông Đồng Nai trong lễ hội chùa Ông

Tối 22/2, hàng nghìn người du khách quốc tế đổ về khuôn viên chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai để tham dự lễ thả hoa đăng cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Hàng nghìn hoa đăng tại sân chùa Ông chuẩn bị thả xuống sông Đồng Nai

21 thg 2, 2024

Số phận kì lạ của ngôi quốc tự Diệu Đế

Cổng chùa luôn rộng mở đón khách thập phương đến vãn cảnh và lễ Phật. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ít ai biết rằng số phận của ngôi quốc tự Diệu Đế ở xứ Huế lại từng có thời kì phải trải qua nhiều thăng trầm đến thế. Từ một ngôi vương phủ sau đó thành quốc tự rồi biến thành phủ đường, nhà kho, xưởng đúc tiền, thậm chí trở thành cả nhà lao… Trải bao thế sự thăng trầm, chùa Diệu Đế nay vẫn còn đó và vẫn là chốn linh thiêng bậc nhất của xứ thiền kinh.

Đặc sắc lễ hội Chùa Tân Thanh

Sáng 18/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Tân Thanh, huyện Văn Lãng. Tham dự có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn.

Các đại biểu và nhân dân tham dự lễ hội

Ngọt thanh bánh chuối ngày rằm tháng 7

Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng chuẩn bị và thưởng thức những loại bánh, món ăn truyền thống. Một trong số đó không thể thiếu bánh chuối, loại bánh mang hương vị ngọt thanh, đậm chất quê.

Rằm tháng 7 đã đến rất gần, thời điểm này, nhiều gia đình ở Lạng Sơn đang tất bật mua sắm, chuẩn bị các nguyên liệu để làm các loại bánh như: bánh rợm, bánh gai, bánh chuối… Giống như nhiều gia đình người Tày, Nùng khác ở Lạng Sơn, năm nay, gia đình bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan vẫn duy trì việc làm bánh chuối vào dịp rằm tháng 7. Trong lúc đang nhanh tay lau từng chiếc lá chuối, bà Nhị cho biết: Hằng năm vào dịp này, gia đình tôi thường làm bánh chuối, một loại bánh có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng. Nguyên liệu để làm bánh rất mộc mạc, dễ kiếm như: gạo nếp, chuối tây, đỗ xanh… nhưng để làm được ra những chiếc bánh thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người làm. Chính vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên cặp bánh chuối bày cạnh mâm cỗ cúng của mỗi gia đình còn thể hiện cho tấm lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên.

Bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan thực hiện công đoạn gói bánh chuối

Ngọt ngào hương vị bánh nướng lò củi truyền thống Tràng Định

Khi đất trời chuyển mình sang thu, không khí mát mẻ cũng là lúc Tết Trung thu về. Tháng 8 mùa thu, tìm về mảnh đất Tràng Định giàu truyền thống ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng như thạch đen, bánh khảo, cốm, khẩu sli, vịt quay… ta thật khó để cưỡng lại thứ hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những chiếc bánh nướng mới ra lò. Không ai biết được nghề làm bánh trung thu ở đây có từ bao giờ, chỉ biết đây chính là thức quà không thể thiếu trong mâm cỗ trông trăng là sản phẩm truyền thống bao đời nay của người dân huyện Tràng Định.

Đến thăm nhà chị Nông Thị Hồi tại thôn Cà Cáy, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định. Vừa bước chân vào cửa chúng tôi đã nghe được tiếng âm thanh lộp cộp của khuôn làm bánh nướng và hương thơm hấp dẫn của những chiếc bánh nóng hổi, vàng ruộm mới ra lò. Bên chiếc lò nướng đang rực lửa, ai nấy đều tất bật, hối hả thoăn thoắt từng động tác, người nhào bột, người trộn nhân, người nướng bánh… tất cả các công đoạn đều được làm thủ công để cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon mang hương vị bếp củi truyền thống. Ngôi nhà và cũng chính là cửa hàng kiêm xưởng bánh trung thu của của gia đình chị Hồi những ngày này nhộn nhịp hơn bao giờ hết, dù không có biển quảng cáo nổi bật bắt mắt như những nơi khác nhưng tiếng lành đồn xa, những người xếp hàng mua bánh và mang nguyên liệu đến lò bánh để tự tay làm những chiếc bánh cho gia đình mình bằng lò nướng thủ công vẫn nườm nượp kéo đến.