7 thg 11, 2023

Những vị chủ bái ở miếu Bà

Ở xóm Bóng, thôn Vinh Phú, xã Đức Lợi (Mộ Đức) có một ngôi miếu thờ Bà Ngũ hành. Bên trong miếu, người dân địa phương kính cẩn khắc tên 20 vị chủ bái của miếu lên một tấm bia. Họ là những người đại diện cho 9 dòng họ đầu tiên đến khai hoang, lập ấp ở chốn này.

Miếu Bà ở xóm Bóng, thôn Vinh Phú, xã Đức Lợi (Mộ Đức).

Bí mật của Tà Đùng


Chưa thấy ai kỳ cục giống Tà Đùng. Lần đầu tiên trình diện, vừa cất tiếng gọi “Tà Đùng ơi” thì bỗng đâu ào tới một cơn mưa. Giám đốc Vườn Quốc gia Tà Đùng Khương Thanh Long nói với tôi: “Đại ngàn chào em đấy. Ở đây đôi khi rừng vẫn có cách chào hỏi rất riêng”.

Hồ Tà Đùng - Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên


Hồ Tà Đùng có diện tích mặt nước 3.600 ha và có trên 40 hòn đảo lớn nhỏ. Nhìn từ trên cao, hồ Tà Đùng giống cảnh của Vịnh Hạ Long. Bởi vậy nên nhiều người ví Tà Đùng là “Vịnh Hạ Long trên Tây Nguyên”.

Thắng cảnh hồ Tà Đùng nằm trong diện tích Vườn Quốc gia Tà Đùng huyện Đắk Glong. Tiền thân của đơn vị này là Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng, thành lập năm 2003.

6 thg 11, 2023

Tản mạn cà phê vợt

Miền Bắc có cà phê vợt không?

Cái nồi ngồi trên cái cốc - đó là câu chuyện cười cợt các chú bộ đội từ ngoài Bắc vô "giải phóng" miền Nam năm 1975, khi nhìn cái phin cà phê đặt trên cái ly. Mọi người khẳng định đây là chuyện có thiệt, và tui cũng tin chắc đây là chuyện có thiệt 100%, giống như chuyện mấy ảnh khoe ngoài Bắc giàu có lắm, ti vi tủ lạnh chạy đầy đường, kem nhiều tới mức phơi khô để dành ăn cả tháng...

Gác qua một bên câu chuyện ngờ nghệch của các chiến sĩ vẻ vang bên thắng cuộc, câu hỏi tui tự đặt ra trong chuyện này là: Rõ ràng là dân ngoài đó không biết tới cà phê phin, nhưng như vậy họ pha cà phê bằng gì? Ngoài Bắc có pha cà phê bằng vợt không?

Quán cà phê ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Lê Hồng Phong, Hà Nội năm 2014. Thời điểm này cái ở trên bàn không còn được gọi là cái nồi ngồi trên cái cốc nữa.

Khám phá “Ốc đảo” Chắc Ri

Mùa khô, Chắc Ri là con rạch nhỏ, men theo đồng ruộng xanh ngắt, thuộc phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc, tỉnh An Giang). Nhưng khi nước nổi tràn đồng, xóa nhòa ranh giới đường mòn, đường đê, Chắc Ri trở thành “ốc đảo”. Nhịp sống mùa nước cứ thế nhẹ nhàng trôi qua ở địa danh đặc biệt này.

Kiến trúc độc đáo của chùa Chim ở Cù Lao Giêng

Tọa lạc trên Cù Lao Giêng, xã Bình Phước Xuân (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang),chùa Phước Thành (hay còn gọi là chùa Chim) có kiến trúc độc đáo, thu hút du khách đến tham quan và chiêm bái.

Đến với chùa Phước Thành, du khách sẽ không khỏi ngỡ ngàng với sắc vàng bao phủ cả ngôi chùa. Ảnh: T.T

Thuận Phước, làng xưa dấu cũ


Tên làng hơn 200 năm

Tôi về Thuận Phước dăm ba lần. Lần đầu chỉ lên những chiếc thuyền nhỏ loanh quanh trong đầm nước mặn bàu Cá Cái rợp bóng cây cóc trắng đang mùa lá đỏ, nôn nao nhìn những cánh cò trong nắng, trông những đàn tôm, cá lượn lờ trong làn nước xanh biếc. Nhưng rồi, vài lần sau, những tên đất giản dị, mộc mạc, mà những người chèo thuyền nhắc tới, như Đồng Dài, Đồng Quýt, Cây Thị, Ngòi Thuốc, Bên Sông - là 5 xóm của Thuận Phước bây giờ, rồi cả tên Động Ló, núi Chóp Chài, núi Mình Thịnh, Hòn Cóc... đã thôi thúc tôi tìm về nguồn cội của làng Thuận Phước.

5 thg 11, 2023

Chuyện ăn lẩu trâu nhúng mẻ ở Long Xuyên

1. 

Lần đầu tiên tui nghe nói tới món mẻ là khi đi Cà Mau khoảng hơn hai chục năm trước. Trên đường ra Mũi, cậu hướng dẫn viên hỏi tui trưa nay thích ăn món gì. Tui hỏi Cà Mau có món gì ngon. Cậu ta hào hứng giới thiệu: Anh ăn cơm mẻ cho lạ miệng.

Mới nghe từ này lần đầu nên tui hỏi: Cơm mẻ là cơm gì?
  • Cơm mẻ là cơm nguội người ta để cho thiu có mùi chua chua đó anh. Ăn ngon lắm!
Khỏi nói, nghe tới đây là tui nhợn rồi nên từ chối ăn món đặc sản cơm thiu đó. Cậu hướng dẫn viên tiu nghỉu, nói: Ờ, ở thành phố chắc nhiều người hổng ăn được món này.

Vài năm sau (tức là cách đây gần hai chục năm) tui đi Long Xuyên chơi với Cảnh Toàn. Tối, Toàn rủ: Anh em mình đi ăn lẩu trâu đi anh. Lẩu trâu nhúng mẻ nổi tiếng Long Xuyên luôn đó!

Món thịt trâu nhúng mẻ. Ảnh: Bachhoaxanh.com

Ngày mưa...

Những ai đã từng lớn lên ở vùng quê miền Trung, trong những ngày mưa gió, thường nhớ đến mùi củ mì vừa luộc chín còn nghi ngút hơi nóng, được mẹ ta lấy ra từ chiếc nồi ám khói, đặt vào đĩa hoặc chiếc rổ tre nho nhỏ.


Ngày trước, có hai loại củ mì phổ biến, là mì nếp và mì gòn. Mì nếp, thân cây và lá có màu vàng - trắng, vỏ củ cũng trắng. Mùi của loại củ này thơm như mùi cơm nếp nhưng dẻo chứ không bở. Còn mì gòn thì thân cây và cuống lá cũng như vỏ củ có màu đỏ tím. Tuy không có mùi thơm như mì nếp nhưng củ rất bở, tinh bột nhiều nên đa số gia đình ở nông thôn chọn loại mì này để ăn vào những ngày mưa lụt. Có khi ăn củ mì như một bữa ăn phụ, ăn thêm cho vui miệng, nhưng cũng có không ít gia đình khó khăn, củ mì là lương thực chính. “Nuốt củ mì trầy o mà nói chuyện thế giới!”, các bác nông dân hay trêu nhau câu ấy mỗi khi nghe ai đó bàn tán về những chuyện xa vời.

Tuyệt cảnh Gành Lá Ngái

Vùng biển Bình Sơn có nhiều gành biển đẹp. Trong số đó không thể thiếu nét đẹp hoang sơ của gành Lá Ngái thuộc thôn An Hải (xã Bình Châu). Vùng biển này khá hoang sơ, được tạo nên bởi những lớp đá đen tỏa sáng, tạo nên một vẻ đẹp độc đáo và cuốn hút, rung động lòng người. ​​​​​​​

Gành Lá Ngái cách trung tâm TP. Quảng Ngãi chừng 20 km, có chiều dài khoảng 2 km. Từ TP.Quảng Ngãi, theo tuyến đường Mỹ Trà – Mỹ Khê đến xã Tịnh Khê, bạn tiếp tục theo Quốc lộ 24B đến chợ Bình Châu rẽ trái đi khoảng vài cây số là đến UBND xã Bình Châu. Bon bon trên con đường trải nhựa thẳng tắp, ở cuối con đường này, chúng ta rẽ phải vào con đường đi vào một xóm nhỏ nằm dọc mép sông là đến gành Lá Ngái.

Gành Lá Ngái nhìn từ trên cao. Ảnh: PTT