19 thg 10, 2023
Thanh tao chè hạt sen xứ Huế
Du khách đến thăm Huế mỗi mùa hạ, sẽ thấy những đóa sen thơm tỏa ngát hồ Tịnh Tâm, trông xa xa như cánh bướm trắng yểu điệu trước gió. Hương sen nhẹ nhàng, thanh thoát lan tỏa khắp không gian, đi ngang qua một chốc đã thấy tinh thần khoan khoái và nhẹ bẫng. Sen là loài cây “dễ thương”, “dễ chịu”; hạt sen, củ sen, thân sen, tim sen, đài sen,… đều là những vị thuốc và thức ăn quý bồi bổ sức khỏe. Ẩm thực từ sen Huế thì phong phú lắm. Từ sen, chúng ta có chè long nhãn hạt sen, chè hạt sen đường cát, cơm hấp lá sen, mứt sen, trà tim sen, trà hoa sen… Đơn giản nhưng gửi gắm nhiều tâm ý, tình cảm là món chè hạt sen Cố đô.
Nồng nàn rau nghệ ngày mưa
Đầu mùa mưa, vùng gò đồi ở xã Phổ Châu, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) bắt đầu vào mùa rau nghệ. Gọi là rau nghệ vì thơm mùi nghệ tươi, còn gọi là rau huệ vì cánh hoa giống với hoa huệ. Món rau nghệ mang đậm hương vị quê nhà.
Đi chợ trong phum, sóc
Chợ có không gian nhỏ, chỉ hơn chục tiểu thương, nhưng rất xôm tụ náo nhiệt. Điều thú vị là ở những phiên chợ này, người bán và người mua giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Khmer. “Khách lạ” ghé qua chỉ có thể sử dụng vài từ tiếng Kinh quen thuộc hoặc cần đến “thông dịch viên”.
Ở một xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số Khmer như Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), nét văn hóa còn duy trì cộng đồng còn duy trì rất rõ. Hơn 95% đồng bào dân tộc thiểu số Khmer sống quần cư trong các phum, sóc. Mọi sinh hoạt diễn ra bên trong “cộng đồng thu nhỏ” này quanh năm bình lặng.
Các gian hàng “di động” chở thực phẩm từ chợ trung tâm len lỏi vào tận nhà dân để bán kiếm lời. Ở những nơi cách xa chợ, bà con rất ủng hộ các xe hàng như thế này.
Các gian hàng “di động” chở thực phẩm từ chợ trung tâm len lỏi vào tận nhà dân để bán kiếm lời. Ở những nơi cách xa chợ, bà con rất ủng hộ các xe hàng như thế này.
Nét đẹp trong trang phục đồng bào Chăm ở An Giang
Trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Chăm ở An Giang được giữ gìn đến ngày nay là một tín hiệu văn hóa mà họ luôn tự hào. Nét đẹp, tính thẩm mỹ sáng tạo trong từng chiếc khăn, cái nón, thước vải thổ cẩm rực rỡ… đã trở thành sản phẩm du lịch độc đáo, hút khách.
Phụ nữ Chăm diện những bộ đồ kín đáo, nhưng rất quyến rũ. Nét đẹp ấy sẽ thêm phần kiêu sa khi họ có dịp đội lên đầu chiếc khăn Mispok vào những dịp trang trọng của cộng đồng. Khác với khăn Mispok sản xuất bằng máy thêu, toàn tỉnh An Giang chỉ còn xóm Chăm Châu Giang giữ nghề thêu khăn Mispok thủ công. Giá 1 chiếc khăn từ 850.000 đến hơn 1 triệu đồng.
Góc “chill” trên cánh đồng lũ Vĩnh Lộc
Những ngày này trên các cánh đồng ở vùng kiểm soát lũ xã Vĩnh Lộc (huyện An Phú, tỉnh An Giang), vào buổi sớm hay chiều mát hay cuối tuần, nhiều người dân vùng biên đã tìm đến tận hưởng cảm giác thư giãn cảnh sắc yên bình ở vùng quê bình dị...
17 thg 10, 2023
Bên trong ngôi nhà cổ 130 tuổi đặc biệt nhất Hà Nội
Nằm lặng lẽ trên một con phố cổ tấp nập người qua lại, ngôi nhà số 87 Mã Mây (Hà Nội) từ lâu vẫn là điểm tham quan, trải nghiệm được nhiều bạn trẻ, du khách quốc tế ưa thích tham quan và tìm hiểu lịch sử.
Nhộng ong đất dầm trám đen - món ngày lạnh ở Điện Biên
Nhộng ong đất dầm thịt quả trám đen bọc trong xôi nếp nương là món ăn ở Điện Biên dịp cuối năm khi trời lạnh.
Trời chớm thu, se lạnh là thời điểm trám đen ở vùng núi Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng vào mùa. Và từ tháng 9 đến trước Tết nguyên đán, người dân nơi đây cũng thường thu hoạch nhộng ong đất. Đến Điện Biên vào những ngày lạnh, du khách có cơ hội thưởng thức món đặc sản kết hợp từ trám đen và nhộng ong đất hấp ăn cùng xôi nếp nương.
Trời chớm thu, se lạnh là thời điểm trám đen ở vùng núi Tây Bắc nói chung và Điện Biên nói riêng vào mùa. Và từ tháng 9 đến trước Tết nguyên đán, người dân nơi đây cũng thường thu hoạch nhộng ong đất. Đến Điện Biên vào những ngày lạnh, du khách có cơ hội thưởng thức món đặc sản kết hợp từ trám đen và nhộng ong đất hấp ăn cùng xôi nếp nương.
Thác Cửa Tử, nơi gắn liền với chuyện tình đôi lứa thề sống chết bên nhau
Con suối gắn liền với chuyện tình của một đôi trai gái cùng nhau đi ngược dòng, nguyện sống chết có nhau nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo (huyện Đại Từ, Thái Nguyên).
16 thg 10, 2023
Kinh nghiệm đi chơi ở rừng phong Chí Linh
Rừng phong Chí Linh là điểm leo núi và cắm trại miễn phí, có không khí trong lành, cảnh đẹp.
Lê Thu Hằng, ngoài 30 tuổi, đã đi hết 63 tỉnh thành Việt Nam và hơn 10 nước. Chị vừa có chuyến dã ngoại ở Hải Dương, chia sẻ kinh nghiệm khám phá rừng phong.
Rừng phong Chí Linh ở xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đường tới rừng phong Chí Linh rất dễ đi, có thể dùng phương tiện cá nhân (cả ôtô và xe máy) và công cộng. Nếu không muốn lái xe, hãy bắt xe khách tới thành phố Sao Đỏ rồi thuê xe ôm, taxi lên chùa Thanh Mai. Nếu dùng phương tiện cá nhân, có thể đi theo Google Maps tới chùa. Gửi xe tại chùa, sau đó đi bộ vào rừng.
Lê Thu Hằng, ngoài 30 tuổi, đã đi hết 63 tỉnh thành Việt Nam và hơn 10 nước. Chị vừa có chuyến dã ngoại ở Hải Dương, chia sẻ kinh nghiệm khám phá rừng phong.
Rừng phong Chí Linh ở xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Đường tới rừng phong Chí Linh rất dễ đi, có thể dùng phương tiện cá nhân (cả ôtô và xe máy) và công cộng. Nếu không muốn lái xe, hãy bắt xe khách tới thành phố Sao Đỏ rồi thuê xe ôm, taxi lên chùa Thanh Mai. Nếu dùng phương tiện cá nhân, có thể đi theo Google Maps tới chùa. Gửi xe tại chùa, sau đó đi bộ vào rừng.
5 món ăn dân dã vùng Nam Phổ
Chỉ 100.000 đồng một người, bạn có thể thưởng thức đủ 5 món đặc sản chính hiệu Nam Phổ.
Làng Nam Phổ thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế gần 6 km. Làng nổi tiếng về ẩm thực từ thế kỷ thứ 16, là địa danh gắn liền với đặc sản "bánh canh Nam Phổ". Ngoài bánh canh, nơi đây còn được biết đến với nhiều món ăn dân dã đặc trưng xứ Huế.
Bánh canh bột gạo
Làng Nam Phổ thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, cách thành phố Huế gần 6 km. Làng nổi tiếng về ẩm thực từ thế kỷ thứ 16, là địa danh gắn liền với đặc sản "bánh canh Nam Phổ". Ngoài bánh canh, nơi đây còn được biết đến với nhiều món ăn dân dã đặc trưng xứ Huế.
Bánh canh bột gạo
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)