8 thg 10, 2023
Khám phá vẻ đẹp tiềm ẩn của Vườn Quốc gia Vũ Quang
Ở độ cao 1.400m so với mực nước biển, cảnh sắc thiên nhiên Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) hiện lên thật kỳ vĩ, hoang sơ cùng với sự phong phú, đa dạng hiếm có về địa hình, sinh thái và cảnh quan.
Về Hà Lâu đi chợ phiên, xem những trận bóng đặc biệt
Hà Lâu là một trong 6 xã vùng cao của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh với trên 99% dân số là người dân tộc thiểu số và còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có. Nhiều du khách đến đây rất thích thú với phiên chợ quê hay "mãn nhãn" với màn so tài đầy căng thẳng và kịch tính của đội bóng đá nữ Hà Lâu.
Chợ phiên Hà Lâu được tổ chức mỗi tháng vào ngày Chủ nhật của tuần thứ 4, với rất nhiều sản vật của địa phương được bày bán như gà Tiên Yên, mật ong rừng, rau xanh... và luôn sôi động với tiếng nói, tiếng cười của mọi người. Ông Nguyễn Thanh Tùng, quyền Chủ tịch xã Hà Lâu cho biết xã sẽ duy trì phiên chợ để người dân có một sân chơi gắn tình đoàn kết, còn du khách có một địa điểm để trải nghiệm khi đến với Tiên Yên.
Chợ phiên Hà Lâu được tổ chức mỗi tháng vào ngày Chủ nhật của tuần thứ 4, với rất nhiều sản vật của địa phương được bày bán như gà Tiên Yên, mật ong rừng, rau xanh... và luôn sôi động với tiếng nói, tiếng cười của mọi người. Ông Nguyễn Thanh Tùng, quyền Chủ tịch xã Hà Lâu cho biết xã sẽ duy trì phiên chợ để người dân có một sân chơi gắn tình đoàn kết, còn du khách có một địa điểm để trải nghiệm khi đến với Tiên Yên.
7 thg 10, 2023
Lạc vào tiên cảnh
Lâu nay khi nói đến làng cổ Việt Nam người ta thường nhắc đến ba ngôi làng cổ đẹp nhất, là di tích quốc gia, được Tổng cục Du lịch Việt Nam cùng Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) lựa chọn để đầu tư phát triển mô hình du lịch nông thôn, đó là làng cổ Đường Lâm ở Hà Nội (được công nhận di tích quốc gia năm 2006), làng cổ Phước Tích ở Huế (di tích quốc gia năm 2009)và làng cổ Đông Hòa Hiệp ở Cái Bè (di tích quốc gia năm 2017).
Lâu nay tui cũng biết 3 ngôi làng cổ nổi tiếng như vậy. Thế rồi không định trước, tui có dịp ghé thăm làng cổ Lộc Yên ở Quảng Nam, một ngôi làng tuyệt đẹp và biết thêm rằng đây là một trong bốn ngôi làng cổ đẹp nhất Việt Nam.
Ô Da là Ô Da nào?
Địa danh và địa giới làng xã có sự thay đổi khá lớn qua các thời kỳ lịch sử. Điều này gây không ít khó khăn cho người nghiên cứu văn hóa làng xã nếu không am tường gốc gác của nơi mình quan tâm. Ô Da là một trường hợp như thế.
Huyện Đại Lộc xưa có hai làng Ô Da: Ô Da trại và Ô Da xã nằm gần nhau. Hiện nay rất nhiều người không hiểu rõ về hai địa danh này, nên chỉ nhắc đến Ô Da liền nghĩ đó là Ô Da trại xưa kia.
Đầu triều Nguyễn, Ô Da trại và Ô Da xã là hai trong số 26 làng thuộc tổng Quảng Đại Thượng, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Không rõ đến thời điểm nào thay đổi tên gọi, nhưng dựa theo sắc phong và các ghi chép khác thì đến thời Minh Mạng, Ô Da trại có tên là Điền Trang Ô Da trại, thuộc tổng Quảng Hòa, huyện/phủ Duy Xuyên.
Đình làng Ô Da/Gia. Ảnh: T.L
Huyện Đại Lộc xưa có hai làng Ô Da: Ô Da trại và Ô Da xã nằm gần nhau. Hiện nay rất nhiều người không hiểu rõ về hai địa danh này, nên chỉ nhắc đến Ô Da liền nghĩ đó là Ô Da trại xưa kia.
Đầu triều Nguyễn, Ô Da trại và Ô Da xã là hai trong số 26 làng thuộc tổng Quảng Đại Thượng, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Không rõ đến thời điểm nào thay đổi tên gọi, nhưng dựa theo sắc phong và các ghi chép khác thì đến thời Minh Mạng, Ô Da trại có tên là Điền Trang Ô Da trại, thuộc tổng Quảng Hòa, huyện/phủ Duy Xuyên.
Bí mật lịch sử của đài phun nước Long Vân bên hồ Gươm
Ở trung tâm quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục xưa có một đài phun nước gắn với ký ức của người Hà Nội nhiều thế hệ. Vì sao công trình này được gọi là đài phun nước Long Vân?
Ngôi chùa hơn 700 tuổi linh thiêng nổi tiếng miền Trung
Ở Quảng Bình có một ngôi chùa hơn 700 năm tuổi, nằm bên dòng sông Kiến Giang, đẹp và thơ mộng. Chùa mang tên Hoằng Phúc được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia.
Nằm ở xã Mỹ Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ (Quảng Bình) Chùa Hoằng Phúc
là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung, một công trình kiến
trúc tâm linh có chiều dài lịch sử trên 700 năm. Theo các tài liệu ghi
lại, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đến thăm chùa, cầu phúc đức cho
nhân dân. Lúc đó, chùa có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716, chúa Nguyễn
Phúc Chu đặt lại tên chùa là Kính Thiên. Năm 1821, vua Minh Mạng trong
chuyến ngự giá Bắc tuần đã ghé lại chùa và đổi tên thành Hoằng Phúc tự.
Cây cổ thụ uốn éo như rắn, được “phong thần” ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Có thể nói, cây cổ thụ này chính là một “báu vật sống”, gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Sài Gòn – TP HCM.
6 thg 10, 2023
Ngắm vẻ đẹp hoang sơ của ruộng bậc thang tại làng Kol
Đến làng Kol (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vào những ngày đầu tháng 10, du khách sẽ ngạc nhiên khi được ngắm những thửa ruộng bậc thang trùng điệp, lúa đang bắt đầu chín ngả vàng. Khung cảnh ấy dễ khiến mọi người liên tưởng như đang đứng giữa vùng núi đồi Tây Bắc.
Tiếng chèo làng Khuốc
Làng Khuốc là là cái nôi của nghệ thuật Chèo đồng bằng Bắc Bộ đến nay vẫn giữ được những làn điệu chèo truyền thống. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam
Theo giới thiệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình, chúng tôi tìm đến làng Khuốc để tìm hiểu về nghệ thuật Chèo truyền thống. Ngay từ đầu làng đã nghe tiếng hát chèo đã vọng ra, tôi ngạc nhiên hỏi thì bà Cao Hồng Bấc- thành viên Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Chèo làng Khuốc cười bảo: “Hát chèo là đặc sản làng Khuốc mà, lúc nào có thời gian từ trẻ con đến người lớn đều nghe và hát chèo cả. Các cô chú mà về vào ngày hội làng thì cả làng tưng bừng trống phách, các gánh chèo thi nhau trổ tài vui lắm.”.
Bà Bấc cho biết, làng Khuốc là một trong bảy nôi chèo nổi tiếng đất Bắc có từ thế kỷ 19. Các thế hệ nghệ nhân đã mang gánh chèo làng đến nhiều vùng miền đất nước trình diễn ở các đình đám, hội hè. Câu lạc bộ Chèo truyền thống làng Khuốc đến nay có 64 thành viên, hàng ngày thắp lửa tập luyện giữ nghề chèo truyền thống của cha ông để lại.
Vào những ngày cuối tuần, bà Cao Thị Bấc- phó chủ nhiệm Câu lạc bộ chèo làng Khuốc thường dạy chèo cho những em nhỏ yêu thích những làn điệu chèo để xây dựng đội ngũ kế cận. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam
Hôm chúng tôi đến, các diễn viên không chuyên của làng chèo Khuốc đang tập ở không gian nhà thờ tổ nghề chèo của làng. Không gian tập luyện đúng như những gì mà người ta vẫn thường nói về làng Khuốc là nơi lưu giữ chiếu hình thức biểu diễn truyền thống chèo sân đình. Những diễn viên không chuyên ở đây tự hóa trang thành Thị Mầu, Thị Kính mặc trang phục tứ thân rồi trải chiếu ngoài sân cùng những nhạc công ngồi 2 bên mép chiếu đề hòa tấu phục vụ cho những lời ca, điệu múa của diễn viên. Lắng nghe và nhìn cách những thành viên của câu lạc bộ thể hiện chúng tôi có thể thấy rõ được chèo là loại hình nghệ thuật tổng hợp các yếu tố dân ca, dân vũ, diễn xướng, tuồng tích.
Theo ông Bùi Văn Ro- Chủ nhiệm Câu lạc bộ Chèo truyền thống làng Khuốc cho biết: “Chèo làng Khuốc có tới 12 làn điệu độc đáo mà không ở đâu có được như: Ván cờ tiên, Ðường trường thu không, Tình thư hà vị, Hề đơm đó… Cứ hát được 12 làn điệu ấy thì ai cũng có thể hát được tất cả những làn điệu chèo ở các nơi khác. Những làn điệu độc đáo ở chèo Khuốc không thấy ở nơi đâu bởi ca từ và lối hát rất riêng. Có những làn điệu dù giống nhau nhưng cách ngắt nhịp, đánh trống đế của nghệ nhân chèo Khuốc lại hoàn toàn khác bởi học hát đã khó nhưng gõ trống đế lại càng khó hơn”.
Ông Quách Thành Lập- thành viên của Câu lạc bộ chèo làng Khuốc còn là người chế tạo líu để sử dụng biểu diễn chèo. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam
Một vở chèo khoảng thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ. Nội dung các vở chèo thường miêu tả cuộc sống bình dị của người nông dân, ca ngợi những phẩm chất cao quý của con người, phê phán những thói hư, tật xấu, chống lại bất công, thể hiện tình yêu thương, lòng bao dung, sự tha thứ. Ngoài việc trình diễn các vở chèo truyền thống còn có những vở chèo mang hơi thở thời đại với nội dung phản ánh bối cảnh của đất nước cũng như những mối quan hệ xã hội.
Đến nay làng Khuốc vẫn giữ đúng nguyên bản để diễn các vở như: "Từ Thức gặp tiên, "Trương Viên", "Lưu Bình-Dương Lễ, "Quan Âm Thị Kính", "Súy Vân", "Tống Chân-Cúc Hoa" thường vẫn có đủ hệ thống nhân vật Sinh, Đào, Hề, Lão, Mụ. Trong một vở chèo, các diễn viên sẽ nhập vai diễn để thể hiện nội dung thông điệp muốn đưa đến khán giả. Khi diễn chèo đòi hỏi diễn viên phải thể hiện đủ các kỹ năng hát, múa, diễn trên nền nhạc do các nhạc công hòa tấu bằng các nhạc cụ như trống, mõ, sáo, nhị, tam thập lục, líu, thanh la…tạo hiệu ứng lan tỏa của câu hát, lời hát.
Giờ đây về làng Khuốc, 4 thôn Khuốc Bắc, Khuốc Tây, Khuốc Ðông, Khuốc Nam đều có câu lạc bộ hát chèo quy tụ nhiều thế hệ tham gia sinh hoạt. Vào những tháng hè hay ngày cuối tuần, các nghệ nhân thành danh của chiếng chèo Khuốc vẫn bền bỉ truyền dạy các kỹ năng cơ bản của nghệ thuật hát chèo truyền thống cho những đứa trẻ từ 6 tuổi đến 15 tuổi.
Em Phạm Thị Hằng (14 tuổi) là một trong những diễn viên chèo nhí đã từng đạt giải ở những cuộc thi diễn chèo của tỉnh Thái Bình. Ảnh: Khánh Long/ Báo ảnh Việt Nam
Em Phạm Thị Hằng (14 tuổi): “Từ hồi 5 tuổi được nghe ông nội và bố hát nên em yêu chèo luôn bởi làn điệu nghe rất truyền cảm. Em theo học được các bác truyền dạy các làn điệu chèo cổ và em mong rằng thế hệ trẻ chúng em có thể đưa chèo làng Khuốc vươn xa hơn.”
Bài: Ngân Hà - Ảnh: Khánh Long
Vãn cảnh Chùa Bồ Đề bên bờ sông Hậu hiền hòa
Trong chuyến du lịch Vĩnh Long, ngoài việc khám phá cảnh sắc thiên nhiên sông nước yên bình, thăm các di tích lịch sử – văn hóa hấp dẫn thì bạn đừng quên đến viếng các ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng tại đây như: chùa Phước Hậu, chùa Phật Ngọc Xá Lợi, chùa Gò Xoài, chùa cổ Long An… và không thể bỏ qua cái tên là chùa Bồ Đề.
Chùa Bồ Đề, tọa lạc tại ấp Mỹ Hưng 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Mình, tỉnh Vĩnh Long. Cách Thành phố Vĩnh Long khoảng 30 km về phía Tây, cách thành phố Cần Thơ 2 km về phía Đông Nam. Ngôi chùa có khung cảnh bình yên, thanh tịnh và kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử lâu đời và những câu chuyện được truyền tụng, góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của vùng đất này.
Theo các bậc kỳ lão, chùa Bồ Đề xây dựng từ giữa thế kỷ XIX. Nơi đây là điểm tu hành của nhiều tín đồ sùng đạo, nhiều vị cao tăng đạo cao, đức trọng. Với thời gian tồn tại lâu dài cùng sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh vừa qua, chùa Bồ Đề không còn nguyên vẹn với những đường nét cổ kính xưa kia, nhưng trong ký ức của bao người, nơi đây vẫn là điểm son tươi thắm của tình yêu quê hương đất nước, sự hài hợp tuyệt vời giữa đạo pháp và dân tộc, thể hiện xuyên suốt hai cuộc chiến tranh vệ quốc.
Tương truyền vào những năm 30 của thế kỷ XX, tại đây xuất hiện người thầy thuốc đã giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, kể các câu chuyện cổ, giảng giải đạo lý cho bà con, từ đó khơi gợi trong họ nếp sống tốt, tình yêu quê hương đất nước hướng họ đến lẽ sống cao đẹp hơn. Và người thầy thuốc ấy sau này đã quy y, lấy pháp danh là Nhựt Quang.
Sự thật, thầy Nhựt Quang là nhà cách mạng Nguyễn Văn Nhẫn đang bí mật hoạt động, gầy dựng phong trào. Ông tìm về chùa Bồ Đề để tạo dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức Đảng. Năm 1934, thầy Nhựt Quang vận động quần chúng xã Mỹ Hoà thành lập các hội Ái hữu, phổ biến các tài liệu cách mạng cho thanh niên tiến bộ. Năm 1936, Chi bộ đầu tiên của xã Mỹ Hoà được thành lập tại chùa Bồ Đề.
Nhìn xuống từ cầu Cần Thơ, ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát, bên cạnh sông Hậu hiền hòa tạo nét duyên thầm cho ngôi chùa từng cưu mang bao chiến sĩ cách mạng qua suốt các thời kỳ. Khuôn viên chùa rộng khoảng một trăm mét vuông với kiến trúc mái vòm, trong sân là những bức tượng Phật được chế tác công phu, tinh xảo. Ngoài ra Chùa Bồ Đề còn là nơi tưởng niệm những người thiệt mạng khi tham gia xây dựng cầu Cần Thơ.
Chùa Bồ Đề được UBND tỉnh ra quyết định số 970/QĐ-UBT ngày 17/4/2003 công nhận là Di tích cấp tỉnh.
Cổng tam Quan Chùa Bồ Đề
Chùa Bồ Đề, tọa lạc tại ấp Mỹ Hưng 1, xã Mỹ Hòa, thị xã Bình Mình, tỉnh Vĩnh Long. Cách Thành phố Vĩnh Long khoảng 30 km về phía Tây, cách thành phố Cần Thơ 2 km về phía Đông Nam. Ngôi chùa có khung cảnh bình yên, thanh tịnh và kiến trúc độc đáo gắn liền với lịch sử lâu đời và những câu chuyện được truyền tụng, góp phần tôn vinh thêm vẻ đẹp của vùng đất này.
Chánh điện
Theo các bậc kỳ lão, chùa Bồ Đề xây dựng từ giữa thế kỷ XIX. Nơi đây là điểm tu hành của nhiều tín đồ sùng đạo, nhiều vị cao tăng đạo cao, đức trọng. Với thời gian tồn tại lâu dài cùng sự tàn phá của hai cuộc chiến tranh vừa qua, chùa Bồ Đề không còn nguyên vẹn với những đường nét cổ kính xưa kia, nhưng trong ký ức của bao người, nơi đây vẫn là điểm son tươi thắm của tình yêu quê hương đất nước, sự hài hợp tuyệt vời giữa đạo pháp và dân tộc, thể hiện xuyên suốt hai cuộc chiến tranh vệ quốc.
Ngôi chùa nằm dưới chân cầu Cần Thơ
Tương truyền vào những năm 30 của thế kỷ XX, tại đây xuất hiện người thầy thuốc đã giúp đỡ nhân dân chữa bệnh, kể các câu chuyện cổ, giảng giải đạo lý cho bà con, từ đó khơi gợi trong họ nếp sống tốt, tình yêu quê hương đất nước hướng họ đến lẽ sống cao đẹp hơn. Và người thầy thuốc ấy sau này đã quy y, lấy pháp danh là Nhựt Quang.
Sự thật, thầy Nhựt Quang là nhà cách mạng Nguyễn Văn Nhẫn đang bí mật hoạt động, gầy dựng phong trào. Ông tìm về chùa Bồ Đề để tạo dựng cơ sở cách mạng, xây dựng tổ chức Đảng. Năm 1934, thầy Nhựt Quang vận động quần chúng xã Mỹ Hoà thành lập các hội Ái hữu, phổ biến các tài liệu cách mạng cho thanh niên tiến bộ. Năm 1936, Chi bộ đầu tiên của xã Mỹ Hoà được thành lập tại chùa Bồ Đề.
Ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát
Nhìn xuống từ cầu Cần Thơ, ngôi chùa mang vẻ đẹp cổ kính ẩn hiện dưới những vòm cây xanh mát, bên cạnh sông Hậu hiền hòa tạo nét duyên thầm cho ngôi chùa từng cưu mang bao chiến sĩ cách mạng qua suốt các thời kỳ. Khuôn viên chùa rộng khoảng một trăm mét vuông với kiến trúc mái vòm, trong sân là những bức tượng Phật được chế tác công phu, tinh xảo. Ngoài ra Chùa Bồ Đề còn là nơi tưởng niệm những người thiệt mạng khi tham gia xây dựng cầu Cần Thơ.
Chùa Bồ Đề được UBND tỉnh ra quyết định số 970/QĐ-UBT ngày 17/4/2003 công nhận là Di tích cấp tỉnh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)