Trụ kinh dát vàng - điểm đến mới thu hút Phật tử
28 thg 5, 2023
Đến núi Bà Đen chiêm ngưỡng trụ kinh dát vàng, nghe đờn ca tài tử
Không gian đỉnh núi mát lạnh như mùa thu, nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật hoành tráng, quần thể tâm linh kỳ vĩ nổi bật có trụ kinh Bát nhã dát vàng… là những lý do khiến núi Bà Đen trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu Nam bộ dịp lễ 30/4 năm nay.
Trụ kinh dát vàng - điểm đến mới thu hút Phật tử
Trụ kinh dát vàng - điểm đến mới thu hút Phật tử
27 thg 5, 2023
Làng Sơn Đồng – Tinh hoa mỹ nghệ trăm năm tuổi
Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng với nghề đục, khắc tượng, làm đồ thờ truyền thống cùng với đó là kỹ thuật sơn son, thếp vàng tinh xảo được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá rất cao.
Cung đường ngoạn mục đèo Hải Vân nhìn từ trên cao
Địa danh đặc biệt đèo Hải Vân, nơi được mệnh danh thiên hạ đệ nhất hùng quan không chỉ có cảnh sắc tuyệt mỹ, đường đi hiểm trở mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử, thu hút hơn 1 triệu du khách tới tham quan mỗi năm.
Công viên du lịch sinh thái 6 ha vừa mở cửa ở ngoại ô TP.HCM
Công viên du lịch sinh thái đầu tiên của huyện Hóc Môn (TP.HCM) rộng hơn 6 ha, mức đầu tư 70 tỷ đồng vừa khánh thành phục vụ nhu cầu người dân sau 6 tháng triển khai khẩn trương.
Sáng 18/5, UBND huyện Hóc Môn (TP.HCM) tổ chức khánh thành Công viên du lịch sinh thái rộng hơn 6 ha, nằm trên đường Xuân Thới Thượng 6, ấp 3, xã Xuân Thới Sơn.
Sáng 18/5, UBND huyện Hóc Môn (TP.HCM) tổ chức khánh thành Công viên du lịch sinh thái rộng hơn 6 ha, nằm trên đường Xuân Thới Thượng 6, ấp 3, xã Xuân Thới Sơn.
26 thg 5, 2023
Hẹn người đến suối A Lin
Dòng nước trong veo uốn lượn giữa những tảng đá rêu phong, dưới chân cánh rừng xanh rủ bóng. Tiếng cười của những đứa trẻ đang tắm suối nô đùa, càng khiến dòng A Lin (xã Trung Sơn, A Lưới) mát rượi giữa trưa hè.
Từ thị trấn A Lưới, theo đường Hồ Chí Minh rải nhựa “láng o”, đi qua xã Hồng Kim là đến xã Trung Sơn. Đến địa phận thôn Ta Ay Ta, khách sẽ “gặp” tấm bảng chỉ đường đến “Điểm du lịch cộng đồng suối A Lin”. Từ đây, rẽ vào con đường liên thôn, qua những nương sắn hiền lành, đi tầm 700 mét, là đến bờ suối, nơi có dãy chòi dành cho khách nghỉ chân vừa dựng, còn thơm mùi tre nứa. Hôm đó ngày cuối tuần. Từ lúc sáng sớm, cả 5 chiếc chòi nghỉ chân đã được khách “dưới Huế” gọi điện thoại “đặt gạch” hết, đặt luôn món gà nướng, vịt nướng than hồng và xôi hông từ loại nếp dẻo thơm trồng trên nương rẫy.
Lên vùng cao chèo sup
Cuốc bộ qua cánh rừng nguyên sinh phủ bóng mát, suối Cha Linh (xã A Roàng, huyện A Lưới) làm tái tạo lại cảm hứng và nạp năng lượng cho người đi trải nghiệm. Không chỉ cảnh quan tuyệt đẹp, không khí mát mẻ, tiếng chim ríu rít vui tai, nơi đây còn có khe Lò Xo với những vùng nước lặng – nước chảy và nguồn nước mát trong, thỏa sức để lướt, chèo thuyền sup.
Hấp dẫn suối Tiên
Tận dụng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ, non nước hữu tình mà thiên nhiên ban tặng, Hợp tác xã (HTX) Thủy An (Phú Lộc) đã khai thác, xây dựng suối Tiên trở thành điểm du lịch hấp dẫn bao du khách gần xa.
Theo người dân bản địa thì suối Tiên bắt nguồn từ một câu chuyện cách đây từ rất lâu. Thuở xa xưa, có một loài dây hoa mọc tua tủa trải dài trên những triền đá ven bờ suối như làn tóc của những nàng tiên giáng trần dạo chơi. Tên gọi suối Tiên bắt nguồn từ đó.
Đến với hồ Thủy Yên sau khi đến suối Tiên
Theo người dân bản địa thì suối Tiên bắt nguồn từ một câu chuyện cách đây từ rất lâu. Thuở xa xưa, có một loài dây hoa mọc tua tủa trải dài trên những triền đá ven bờ suối như làn tóc của những nàng tiên giáng trần dạo chơi. Tên gọi suối Tiên bắt nguồn từ đó.
Miên man cây trái mùa hè xứ Huế
Hạ về, trời nắng nóng. Cái nắng miền Trung gắt gao. Nhưng, miền sông Hương núi Ngự lại có nhiều cây trái thơm ngon, hoa đẹp nổi tiếng, cho du khách dừng chân, cho người ở xa nhớ mãi.
Chớm hạ, sáng sớm ra đường Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ bắt gặp các bà, các chị gánh những gánh rau xanh, trong đó có một rổ trái cây, xanh xanh. Đó là trái vả, đặc biệt có nhiều ở Huế. Trong vườn của người Huế, cây vả mọc thật đẹp với tán lá to, quả chi chít ở gốc. Lá vả hái để gói rau trái. Còn quả vả thì chế biến nhiều món ăn ngon, làm trà vả, vả trộn, vả hầm xương, vả chua ngọt, vả sống chấm ruốc kèm mấy lá rau thơm... Món ăn vả trộn là món ngon trong bữa cơm hàng ngày của người Huế và món ngon trong các bữa tiệc.
Cây vả được trồng nhiều ở Huế
Chớm hạ, sáng sớm ra đường Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ bắt gặp các bà, các chị gánh những gánh rau xanh, trong đó có một rổ trái cây, xanh xanh. Đó là trái vả, đặc biệt có nhiều ở Huế. Trong vườn của người Huế, cây vả mọc thật đẹp với tán lá to, quả chi chít ở gốc. Lá vả hái để gói rau trái. Còn quả vả thì chế biến nhiều món ăn ngon, làm trà vả, vả trộn, vả hầm xương, vả chua ngọt, vả sống chấm ruốc kèm mấy lá rau thơm... Món ăn vả trộn là món ngon trong bữa cơm hàng ngày của người Huế và món ngon trong các bữa tiệc.
Khám phá phố hàu Phước Hải
Về Phước Hải, huyện Đất Đỏ, đi dọc đường bờ kè sát biển - Trần Hưng Đạo, du khách bị hấp dẫn bởi hương vị không thể cưỡng lại từ các món hàu.
Phố hàu bắt đầu ngày mới từ 6 giờ sáng. Loại hàu bán ở đây thường là hàu sữa, đặc sản ở vùng biển Long Hải, được ngư dân đánh bắt trong ngày nên tươi ngon. Khi mua, du khách sẽ tự tay lựa chọn, sau đó mang đi cân ký và chế biến tại chỗ.
Là một trong những địa chỉ được những tín đồ nghiện hàu lui tới, quán Chi Oanh luôn tấp nập khách. Hàu được chế biến thành các món như nướng mỡ hành, phô mai,… còn với những người sành ăn thì món hàu nướng mọi và ăn với mù tạt là đỉnh.
Nhân viên quán hàu Chi Oanh chế biến món hàu nướng.
Phố hàu bắt đầu ngày mới từ 6 giờ sáng. Loại hàu bán ở đây thường là hàu sữa, đặc sản ở vùng biển Long Hải, được ngư dân đánh bắt trong ngày nên tươi ngon. Khi mua, du khách sẽ tự tay lựa chọn, sau đó mang đi cân ký và chế biến tại chỗ.
Là một trong những địa chỉ được những tín đồ nghiện hàu lui tới, quán Chi Oanh luôn tấp nập khách. Hàu được chế biến thành các món như nướng mỡ hành, phô mai,… còn với những người sành ăn thì món hàu nướng mọi và ăn với mù tạt là đỉnh.
22 thg 5, 2023
Một lần đến sóc Bom Bo
Sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, theo cách mạng, người dân Bom Bo không kể già trẻ, trai gái, ngày hay đêm tập trung giã gạo nuôi quân đánh đuổi quân thù.
Những ngày đầu tháng 5, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Phước, tôi có dịp ghé thăm sóc Bom Bo, nơi đã dệt nên huyền thoại đẹp của người Stiêng về tinh thần anh dũng, kiên cường và thắm đượm tình quân dân. Lòng tôi lại ngân lên những giai điệu đẹp trong ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: “Đuốc gần tàn nhịp chày thêm rắn rỏi/Bóng trăng lên vừa khỏi đỉnh đồi cây/Người chưa ngơi đã sẵn có người thay/Cối gạo vơi đi và rồi gạo lại đầy...”.
Những ngày đầu tháng 5, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Phước, tôi có dịp ghé thăm sóc Bom Bo, nơi đã dệt nên huyền thoại đẹp của người Stiêng về tinh thần anh dũng, kiên cường và thắm đượm tình quân dân. Lòng tôi lại ngân lên những giai điệu đẹp trong ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: “Đuốc gần tàn nhịp chày thêm rắn rỏi/Bóng trăng lên vừa khỏi đỉnh đồi cây/Người chưa ngơi đã sẵn có người thay/Cối gạo vơi đi và rồi gạo lại đầy...”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)