22 thg 5, 2023

Đêm bình yên ngắm đom đóm bay

Lần cuối cùng bạn nhìn thấy đom đóm bay là khi nào? Câu hỏi này cứ trăn trở mãi cho tới khi mới đây, trong một đêm thanh trong, chúng tôi đến khu vườn xanh mát bóng cây của Paksong Farmstay Gia Lai (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Chúng tôi không giấu được sự ngạc nhiên và thích thú khi trước mắt mình là những vệt sáng xanh lơ lập lòe của đom đóm ẩn hiện trong đêm mùa hè ẩm ướt hơi sương.

Du khách trải nghiệm ngắm sao trời trong không gian bình yên tại Paksong Farmstay Gia Lai (ảnh đơn vị cung cấp).

Làng Vĩnh An

Mái đình hoài cổ mang hồn cốt của làng Vĩnh An, là nơi mọi người tụ họp thành tâm cúng bái những bậc tiền nhân có công khai khẩn xóm làng...

Sáng cuối tuần, Trưởng thôn Vĩnh An, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) Nguyễn Văn Tây đón tôi tại ngôi đình làng. Trong mắt anh lấp lánh niềm vui. Giọng anh Tây chậm rãi kể về ngôi đình làng vừa được xây dựng lại trên nền đất xưa.

Nơi gắn kết dân làng

Chừng 300 năm trước, người dân nơi đây chung tay xây dựng ngôi đình thờ cúng những bậc tiền nhân có công khai khẩn xóm làng. Qua bao thăng trầm, đình bị hư hại nên chỉ còn nền đất cao hơn khu vực xung quanh. Dẫu vậy, đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, cư dân trong làng góp tiền cùng sản vật địa phương lo sửa soạn mâm cỗ và thành tâm cúng bái. Khói hương vờn bay trong gió xuân thổi qua xóm làng. Họ khấn nguyện, cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà êm ấm, xóm làng yên vui.

Đình Vĩnh An, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) vừa được xây dựng trên nền đất cũ. Ảnh: Trang Thy

Tháp Chánh Lộ qua hình ảnh khảo cổ

Các nhà nhiếp ảnh, nhà khảo cổ đã chụp nhiều bức ảnh, bộ ảnh tư liệu quý hiếm về di tích kiến trúc Chăm pa, trong đó có khu tháp Chánh Lộ ở Quảng Ngãi. Những hình ảnh này đang được lưu trữ ở Thư viện Viện Viễn Đông Bác Cổ.

Nhật ký qua ảnh

Theo các nhà nghiên cứu, vùng đất Quảng Ngãi cũng là nơi hình thành, tồn tại những trung tâm văn hóa, thương mại quan trọng của người Chăm pa như Cổ Lũy, Châu Sa. Các dấu tích Chăm pa được tìm thấy ở núi Phú Thọ và khu vực lân cận. Quanh các khu vực này có rất nhiều đền tháp. Đặc biệt, tháp Chánh Lộ là tháp Chăm có quy mô lớn nhất được biết đến ở vùng nam châu Amaravati của vương quốc Chăm, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Ngôi tháp này được xây dựng vào thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Trải qua thời gian, tháp Chánh Lộ bị hủy hoại, hầu như bị mất dấu vết hoàn toàn.

Tiết canh Việt Nam bất ngờ vào top món ăn từ thịt phổ biến nhất Đông Nam Á

Thịt là loại thực phẩm, nguyên liệu phổ biến trong các bữa ăn. Trang web Taste Atlas đã liệt kê 50 món ăn phổ biến nhất Đông Nam Á được làm từ thịt.

Trang web được mệnh danh là "bản đồ ẩm thực thế giới" Taste Atlas công bố danh sách 50 món ăn phổ biến nhất Đông Nam được làm từ thịt năm 2023. Trong đó, Việt Nam có 6 đại diện là: Bò nướng lá lốt, gà luộc, tiết canh, cà ri gà, bún chả, bò kho. Taste Atlas miêu tả các món ăn này như sau:

Bò nướng lá lốt

Bò nướng lá lốt là một món ăn Việt Nam bao gồm thịt bò xay được kết hợp với gia vị và hành tây. Sau đó nó được cuộn lại và nướng trên than củi. Món ăn này được phục vụ cùng với bún, xà lách, rau thơm, đồ chua và nước chấm. Thực khách nên thưởng thức bò nướng lá lốt bằng cách gói trong bánh tráng cùng các món ăn kèm, gia vị kể trên.

Ảnh: Taste Atlas

Khám phá rừng ngập mặn tuyệt đẹp được ví như nàng thơ của xứ Huế

Chỉ nằm cách trung tâm Huế khoảng 15km, rừng ngập mặn Rú Chá (thuộc làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Huế) là khu rừng ngập mặn nguyên sinh hiếm hoi còn lại trên hệ đầm phá Tam Giang.

Rừng ngập mặn Rú Chá còn được gọi là rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá. Ý nghĩa cái tên Rú Chá rất đơn giản. Theo tiếng địa phương Huế, “rú” có nghĩa là rừng núi, còn “chá” là tên một loài cây mọc chiếm 90% diện tích nơi đây.

Ảnh: Lê Hoài Nhân

20 thg 5, 2023

Làng homestay của người Xơ Đăng ở Tây Nguyên

Làng Vi Rơ Ngheo, "làng homestay” của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), mang lại cho du khách những trải nghiệm du lịch cộng đồng độc đáo.

Một ngôi nhà trong làng homestay Vi Rơ Ngheo được trang trí cổng bằng các chậu địa lan địa phương - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Nằm giữa những ngọn núi, cánh rừng nguyên sơ ở xã Đăk Tăng của huyện Kon Plông, làng Vi Rơ Ngheo - nơi được du khách gọi là làng homestay của người Xơ Đăng - là một điểm đến độc đáo và hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá văn hóa và thiên nhiên của Tây Nguyên.

Atiso Đà Lạt nhận kỷ lục châu Á cho ẩm thực, đặc sản Việt Nam

Đầu tháng 4 vừa qua, Atiso Đà Lạt đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á chính thức công nhận đạt giá trị Kỷ lục châu Á cho nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí xác lập “Giá trị Ẩm thực Châu Á”.

Ở Việt Nam, Atiso được trồng chủ yếu ở các vùng như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) nhưng nhiều và nổi tiếng nhất vẫn là Atiso ở Đà Lạt.

Đây là giống cây ôn đới, được người Pháp mang đến Đà Lạt trồng vào cuối thế kỷ XIX. Vùng đất này có thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, tạo điều kiện tối đa cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Atiso. Nhờ đó mà Atiso tại đây đạt chất lượng tuyệt hảo với hàm lượng cynarine cao nhất Việt Nam.

Loài cây này cũng mang lại giá trị kinh tế cao khi có thể sử dụng tất cả các bộ phận từ hoa, lá, thân, rễ,… Từ nguyên liệu tươi đến thành phẩm Atiso đều có tác dụng mát gan, thông mật, lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu. Đặc biệt tinh chất cynarine từ Atiso còn có tác dụng đào thải cồn nhanh. 

Quảng trường biển Sầm Sơn đẹp như ‘phố Tây’, du khách thích thú check-in

Quảng trường biển (TP. Sầm Sơn) được ví như “khu phố Tây” mới đưa vào sử dụng khiến du khách thích thú. Nơi đây đã trở thành điểm check-in tuyệt đẹp vào buổi tối.

Quảng trường biển Sầm Sơn rộng 2 ha, sức chứa khoảng 10.000 người, đây là một công trình điểm nhấn nghệ thuật tạo cho TP. Sầm Sơn có thêm không gian công cộng đầy mới mẻ. Nơi đây được xem là biểu tượng của du lịch của thành phố, điểm đến đông vui, nhộn nhịp, góp phần đưa Sầm Sơn thành điểm đến bốn mùa.

Khu vực quảng trường có 20 cây trang trí hình trống đồng lấy cảm hứng từ hình ảnh và các họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Thân bằng thép mạ kẽm nhúng nóng được tạo hình nghệ thuật, sơn màu phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Các cây cao từ 4,8 m - 11,5 m, được bố trí hệ thống chiếu sáng nghệ thuật theo chủ đề được lập trình sẵn, sử dụng bóng đèn led tiết kiệm điện đa màu sắc. 

Toàn cảnh khu quảng trường biển Sầm Sơn

Mái tóc người Quảng Ngãi xưa

Với người xưa, việc để tóc, cắt tóc và các kiểu tóc... vừa là sinh thể tự nhiên, vừa bao gồm quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ, mang dấu ấn lịch sử văn hóa của một vùng đất.

Chúng ta đã từng thấy, với người Trung Đông, đàn ông nhất thiết phải để râu dài không được cạo, đó là xuất phát từ tín ngưỡng đạo Hồi. Xưa kia, người dân Quảng Ngãi đàn ông, đàn bà đều để tóc dài, búi sau ót. Có người bảo rằng, vì người Việt ta chưa sáng chế được cái tông-đơ cắt tóc như ở phương Tây nên mới vậy. Suy nghĩ như thế có thể là nhầm, vì cắt tóc đôi khi chỉ cần cái kéo, cái dao là được. Để tóc dài gắn với quan niệm tóc là của cha mẹ trao cho, không được cắt bỏ. Đến thời thực dân Pháp cai trị, mang danh đi “khai hóa”, chưa biết họ có vận động người dân cắt tóc hay không, nhưng rõ ràng đến khi phong trào Duy Tân “cúp tóc” đầu thế kỷ XX với cử nhân Lê Đình Cẩn làm chủ súy thì mới khởi đầu.

Người Quảng Ngãi với mái tóc pôm-pê hồi thập niên 30 của thế kỷ XX. ẢNH: TL

Ché trong đời sống đồng bào Ê đê, M'nông, Mạ

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, ngoài cồng chiêng thì ché đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Ché không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là vật dụng dùng trong các dịp cúng tế thần linh, là sính lễ trong cưới hỏi và là vật biểu trưng cho sự giàu có, đẳng cấp, địa vị của mỗi gia đình.

Ché đối với đồng bào Ê đê rất quý và linh thiêng nên chỉ dùng để ủ rượu cần.