22 thg 4, 2023

Dãy núi Ngọc Ruông - “món quà” của tạo hóa

Không chỉ được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu quanh năm mát mẻ, dãy núi Ngọc Ruông còn mang trong mình vẻ đẹp hoang sơ, huyền ảo đến lạ kỳ, tựa như một bức tranh độc đáo. Nơi đây đang trở thành một địa điểm du lịch lý thú cho những ai thích khám phá, trải nghiệm.

Từ thành phố Kon Tum, tôi vượt hơn trăm cây số để đến với dãy núi Ngọc Ruông thuộc xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông). Vốn được truyền miệng là một trong những địa điểm “bỏ túi” của vùng du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, dãy núi Ngọc Ruông hiện lên trước mắt tôi với dáng vẻ kỳ vĩ, nhưng cũng không kém phần thơ mộng.

Nhận lời làm hướng dẫn viên cho tôi, anh A Hiền - làng Vi Rơ Ngheo, xã Đăk Tăng tự hào giới thiệu: Dãy núi Ngọc Ruông có 4 đồi hợp thành, gồm Ngọc Ruông, Nhong Năng, Văng I Nó và Ngọc Chăng. Nằm ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, khí hậu nơi đây mang đặc trưng se lạnh. Lớp sương mù luôn bao quanh núi non trùng điệp tạo nên một khung cảnh mờ ảo, tựa như chốn bồng lai tiên cảnhTừ bao đời nay, dãy núi Ngọc Ruông luôn gắn bó mật thiết với người dân Xơ Đăng tại đây, và như một “nhân chứng sống”, chứng kiến sự đổi thay từng ngày trên mảnh đất này. Người dân địa phương xem Ngọc Ruông như một phần trong văn hóa tâm linh.

Đến Minh Rose Garden, ngắm hoa dã quỳ

Không cần phải lên Đà Lạt hay các tỉnh Tây Nguyên, cách trung tâm TP. Bà Rịa chỉ khoảng 2km, bạn cũng có thể khám phá và check-in mùa hoa dã quỳ ở Minh Rose Garden (760, đường Hoàng Diệu, ấp Phước Tân, xã Tân Hưng, TP. Bà Rịa).

Du khách lựa chọn Minh Rose Garden để cắm trại, picnic.

Tưng bừng Tết té nước của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên

Ngày 14/4, cộng đồng dân tộc Lào sinh sống tại bản Na Sang 1 và Na Sang 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) đã tưng bừng tổ chức Tết truyền thống Bun Huột Nặm (Tết té nước). Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên.

Nghi thức cầu khấn thần linh do bà mo chủ trì cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, sức khỏe dồi dào.

Từ sáng sớm, người dân trong bản Na Sang 1 chọn cho mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất, rực rỡ nhất để chơi hội. Những con đường trong bản cũng được trang trí rực rỡ cờ hoa, không khí vui tươi, rộn ràng khắp bản làng. Đến khoảng 7 giờ 30 phút, từng đoàn người với những bộ trang phục lộng lẫy cùng nhau tụ hội về bãi đất trống cạnh bờ sông Nậm Núa để chuẩn bị cho các nghi thức của lễ hội. Những tiết mục văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc Lào do phụ nữ trong bản biểu diễn.

Tái hiện Lễ hội Chá Mùn của đồng bào dân tộc Thái

Lễ hội Chá Mùn được xem là một nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của cộng đồng dân tộc Thái đen (Thanh Hóa) với ước mong được thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng sinh sôi, tươi tốt, sức khỏe dồi dào, bản làng yên vui.

Theo truyền thuyết, xưa kia ở bản làng Mường Lúm đất đai cằn cổi, hạn hán kéo dài, người dân đói khổ, vất vả, thường xuyên bị dịch bệnh, ốm đau triền miên, không có thuốc để chữa bệnh. Để cứu giúp dân làng, đồng bào dân tộc Thái đã cử người lên Mường Trời cầu cứu Pó Then.

Lời kêu cứu của người Mường Lúm đã làm Pó Then động lòng thương xót và ra lệnh mở cổng trời cho quân lính, thần y xuống trần gian diệt trừ tà ma, chữa bệnh cứu giúp dân làng, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, lúa đầy bồ, khoai sắn đầy sân, bản làng yên ấm. Và cứ vào tháng 9 tháng 10 hàng năm, đồng bào dân tộc Thái ở Mường Lúm, xã Yên Thắng, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa sẽ tổ chức Lễ hội Chá Mùn. 

Thày mo làm lễ Chá Mùn

Tái hiện Lễ hội cầu an của đồng bào Ba Na tỉnh Gia Lai

Lễ hội cầu an là lễ hội truyền thống có từ ngàn đời của người Ba Na, nhằm cầu mong cho dân làng sức khỏe, ấm no, hạnh phúc.

Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Ba Na làng Stơr, xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tái hiện Lễ hội cầu an.

Lễ hội cầu an thường được tổ chức vào các tháng của cuối năm khi dân làng đã thu hoạch hết mùa màng trên rẫy, hoặc tổ chức sau khi dịch bệnh, đau ốm không 
còn xảy ra ở làng nữa.

Trong ngày lễ chính thức, già làng lựa chọn những nam thanh nữ tú để đảm trách những công việc chính khi làm lễ, như lựa chọn một chàng trai khỏe mạnh hóa trang thành người nộm, đeo mặt nạ người và cầm giáo…

19 thg 4, 2023

Dinh chúa đảo - một điểm đến khi thăm quan Côn Đảo

Đến với Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, du khách không nên bỏ qua điểm tham quan, du lịch nổi tiếng ở đây: Dinh chúa đảo.

Dinh chúa đảo còn có tên gọi khác là Dinh ông lớn hay Dinh tỉnh trưởng. Đây là nơi ở và làm việc của các chúa đảo ngày trước - những người đứng đầu bộ máy cai trị ở Côn Đảo.

Dinh chúa đảo bắt đầu khởi công xây dựng từ năm 1862 và hoàn thành vào năm 1876. Nơi đây đã trải qua hơn 50 đời chúa đảo xuyên suốt 113 năm, trong đó có 39 chúa ở thời kỳ Pháp thuộc và 14 chúa dưới thời đế quốc Mỹ chiếm đóng. Tổng diện tích của Dinh chúa đảo khoảng 1,86 ha, bao gồm tòa nhà chính, các gian nhà phụ cùng sân vườn và các hạng mục công trình khác. Cổng chính của Dinh chúa đảo nhìn thẳng ra khu vực Cầu Tàu 914.

Dinh chúa đảo có không gian cổ kính mang đậm phong cách thiết kế theo lối kiến trúc truyền thống của Pháp và vẫn còn giữ nguyên những hiện vật ngày xưa. Trải qua các giai đoạn lịch sử nhưng nét cổ kính và những vật dụng trong Dinh chúa đảo vẫn còn khá nguyên vẹn, giữ được nét đặc trưng riêng.

Dinh chúa đảo - địa danh nổi tiếng ở Côn Đảo.

Độc đáo kem dừa đất Côn Đảo

Ngoài hải sản, Côn Đảo còn có một món ăn vặt rất ngon, đó là kem dừa đất Côn Đảo. Món ăn này nổi tiếng đến mức nhiều người ví rằng “chưa ăn kem dừa đất coi như chưa đến Côn Đảo”.

Kem dừa đất Côn Đảo được đựng trên nửa trái dừa. Khách có thể vừa ăn kem, vừa ăn cơm dừa và cả uống nước dừa được chiết ra từ trái dừa này.

Về Vũng Tàu thưởng thức lẩu mực nấu chao và bún gân cá ngừ

Mới vừa ra mắt góp mặt trong list ẩm thực của thành phố biển Vũng Tàu, nhưng lẩu mực nấu chao và bún/lẩu gân cá ngừ đã trở thành món ăn được “săn lùng” nhất đối với các “tín đồ” ẩm thực.

Tô bún gân cá ful topping hấp dẫn.

Ngon mắt, lạ miệng với bánh chén Phước Tỉnh

Là món ăn dân dã, bánh chén đã trở thành món đặc sản “ngon mắt, lạ miệng” đối với người dân địa phương và du khách khi đến Phước Tỉnh (huyện Long Điền).

Bà Nguyễn Minh Hà cùng người thân thưởng thức món bánh chén Phước Tỉnh.

Chỉ là một quán nhỏ nhưng hằng ngày từ 8 giờ sáng quán bánh chén Cô Trà (bờ kè Phước Tỉnh) tấp nập khách tới thưởng thức. Đây cũng là địa chỉ được các tín đồ ẩm thực ghi nhận là nơi có bánh chén vừa ngon vừa rẻ.

Nét xưa độc đáo ở một làng biển Nghệ An

Làng Trung Kiên, xã Nghi Thiết (Nghi Lộc) không chỉ nổi tiếng với nghề đóng tàu hàng trăm năm, nhiều di tích lịch sử văn hóa cổ kính, mà nơi đây còn lưu giữ những nét xưa độc đáo, hiếm có ở làng biển xứ Nghệ.

Với lịch sử hình thành và tồn tại lâu đời, người dân làng Trung Kiên quần cư dưới chân núi Chùa và dọc theo dãy núi này khá đông đúc. Giữa làng biển cổ kính, những tuyến đường dọc nối các xóm với nhau và những tuyến đường ngang vòng vèo dẫn đến từng cổng nhà khá nhỏ hẹp. Ảnh: Huy Thư