26 thg 2, 2023

Những ngọn đồi được "mặc chiếc áo trắng" trong mùa hoa cà phê Tây nguyên

Những ngày tháng 2, nhiều ngọn đồi trồng cà phê ở Tây nguyên như được "mặc chiếc áo trắng" bởi hoa cà phê bung nở.

Sau Tết Nguyên đán 2023, những ngọn đồi canh tác cà phê của người dân Tây nguyên đã bắt đầu nở hoa. Thời điểm bung hoa phụ thuộc nhiều vào lượng mưa và lượng nước tưới tiêu của bà con nông dân.

Đi giữa những ngọn đồi hoa cà phê mùa này, hương thơm ngào ngạt, đặc trưng xộc thẳng vào mũi. Nhiều người ví đây là mùa con ong đi hút mật (ý nói ong đi hút mật hoa cà phê -PV).

Những ngọn đồi được 'mặc chiếc áo trắng' bởi hoa cà phê bung nở. Ảnh: XUÂN LÂM

25 thg 2, 2023

Núi Bài Thơ – danh thắng sắp mở cửa trở lại ở Hạ Long có gì đặc biệt?

Thông tin sẽ mở lại núi Bài Thơ khiến nhiều người dân và du khách háo hức. Nếu được khai thác xứng tầm, đây có thể là “thỏi nam châm” tiếp theo thu hút khách đến với Hạ Long bằng trải nghiệm độc đáo và khác biệt.

Đến Hạ Long (Quảng Ninh), từ rất nhiều địa điểm trong thành phố đều dễ dàng chiêm ngưỡng núi Bài Thơ, một ngọn núi đá vôi độc đáo bên bờ vịnh Di sản.

Chèo – nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu của người Việt

Ra đời từ thế kỉ 10, Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo và giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt. Theo dòng chảy thời gian, loại hình kịch hát truyền thống được ưa chuộng ở các làng quê vùng châu thổ sông Hồng dần lan tỏa sang vùng trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo, nghệ thuật Chèo đang được Việt Nam nghiên cứu xây dựng hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Chiếu chèo sân đình Kim Liên (Đống Đa - Hà Nội). Ảnh: Khánh Long/VNP

24 thg 2, 2023

Độc đáo kiến trúc chùa Xiêm Cán

Bạc Liêu, vùng đất không chỉ là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ mà còn có hệ thống di tích, văn hóa, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer. Trong đó, không thể không nhắc đến chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Khu vườn tháp chùa Xiêm Cán. Ảnh: Nguyễn Thắng/VNP

Long An qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia

Những hình ảnh quen thuộc, bình dị hàng ngày tại Long An được các nhiếp ảnh gia ghi lại một cách đẹp mắt, sinh động. Mỗi tác phẩm là một khoảnh khắc ấn tượng và có câu chuyện riêng nhằm tôn vinh hình ảnh đẹp về con người và quê hương Long An trên mọi lĩnh vực đời sống.

Tác phẩm "Mùa thu hoạch cỏ năn" của tác giả Lê Hoàng Thái

Ngày xuân thăm chùa cổ

Không biết tự bao giờ, lễ chùa trở thành nét đẹp văn hóa trong những ngày tết. Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người đến chùa lễ Phật, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc. Một trong những ngôi chùa cổ được khách thập phương tìm đến là chùa Long Phước đã trên 200 năm tuổi.

Chùa Long Phước là ngôi chùa cổ có trên 200 tuổi giữa lòng TP.Tân An

Một trong những dấu ấn của Tân An xưa là Long Phước cổ tự (chùa cổ Long Phước) hay còn được gọi theo dân gian là chùa Bình Lập. Nằm bên bờ Nam dòng Vàm Cỏ Tây hiền hòa, chùa Long Phước là một trong những ngôi chùa được thành lập rất sớm tại làng Bình Lập, phủ Tân An (nay thuộc phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An).

Đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Nằm tại trung tâm Đồng Tháp Mười, đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc.

Đoàn viên, thanh niên dâng hương, bày tỏ lòng tri ân đối với vị Anh hùng dân tộc Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều

Anh Nguyễn Hải Đăng (TP.Tân An) có chuyến công tác tại xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, không quên đến thắp hương Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. “Mặc dù đến đây không đúng vào dịp tổ chức lễ giỗ của ông nhưng tôi cảm thấy rất tự hào khi được viếng, nghe kể về lịch sử vị anh hùng của dân tộc có nhiều công lao chống giặc ngoại xâm và khai phá vùng đất Đồng Tháp Mười” - anh Hải Đăng chia sẻ.

Khu Di tích Nhà ông Bộ Thỏ - Nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã 93 mùa xuân có Đảng nhưng huyện Đức Hòa - vùng quê ghi dấu sự kiện trọng đại thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn (Khu di tích Nhà ông Bộ Thỏ) thật sự chuyển mình. Những tuyến đường giao thông nông thôn nhỏ, hẹp ngày nào giờ được nâng cấp, láng nhựa, bêtông rộng rãi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội được xây dựng khang trang, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Nhiều năm nay, nơi đây trở thành địa điểm giáo dục cho thế hệ trẻ.

1. Di tích lịch sử cấp quốc gia Vườn, nhà ông Hương bộ Nguyễn Văn Thỏ (ông Bộ Thỏ) thuộc làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn, nay là ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dù cảnh vật đổi thay nhưng cây khế, cái ao ngày nào vẫn còn đó như một “chứng nhân” cho thời khắc lịch sử thành lập chi bộ Đảng đầu tiên.

Khu di tích là tư gia của ông Nguyễn Văn Thỏ, tên thật là Nguyễn Văn Thới. Ông giữ chức Hương bộ - một chức vụ trong Ban hội tề của làng, nên dân trong vùng thường gọi là ông Bộ Thỏ

Lễ hội Làm Chay - Nét đẹp truyền thống và hiện đại

Dù ai buôn bán bộn bề
Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu

Nhắc đến những lễ hội đầu xuân ở Long An, không thể nào không nhắc đến Lễ hội Làm Chay. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Long An, là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp, là "dấu gạch nối" giữa hiện tại và quá khứ. Lễ hội Làm Chay nhằm tưởng nhớ các nghĩa sĩ và cầu siêu cho các vong linh.

Lễ hội Làm Chay diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng với không gian kéo dài từ đình Tân Xuân đến chùa Linh Phước, chùa Ông, miếu Điền, miếu Âm Nhơn, thánh thất Phương Quế Ngọc Đài, sông Tầm Vu,... Lễ hội liên quan đến nhiều thiết chế tín ngưỡng khác ở thị trấn Tầm Vu: Chùa Ông (Linh Võ tự) thờ Quan Thánh Đế Quân, miếu Điền (Dương Xuân miếu) thờ thần Nông, miếu Cô Hồn (Âm Nhơn miếu), chùa Linh Phước (Linh Phước tự), thánh thất Phương Quế Ngọc Đài (đạo Cao Đài). Sự đan xen, hòa nguyện giữa nhiều thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng trong Lễ hội Làm Chay cho thấy tâm thức hoàn đồng trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng.

2 cây đa tại Đình Vạn Phước được công nhận Cây di sản Việt Nam

Sáng 08/02, UBND huyện Cần Đước, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam – 2 cây đa Đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước).

Lãnh đạo huyện, Ban Hội hương Đình Vạn Phước nhận Quyết định và Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa

Dự lễ có nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được cùng lãnh đạo sở, ngành, địa phương.