28 thg 9, 2022

Lẩu gà Tiên Yên nấu bỗng rượu

Gà Tiên Yên là một trong những đặc sản nằm trong danh mục sản phẩm OCOP của Quảng Ninh. Với đặc tính thịt thơm ngon, da dày và vàng giòn, gà Tiên Yên đã khiến cho ai lỡ ăn một lần là nhớ mãi.

Theo như cách chế biến thông thường, gà Tiên Yên sẽ được luộc hoặc nướng, khi thời tiết se lạnh thì lẩu gà cũng là món ăn cực kì hợp khẩu vị.

Gà Tiên Yên nằm trong Top 50 món ngon nhất Việt Nam.

27 thg 9, 2022

Mùa trám đen ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, người dân “thủ phủ” trám đen ở xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) lại tất bật vào mùa thu hoạch. Năm nay trám được giá nên người dân rất phấn khởi.


Xã Sơn Ninh được xem là “thủ phủ” trám đen, bởi nơi đây có hàng trăm hộ trồng trám, với số lượng từ 10 - 40 cây trong vườn. Thời điểm này, người dân đang vào mùa thu hoạch nên không khí luôn rộn ràng.

Kỳ thú thác Đôi

Nếu như du khách đã đến xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà và đã từng ấn tượng với hồ Trúc Bài Sơn, thì xin ghé thăm bản Tài Chi, xã Quảng Sơn, nơi đây có thác Đôi, biểu tượng tình yêu giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Bao quanh thác Đôi là những khu rừng phòng hộ nguyên sinh của huyện Hải Hà. Xã Quảng Sơn có tổng diện tích tự nhiên 16.137,3635 ha, nhưng toàn xã chỉ có 240 ha đất canh tác còn lại đa phần là rừng đồi. Các cánh rừng nguyên sinh giữ nước cho 2 con sông Hà Cối và Tài Chi, cung cấp nước chính cho hầu hết các xã làm nông nghiệp ở huyện Hải Hà.

Xung quanh thác Đôi là khu rừng nguyên sinh với nhiều cây gỗ lớn.

Chùa Bửu Hưng: Ngôi chùa cổ với những bức tượng Phật độc đáo

Hầu hết các tượng Phật ở chùa Bửu Hưng có màu sắc nhẹ nhàng, không lòe loẹt, y phục không hoa văn tiểu tiết rườm rà; những tượng Phật này toát lên được sự trang nghiêm và đã tạo nên không gian trầm ấm cho một ngôi cổ tự.

Hồng không hạt - sản vật trên cao nguyên đá

Hồng không hạt Quản Bạ giòn, vị ngọt đậm, nhiều bột mịn và có mùi thơm đặc biệt, đang được phát triển nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Loại quả này từ lâu đã được nhiều người biết đến là đặc sản thơm ngon, gắn liền với con người và vùng đất Hà Giang, mang hương vị tươi mát của núi rừng. Khác với hồng không hạt ở các địa phương khác, hồng không hạt Quản Bạ thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa, được đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y... trồng từ lâu đời.

Hồng không hạt Quản Bạ thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa, được trồng lâu đời. Ảnh: HTX Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)

25 thg 9, 2022

Hang Táu - ngôi làng nguyên sơ ở Mộc Châu

Nằm cạnh bìa rừng, Hang Táu không điện, không Internet, không sóng điện thoại, chỉ có tiếng gia súc và trẻ con chơi đùa.

Trở về sau chuyến khám phá Hang Táu (xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu), Nguyễn Hồng Dương (24 tuổi, Hà Nội) quyết định giữ lại những bức ảnh nguyên bản nhất, không chỉnh sửa, bởi quá ấn tượng với vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất này.

Bấp bênh nghề đóng đáy sông sâu

Từ lâu, sông Dung Thăng (huyện An Phú, tỉnh An Giang) được xem là “túi cá” trứ danh ở đầu nguồn. Nhưng giờ đây, thiên nhiên không còn hào phóng, nguồn cá, tôm ít dần, nghề đóng đáy sông sâu bấp bênh theo sóng nước...

“Sông dài, cá lội bặt tăm”

Cơn sóng nhỏ bất chợt lướt ngang mặt sông, chiếc ghe bầu của Hai Lũy (Nguyễn Văn Lũy, 64 tuổi, ngư dân huyện An Phú) tròng trành từng nhịp. 5 chiếc võng mắc trên ghe bầu là chỗ nương náu của 5 phận đời làm nghề đóng đáy trên sông.

Năm nào cũng vậy, đến mùa nước nổi, những người bạn “tri kỷ” của Hai Lũy lại hẹn gặp tại sông Dung Thăng để mưu sinh với nghề đóng đáy. Khác với những nhánh sông lớn ở đầu nguồn, dòng sông Dung Thăng có vị trí thuận lợi, nằm ngay hạ lưu của 2 nhánh sông nhỏ chảy qua từ nước bạn Campuchia. Vào mùa lũ, nơi đây hứng một lượng lớn “sản vật đồng” từ thượng nguồn đổ về. Tuy nhiên, những năm gần đây, mẹ thiên nhiên không còn ưu đãi.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Chùa Tượng Sơn ở thôn 1, xã Sơn Giang (Hương Sơn - Hà Tĩnh) được biết đến là ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác. Hằng năm, chùa đón hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.


Chùa Tượng Sơn được xây dựng từ thời Hậu Lê, đời Lê Dụ Tông - thế kỷ XVIII, tại xóm Vĩnh Tuy, làng Yên Hồ, xã Tình Diệm nay là thôn 1, xã Sơn Giang. Chùa nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố, phía sau chùa là dãy núi Voi trùng điệp nên được đặt tên là Tượng Sơn tự.

Khám phá tiên cảnh trong lòng Di sản

Nằm trên tuyến tham quan số 2, hồ Động Tiên có cảnh quan ngoạn mục, hồ nước nằm gọn trong lòng trái núi, tạo nên cảnh đẹp, nên thơ. Không chỉ vậy, hang hồ Động Tiên còn chứa đựng nhiều giá trị lớn về nghiên cứu khoa học, địa chất địa mạo, lịch sử, văn hóa.

Nằm trên tuyến tham quan số 2, hồ Động Tiên có cảnh quan ngoạn mục, hồ nước nằm gọn trong lòng trái núi, tạo nên cảnh đẹp, nên thơ. Không chỉ vậy, hang hồ Động Tiên còn chứa đựng nhiều giá trị lớn về nghiên cứu khoa học, địa chất địa mạo, lịch sử, văn hóa.

Cách Bãi Cháy chừng 12 km, hồ Động Tiên nằm ở phía Đông của đảo Bồ Hòn, có diện tích khoảng 650 m². Quả thật với du khách, hồ Động Tiên gây ấn tượng đầu tiên ngay từ cái tên gọi. Theo tích cũ thì sở dĩ hang có tên gọi như vậy vì hang có kết cấu, cảnh quan đặc biệt: Thông với một hồ nhỏ nằm lọt thỏm trong lòng núi. Tích xưa kể này, do cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, lại là nơi hoang vắng, tĩnh lặng nên nơi đây từng thu hút những nàng tiên xinh đẹp xuống chơi đùa...

Cảnh đẹp khu vực hồ Động Tiên.

24 thg 9, 2022

Độc đáo tết hoa quả của người dân nơi biên giới

Lễ hội Khàu Búa Sa hay còn gọi là tết hoa quả của đồng bào dân tộc Thái, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.

Hằng năm, cứ vào ngày 29/7 âm lịch, bà con đồng bào dân tộc Thái tại các bản làng xã Mỹ Lý, lại tổ chức lễ Khàu Búa Sa (thường gọi là tết hoa quả).

Để ăn mừng và chào đón tổ tiên trở về từ Mường Trời, con cháu trong gia đình sẽ tổ chức mâm cúng tạ lễ tổ tiên và tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành.

Ông Lương Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - cho biết, trước đây, lễ hội Khàu Búa Sa kéo dài trong 7 ngày mới kết thúc. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bà con tổ chức tiết kiệm, vui vẻ và rút ngắn thời gian còn một ngày.

"Vào ngày đó, ngoài mâm cúng chung đặt tại đền bản, mỗi gia đình đều chuẩn bị 2 mâm cúng tại nhà. Lễ Khàu Búa Sa được xem dịp để gia đình, anh em sum họp, con cháu ở xa nhớ về báo hiếu với ông bà, cha mẹ đã phù hộ. Dịp này, mỗi gia đình đều làm mâm cúng để cầu cho mưa thuận gió hòa, trong công việc làm ăn, kinh doanh được suôn sẻ và đặc biệt là thêm một mùa lúa mới bội thu", ông Lương Văn Bảy chia sẻ.