6 thg 6, 2022

Tìm hiểu thêm về sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên, ở Long Châu Tiên thạch tự- núi Bà Đen

Toàn những khối đá lớn hình sừng tê, hình trứng lô xô bên một gốc cây cổ thụ bốn mùa xanh. Đây chính là tháp mộ của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên.

Tháp mộ của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên đã được trùng tu.

Có thể bạn chưa biết tên hiệu hoặc pháp danh của sư tổ Huệ Mạng Kim Tiên. Nhưng, nếu nói đây là ông sư tổ đã từng tụng kinh cho đá tảng ở núi nứt đôi, làm lối đi cho bá tánh thập phương đến viếng chùa thì nhiều người Tây Ninh đã biết, qua cuốn sách “Tây Ninh xưa” của Huỳnh Minh, khi ông chép lại thành câu chuyện “Ông Đá nứt hai trên núi Điện Bà” (trang 67, Nxb Thanh niên tái bản năm 2001).

Chuyện về các bà Tổ sáng tạo Phước Lưu cổ tự

Bà Trần Thị Nên là mẹ của ông Mai Văn Lực, sau này là Hoà thượng Trừng Lực, người được coi là Tổ đời thứ nhất của Phước Lưu cổ tự. Một người phụ nữ khác, được coi là thuộc nhóm “Tổ sáng tạo” chùa Phước Lưu, chính là sư cô Diệu Thiện.

Chùa Phước Lưu.

Dân gian thường gọi những người khai sáng lập chùa là các vị “khai sơn tạo tự”. Trên miền đất quê hương của núi Bà Đen, có nhiều ngôi chùa do phụ nữ “khai sơn”, nhiều nhất là ở các ngôi tịnh xá của hệ phái khất sĩ. Đấy là nơi tu hành của các vị ni sư. Ngay ở thành phố Tây Ninh, ta có thể dễ dàng tìm thấy vài ngôi, như tịnh xá Ngọc Ninh, Ngọc Truyền trên địa bàn phường 1.

5 thg 6, 2022

Tháng tư, nhớ miền đất thánh Tân Biên

Nếu mùa khô 1966-1967 đến Mậu Thân 1968, Tân Biên làm cho “Mỹ cút”, thì đến chiến dịch Nguyễn Huệ tháng 4.1972 lại làm cho “nguỵ nhào” trên miền đất được mệnh danh là thánh địa của cách mạng miền Nam những năm chống Mỹ.

Ký hoạ Võ Đồng Minh

Vâng! Tháng 4.2022 này tôi nhớ Tân Biên. Vì đọc lại những trang sử tỉnh nhà thì thấy người Tây Ninh cần nhớ ơn miền đất này nhiều lắm. Như trong tháng 4 này, là vừa đúng 50 năm sau chiến thắng của chiến dịch Nguyễn Huệ trên miền đất Tân Biên đầy nắng. Những tên làng tên đất của Tân Biên được lịch sử gọi tên, như Trại Bí, Thiện Ngôn, Xa Mát, Cần Đăng…

Bình yên trảng Tà Nốt

Trảng Tà Nốt là một vùng đất trũng thấp, có diện tích gần 100 ha, thuộc tiểu khu 17, Vườn quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Lập, huyện Tân Biên). Nơi đây có nhiều loài động vật, thực vật quý hiếm, hấp dẫn các nhà khoa học và du khách gần xa.

Trảng Tà Nốt thường xuyên được bao trùm bởi một cánh đồng đầy cỏ đưng, cỏ lác. Đến mùa nắng hạn, những loại cây hoang dại này héo khô và tạo thành lớp thực bì dễ bén lửa. Mùa mưa đến, trảng Tà Nốt như thay áo mới.

Cánh đồng đưng, lác, lúa trời sinh sôi nảy nở trở lại. Những vạt rừng nguyên sinh quanh trảng cũng đâm chồi nảy lộc, ra hoa, kết trái. Cả ngàn cá thể cò nhạn (cò ốc) từ nước bạn Campuchia hoặc từ đồng bằng Sông Cửu Long cũng di cư về đây.

Những giá trị văn hoá của làng Kà Ốt

Tuy đời sống kinh tế phát triển, tính hiện đại lan toả không ít, nhưng Kà Ốt vẫn giữ được dáng xưa của một phum Khmer cổ. Trong ấp còn 20 ngôi nhà sàn được xây dựng theo phong cách Khmer.

Đám rước quanh chánh điện.

Nếu tính từ trung tâm thị trấn Tân Châu chạy theo trục đường 785 tới xã Tân Đông, rẽ qua hướng chợ Kà Tum đến đầu ấp Đông Tiến, xong tiếp tục rẽ trái đi thêm khoảng 1km nữa thì sẽ đến Kà Ốt. Tổng cộng con đường từ Đồng Pal đến Kà Ốt chừng 20km.

Kỳ thú rạn san hô cổ hóa thạch trên cạn

Rêu phủ trên rạn san hô cổ ở Hòn Đỏ

Thông thường nếu muốn ngắm san hô, phải ngụp lặn dưới biển, còn khi đến Hòn Đỏ, vô vàn rạn san hô hóa thạch trên cạn thật kỳ thú. Trên nền san hô hóa thạch, lớp lớp các loài cây hoang dại phủ xanh tạo nên nét đẹp lạ lẫm.

Hòn Đỏ thuộc địa bàn thôn Mỹ Hiệp (xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận), cách TP. Phan Rang-Tháp Chàm khoảng 25 km. Quần thể san hô hóa thạch nơi đây được sóng biển bào mòn theo thời gian tạo ra nhiều hình thù độc đáo, chia thành hai phần gồm phần đỉnh phía trên và bậc thềm ở phía dưới.

Thăm rừng sến lớn nhất Đông Nam Á tại Thanh Hóa

Rừng sến Tam Quy nằm trên địa bàn 3 xã của huyện Hà Trung gồm Hà Tân, Hà Đông và Hà Lĩnh, cách thành phố Thanh Hoá khoảng 25 km.

Rừng sến Tam Quy ở huyện Hà Trung rộng gần 520 ha, là khu bảo tồn loài sến mật duy nhất ở Việt Nam và lớn nhất Đông Nam Á.

Cổ thụ “bạch tuộc khổng lồ” giữa Sài Gòn

Với bộ rễ khổng lồ nổi lên mặt đất, vươn rộng như những vòi bạch tuộc khổng lồ, cây điệp phèo heo cổ thụ ở Dinh Độc Lập khiến nhiều người ngỡ ngàng.

Không chỉ là một di tích lịch sử nổi tiếng Sài Gòn, Dinh Độc Lập còn là nơi sở hữu nhiều cây cổ thụ độc đáo trong khu vườn rộng có lịch sử lâu đời của mình. Nổi bật trong số đó là một cây điệp phèo heo có hình dáng rất cổ quái

3 thg 6, 2022

Mác kham - món ăn vặt vừa có vị độc đáo vừa có lợi cho sức khỏe

Mác kham (còn gọi là me rừng) - loại cây mọc tự nhiên ở các vùng rừng núi phía Bắc ở nước ta, trong đó có Cao Bằng. Quả mác kham với vị chua, ngọt hòa quyện chút đắng, chát là món quà vặt được rất nhiều chị em ưa thích.

Những chùm mác kham sai trĩu quả (ảnh: Đàm Khoa).

Cây mác kham thường mọc ở những khu vực đồi núi thưa, có nhiều ánh sáng. Loại cây này có lá nhỏ, hai hàng lá xếp sít nhau chia thành 2 dãy, trông giống lá kép lông chim. Mác kham ra hoa vào tháng 4 - 5 hằng năm. Hoa mác kham nhỏ, có màu vàng mọc thành tán ở nách lá. Quả mác kham có hình tròn, nhỏ bằng ngón tay, khi còn non có màu xanh, khi chín quả ngả vàng, vỏ nhẵn và cứng, có khía mờ tạo thành 6 múi, thường chín vào mùa thu hằng năm.

Xôi bjoóc phón - đậm đà hương vị miền Non nước Cao Bằng

Xôi bjoóc phón là ẩm thực độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của người Tày, Nùng Cao Bằng. Xôi bjoóc phón có màu vàng, mùi thơm, vị ngọt, dẻo, ăn rất ngon.

Xôi bjoóc phón.

Xôi có màu vàng vì được nhuộm từ hoa của cây bjoóc phón, loại cây sống tự nhiên ở trên rừng. Cây bjoóc phón (theo tiếng Tày, Nùng) là loại cây thân gỗ, mọc tự nhiên bên các sườn núi đá, cao khoảng 1 - 3m. Cây nở hoa vào mùa xuân từ tháng 2 đến tháng 3, hoa mới nở có màu trắng, sau đó ngả màu vàng và có hương thơm rất đặc biệt.