Bạn có nhận ra những hình ảnh này là ở đâu không?
9 thg 2, 2022
Tượng Phật 24 tay độc đáo ở xứ Nghệ
Chùa Phúc Mỹ hiện đang lưu giữ được một hệ thống tượng cổ đặc sắc, độc đáo hàng đầu tỉnh Nghệ An, nhất là tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề 24 tay.
Ý nghĩa tâm linh của Ngũ Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống
“Ngũ hổ” là một chủ đề nổi tiếng của tranh dân gian Hàng Trống. Phía sau bức tranh này ẩn chứa nhiều thông điệp tâm linh của nền văn hóa cổ phương Đông.
Những điều thú vị ở cồn Hến xứ Huế
Với những người yêu ẩm thực, cồn Hến còn được biết đến như nơi khai sinh của một số món đặc sản trứ danh đất Cố đô. Đó là món gì?
8 thg 2, 2022
Quýt Tết nhuộm vàng các triền đồi đẹp như tranh ở xứ Chu Ru
Xã P’ró và thị trấn D’ran ở huyện Đơn Dương, Lâm Đồng đang trúng mùa quýt Tết. Thương lái tấp nập mua bán, còn du khách từ nhiều tỉnh thành tìm đến tham quan, chụp ảnh những vườn quýt chín rộ trĩu cành, vỏ chuyển sang màu vàng rực.
Đường vào vườn quýt 3T (xã P’ró) của ông Đinh Trọng Tuệ có nhiều đoạn khó đi nhưng mỗi ngày vẫn thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan. Khu vườn rộng tới 1,5ha này chuyên trồng quýt hồng và quýt đường. Quýt đang chín rộ, quả sai đến mức cành trĩu nặng sà xuống mặt đất.
Vườn quýt ở xã P'ró. Ảnh: Bông sen trắng
Đường vào vườn quýt 3T (xã P’ró) của ông Đinh Trọng Tuệ có nhiều đoạn khó đi nhưng mỗi ngày vẫn thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan. Khu vườn rộng tới 1,5ha này chuyên trồng quýt hồng và quýt đường. Quýt đang chín rộ, quả sai đến mức cành trĩu nặng sà xuống mặt đất.
Chiêm ngưỡng tháp đá cổ 'độc nhất vô nhị' ở Hà Tĩnh
Tháp đá cổ kính hơn 500 năm tuổi được người dân xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên xem như báu vật, thường xuyên trông coi, hương khói hết sức bài bản.
Huyền tích ngôi cổ tự bên gốc củ chi ở Long An
Chùa Phước Định không khang trang, bề thế như nhiều cổ tự khác trong vùng. Tuy nhiên, chùa được nhiều người biết đến bởi có những câu chuyện, giai thoại ly kỳ.
Huyền tích cổ tự
Những ngày cuối năm, ông Phạm Văn Phước (70 tuổi, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tất bật với công việc lau dọn ngôi cổ tự mang tên Phước Định. Sau nhiều tháng đóng cửa tránh dịch, ông hi vọng ngôi chùa nhỏ có thể đón bà con trong ấp đến lễ Phật.
Ông không nhớ nổi tuổi đời của ngôi chùa nhỏ. Khi được gia đình giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ chùa, ông chỉ được kể lại rằng, chùa có từ đời ông sơ của mình. Trước khi có chùa, khu vực này là cánh rừng hoang vu, không dấu chân người.
Sau đó, một người đàn ông từ miệt Lộc Giang (huyện Đức Hòa) đến chặt tre, hái lá dựng ngôi chùa nhỏ để tu tập. Không hiểu vì sao sau đó người này sang lại chùa cho dòng họ của ông Phước.
Huyền tích cổ tự
Những ngày cuối năm, ông Phạm Văn Phước (70 tuổi, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tất bật với công việc lau dọn ngôi cổ tự mang tên Phước Định. Sau nhiều tháng đóng cửa tránh dịch, ông hi vọng ngôi chùa nhỏ có thể đón bà con trong ấp đến lễ Phật.
Ông không nhớ nổi tuổi đời của ngôi chùa nhỏ. Khi được gia đình giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ chùa, ông chỉ được kể lại rằng, chùa có từ đời ông sơ của mình. Trước khi có chùa, khu vực này là cánh rừng hoang vu, không dấu chân người.
Sau đó, một người đàn ông từ miệt Lộc Giang (huyện Đức Hòa) đến chặt tre, hái lá dựng ngôi chùa nhỏ để tu tập. Không hiểu vì sao sau đó người này sang lại chùa cho dòng họ của ông Phước.
7 thg 2, 2022
Chùa Thanh Lương - Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng xứ Nẫu
Chùa Thanh Lương nằm trên địa bàn tỉnh Phú Yên là ngôi chùa gắn liền với rất nhiều câu chuyện ly kỳ. Đặc biệt, vẻ đẹp "độc" và lạ của chùa luôn khiến du khách cảm thấy thích thú khi đến chiêm bái.
Chùa Thanh Lương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam, tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam của xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 10 km. Với thiết kế bình dị bằng vật liệu từ thiên nhiên tạo lên không gian thanh tịnh bình yên, tĩnh lặng, trầm mặc, uy nghi. Từ hình ảnh những con đường cho tới các kiến trúc bên trong chùa đều rất đỗi bình dị và cuốn hút… Cảnh sắc xung quanh chùa Thanh Lương rất bình yên và tĩnh lặng, xung quanh chùa người dân sinh sống bằng nghề chài lưới, khí hậu nơi đây bốn mùa đều mát mẻ nên ngôi chùa luôn là điểm đến du lịch của Phú Yên. Đặc biệt, những câu chuyện xung quanh ngôi chùa gắn liền với pho tượng Quan Thế Âm từ ngoài khơi trôi dạt về đây luôn là điều khiến du khách trong nước và quốc tế cảm thấy tò mò và muốn khám phá.
Chùa Thanh Lương là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của Việt Nam, tọa lạc tại thôn Mỹ Quang Nam của xã An Chấn, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách trung tâm thành phố Tuy Hòa 10 km. Với thiết kế bình dị bằng vật liệu từ thiên nhiên tạo lên không gian thanh tịnh bình yên, tĩnh lặng, trầm mặc, uy nghi. Từ hình ảnh những con đường cho tới các kiến trúc bên trong chùa đều rất đỗi bình dị và cuốn hút… Cảnh sắc xung quanh chùa Thanh Lương rất bình yên và tĩnh lặng, xung quanh chùa người dân sinh sống bằng nghề chài lưới, khí hậu nơi đây bốn mùa đều mát mẻ nên ngôi chùa luôn là điểm đến du lịch của Phú Yên. Đặc biệt, những câu chuyện xung quanh ngôi chùa gắn liền với pho tượng Quan Thế Âm từ ngoài khơi trôi dạt về đây luôn là điều khiến du khách trong nước và quốc tế cảm thấy tò mò và muốn khám phá.
Tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy, Cần Thơ
Có thể nói, tín ngưỡng thờ hổ ở đình Bình Thủy đã thể hiện nét đẹp của con người trong việc ứng xử với tự nhiên...
Du xuân trên bản người Dao tại Cao Bằng
Đến với bản làng người Dao tại Cao Bằng dịp đầu xuân, du khách có dịp tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống độc đáo, hoặc lắng nghe câu hát páo dung của những người dân hiền hậu nơi đây để chúc nhau may mắn, tốt lành.
Xuân mới về trên các bản làng vùng cao với sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mơ, hoa mận… Đặc biệt, tại các bản làng của dân tộc Dao Đỏ ở Cao Bằng, bà con nô nức chuẩn bị đón năm mới với những phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống... Cứ đến dịp năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, người Dao đỏ tỉnh Cao Bằng lại tất bật chuẩn bị cả vật chất, tinh thần đón Tết.
Từ ngày 20 tháng Chạp, nhà nhà lo sửa sang nhà cửa, vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu Tết… Mỗi nhà sẽ chọn xem ngày đẹp trong 10 ngày còn lại cuối năm để đón thầy cúng tới làm lễ cúng bái và thông báo cho tổ tiên rằng năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong năm cũ và tiếp tục phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt, tai qua nạn khỏi, học hành tiến tới, con cháu ngày một đông vui, hòa thuận.
Xuân mới về trên các bản làng vùng cao với sắc hồng của hoa đào, sắc trắng của hoa mơ, hoa mận… Đặc biệt, tại các bản làng của dân tộc Dao Đỏ ở Cao Bằng, bà con nô nức chuẩn bị đón năm mới với những phong tục, tập quán mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống... Cứ đến dịp năm cũ sắp qua, năm mới cận kề, người Dao đỏ tỉnh Cao Bằng lại tất bật chuẩn bị cả vật chất, tinh thần đón Tết.
Từ ngày 20 tháng Chạp, nhà nhà lo sửa sang nhà cửa, vào rừng hoặc ra chợ kiếm lá dong, xay xát thóc nếp để gói bánh chưng, cất rượu Tết… Mỗi nhà sẽ chọn xem ngày đẹp trong 10 ngày còn lại cuối năm để đón thầy cúng tới làm lễ cúng bái và thông báo cho tổ tiên rằng năm cũ sắp qua, năm mới sắp tới. Đây cũng là dịp để con cháu tỏ lòng biết ơn đến ông bà, tổ tiên đã phù hộ trong năm cũ và tiếp tục phù hộ cho năm mới làm ăn phát đạt, tai qua nạn khỏi, học hành tiến tới, con cháu ngày một đông vui, hòa thuận.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)