29 thg 11, 2021

Top 10 Bảo vật quốc gia bằng đồng của Việt Nam

Đồng là một vật liệu đặc biệt, đã đồng hành cùng đời sống người Việt từ thuở hồng hoang cho đến thời hiện đại. Cùng điểm qua những Bảo vật quốc gia bằng đồng tiêu biểu thuộc nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau.

1. Tượng động vật Dốc Chùa (BT Tỉnh Bình Dương) có niên đại cách ngày nay khoảng 2.500 năm, được khai quật tại Dốc Chùa, Tân Uyên, Bình Dương năm 1977. Thuộc văn hóa Đồng Nai, bức tượng bằng đồng này là một trong những Bảo vật quốc gia có tuổi đời cao nhất Việt Nam.

10 lăng mộ đặc sắc nhưng ít người biết ở Cố đô Huế

Bên cạnh loạt lăng mộ nổi tiếng thế giới của các hoàng đế như lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, lăng Khải Định..., Cố đô Huế còn nhiều lăng mộ hoàng tộc có kiến trúc ấn tượng nhưng không được nhiều người biết đến.

1. Trong khuôn viên lăng vua Tự Đức còn có một số lăng mộ của các thành viên hoàng tộc Nguyễn. Nổi bật trong số đó Bồi Lăng, nơi an nghỉ của vua Kiến Phúc (1869 – 1884), vị vua yểu mệnh nhất triều Nguyễn. Đây là một lăng mộ bề thế và còn khá nguyên vẹn so nhiều lăng mộ hoàng thân khác ở Huế

Chùa Dâu – Ngôi chùa cổ xưa nhất Việt Nam

Chùa Dâu tọa lạc tại xã Thanh Khương (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh). Theo những sử liệu, chùa được xây dựng từ năm 187 và hoàn thành vào năm 226. Đây được coi là ngôi chùa cổ xưa nhất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của Phật giáo tại Việt Nam.

Chùa Dâu còn có tên gọi khác là Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, Thiền Định tự, chùa Bà Dâu, thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

Theo thư tịch cổ, chùa được khởi dựng ở vùng Dâu (Luy Lâu) vào thế kỷ II đầu Công nguyên, thời kỳ Sĩ Nhiếp (nhà Hán) làm Thái thú quận Giao Chỉ (sau đổi thành Giao Châu). Đây được coi là trung tâm Phật giáo đầu tiên của nước ta, là dấu tích quan trọng gắn với quá trình hình thành và phát triển Phật giáo Việt Nam.

Linh thiêng đền thờ Bà Triệu


Đền thờ Bà Triệu nằm trong quần thể di tích Bà Triệu nằm trên địa bàn của làng Phú Điền, xã Triệu Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa). Đây là công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.

Về Long Châu thăm Chùa Mục Đồng

Đối với người dân Tây Ninh, nói đến Chùa Mục Đồng có lẽ ít ai biết chùa này ở đâu, thậm chí có người không tin rằng xứ ta có kiểng chùa này. Sách Tây Ninh Đất và Người mới xuất bản gần đây có hẳn một danh mục về các ngôi chùa ở đất Tây Ninh, nhưng cũng không nhắc tới tên Chùa Mục Đồng. Vậy ngôi chùa này hiện tọa lạc tại nơi đâu trong tỉnh?


Thực ra đến với Chùa Mục Đồng cũng không khó lắm. Từ thành phố Tây Ninh ra ngã tư Quốc tế thẳng theo đường 786 qua khỏi cầu Gò Chai chừng 2km, gặp ngã tư Long Vĩnh rẽ phải theo đường 796 tới ấp Long Châu rẽ trái chạy thêm chừng 1,5km nữa là tới nơi. Chùa Mục Đồng hiện nay được xây dựng trên một gò đất giữa một cụm rừng nhỏ. Khu vực này xưa gọi là Bưng Doi Da, gần rạch Bàu Quan chảy ra sông Vàm Cỏ Đông, trước kia từng thuộc Ninh Điền, nay thuộc về ấp Long Châu của xã Long Vĩnh.

28 thg 11, 2021

Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

 Chùa thường ở trên núi. Chùa là chốn linh thiêng. Chắc vì vậy nên nhiều ngôi chùa có tên là Linh Sơn. Tui tò mò tìm hiểu xem ở Việt Nam có những ngôi chùa Linh Sơn nào. Tất nhiên là tui chỉ có thể kể ra những ngôi chùa nổi tiếng hoặc gần gũi với mình thôi, chớ làm sao mà biết hết được.

1. Chùa Linh Sơn ở Đà Lạt

Đây không phải ngôi chùa Linh Sơn nổi tiếng nhứt, nhưng kể ra trước tiên vì chính nó gợi ta nhớ tới tên Linh Sơn qua câu hát trong bài Thương về miền đất lạnh của nhạc sĩ Minh Kỳ: Linh Sơn đâu đây, buông tiếng chuông ban chiều?

Chùa Linh Sơn ở đường Nguyễn văn Trỗi, TP Đà Lạt, được xây dựng năm 1938, hoàn thành năm 1940. Chùa không phải nằm trên núi mà nằm trên một ngọn đồi, phong cảnh hữu tình, xinh đẹp.

Chùa Linh Sơn Đà Lạt. Ảnh: VnTrip

Ngôi đình 300 năm tuổi kiến trúc kiểu nhà sàn ở Bắc Ninh

Đình làng Đình Bảng thuộc thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) là một trong những ngôi đình cổ nhất xứ Kinh Bắc với kiểu kiến trúc nhà sàn độc đáo.

Theo sử sách, đình làng Đình Bảng được khởi công xây dựng vào năm 1700 và đến năm 1736 mới hoàn thành. Người có ý tưởng dựng đình là một vị quan người Đình Bảng. Sau đó, người dân trong vùng đã góp công, góp của để xây dựng ngôi đình.

Chùa Côn Sơn: Kiến trúc tâm linh độc đáo

Chùa Côn Sơn, hay còn gọi là chùa Hun, nằm dưới chân núi Côn Sơn, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa có tên chữ là "Thiên Tư Phúc Tự", nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành.

Chùa Côn Sơn có kiến trúc cung đình, phía trước chùa là hồ bán nguyệt và cổng tam quan. Tam quan của chùa có 2 tầng 8 mái với các hoạ tiết hoa lá, mây tản cách điệu.

Cánh đồng Tà Pạ mùa lúa chín

Qua ống kính của 9x Huỳnh Văn Thái, mùa lúa chín Tà Pạ, huyện Tri Tôn hiện lên là một bức tranh thanh bình.


Những ngày cuối tháng 11, Huỳnh Văn Thái có chuyến đi săn ảnh cánh đồng Tà Pạ vào mùa gặt. Thái sống tại TP Long Xuyên, làm nhiếp ảnh tự do, thường xuyên có các chuyến đi khám phá và chụp phong cảnh quê hương An Giang. Hiện Thái là quản trị của nhóm “Lang thang An Giang” có hơn 312.000 thành viên chia sẻ các điểm check-in và đăng ảnh đẹp quảng bá du lịch An Giang.

27 thg 11, 2021

Ngôi chùa có chánh điện cao vời vợi

Tui không thích kiểu nói "Ngôi chùa lập kỷ lục xyz", vì tui nghĩ đã là chùa thì không có tham sân si, không quan tâm hơn người, đạt kỷ lục này nọ. Rào trước đón sau như vậy để nói rằng khi đến viếng chùa Vạn Đức (Thủ Đức) tui không quan tâm đến chuyện nó xác lập kỷ lục gì mà chỉ nói đến những ấn tượng ngôi chùa tạo ra thôi.

Sách Kỷ lục Việt Nam ghi nhận chùa Vạn Đức là ngôi chùa có chánh điện cao nhất Việt Nam, với chiều cao là 43,5 met. Đây là chiều cao được xác định từ nóc chánh điện xuống. Xuống đâu thì tài liệu không nói rõ, nhưng theo tui - sau khi đã tới viếng chùa - thì là xuống tới nền tầng trệt. Thôi, giờ lướt qua những thông tin mào đầu đó, hãy cùng tui đi thăm chùa nhé.

Chùa Vạn Đức tọa lạc tại số 502 đường Tô Ngọc Vân, TP Thủ Đức, nhìn từ xa đã thấy ngôi chùa cao nổi bật.