24 thg 5, 2021

Một thuở tên xóm, tên làng

Ngày trước, mỗi tên xóm, tên làng ở xã Đức Lân (Mộ Đức) đều gắn với tự nhiên, phong thổ hoặc một điển tích xã hội như xóm Da, xóm Ao, xóm Gò Cầy, xóm Chùa, xóm Dinh, xóm Mít... Đó không chỉ là nguồn cội, mà còn ghi dấu những biến thiên của vùng đất này.

Tên xóm gắn liền với tự nhiên

Địa hình xã Đức Lân vốn đa dạng, có đồng bằng, đồi núi, sông ngòi. Trong xã có nhiều đồi núi nhỏ và rừng, cấm. Sát chân núi Lớn là núi Đất, rồi đến đồi Bà Kỷ, núi Thụ, Cấm Bé, Cấm Đình và rừng Tràm - cấm Đá Bạc, chia cắt địa bàn xã ra làm nhiều vùng cách trở. Tuy nhiên, địa hình tự nhiên đã giúp cân bằng sinh thái, đảm bảo nguồn nước ngầm ao mạch, giếng khơi cho người dân sinh hoạt và trồng trọt. Trên địa bàn xã còn có hai suối khoáng nóng ở thôn Thạch Trụ Tây và thôn Tú Sơn 2. Ngày xưa, người dân coi đây là nước thần cho nên thường tới lui cúng bái, tắm và lấy nước chữa bệnh.

Xóm Mít nay được đổi thành KDC số 24 ở thôn Thạch Trụ Đông, xã Đức Lân (Mộ Đức). Ảnh: Trung Ân

21 thg 5, 2021

Cá thửng níu giữ vị quê

Cá thửng (cá mối), loại cá sống ở vùng đáy biển gần bờ, có nhiều ở vùng biển miền Trung. Cá có thịt trắng, dai và vị ngọt thanh. Ở TX.Đức Phổ, cá thửng được xem như đặc sản và có rất nhiều món ngon được người dân nơi đây chế biến từ loại cá này.

Món ăn đầu tiên phải kể đến là canh cá thửng nấu lưỡi long. Những ngày trời nắng nóng, dạo quanh các chợ ven biển như Phổ Khánh, Phổ Cường, Phổ Châu... có thể dễ dàng bắt gặp những mẹt cá thửng tươi rói, được ngư dân đánh bắt từ buổi sáng đem bán. Chọn vài con cá cứng, chắc, to tròn như cổ tay mang về cạo sạch vảy rồi mổ ruột, nạo bỏ gân máu dọc theo sống lưng và cắt khúc ngắn vừa ăn. Lưỡi long (một loại xương rồng) mọc dại ở các thôn xóm ven biển TX.Đức Phổ. Một lần nấu canh chỉ cần chừng chục lá lưỡi long to bằng bàn tay, đập từng lá xuống đất để lá rụng bớt gai nhọn, rồi dùng dao gọt bỏ những nốt u quanh thân, sau đó rửa sạch rồi xắt thành sợi mỏng.

Canh cá thửng lưỡi long - đặc sản của vùng biển Đức Phổ. ẢNH: THIÊN DI

Nhớ nghề làm giấy xưa

Quảng Ngãi từng là vùng đất có 16 xưởng sản xuất giấy cùng nhiều ngôi làng chuyên làm giấy thủ công. Ấy vậy mà nay, cái nghề làm ra thứ để ghi chép tinh hoa văn hiến ấy, chỉ còn là nghề “muôn năm cũ”.

Các tư liệu ghi chép về nghề làm giấy thủ công trên đất Quảng Ngãi không nhiều. Có chăng, chỉ là vài dòng ít ỏi được ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi cùng lịch sử đảng bộ một số địa phương. Vì vậy, thật khó để có thể nói chính xác mốc thời gian mà nghề làm giấy bắt đầu xuất hiện tại Quảng Ngãi. Chỉ biết rằng, đây là một trong các nghề truyền thống đã có từ lâu đời trên đất Quảng.

Từ nghề làm giấy từ cây lồ ô, ông Trần Kim Hoanh đã phát triển lên thành nghề giấy tái sinh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: Ý THU

Cá đồng kho tộ

Mỗi lần về Nghĩa Hành, chúng tôi thường ghé quán Chiêu Anh, gần cầu Cộng Hòa, xã Hành Thiện để ăn cơm trưa. Nơi đây, có món cá đồng kho tộ mà nhiều thực khách khi thưởng thức đều tấm tắc khen ngon.

Khách vào quán chẳng phải chờ đợi lâu thì cơm nóng hôi hổi được dọn lên. Một bát canh rau mồng tơi, đĩa cà tím nướng, đĩa rau cải muối chua và tất nhiên ngon nhất là một tô cá đồng. Chủ quán đon đả: “Ở đây, canh, rau loại gì tùy mùa, nhưng món cá đồng kho tộ thì bốn mùa đều có”.

Cá đồng kho tộ trên bếp lửa. ẢNH: CẨM THƯ

Thăm dinh Ông Thẻ

Gắn liền với những huyền thoại ly kỳ liên quan đến giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, dinh Ông Thẻ là một trong những di tích đặc biệt được người dân giữ gìn, tôn tạo cho đến ngày nay. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện về công lao của các bậc tiền nhân thời mở đất.

Dọc theo con đường nhựa uốn lượn bên bờ rạch Cây Gáo, tôi đến dinh Ông Thẻ (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tham quan di tích văn hóa đặc biệt này. Với tên gọi đặc biệt, dinh Ông Thẻ mang trong mình quá trình hình thành, phát triển đậm màu sắc tâm linh.

Theo Ban bảo vệ di tích dinh Ông Thẻ, dinh được hình thành từ thời khai hoang mở đất của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên cùng các đệ tử. Trong đó, “ông thẻ” lại gắn liền với Quản cơ Trần Văn Thành, người anh hùng kháng Pháp với cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa vang danh lịch sử. Đến dinh Ông Thẻ, tôi khá bất ngờ với hình dáng “ông thẻ”. Đó là một cây gỗ tròn đường kính chừng 1 tấc, dài 1,2m, đầu thẻ chạm búp sen, thân thẻ khắc 4 chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”.

Người dân thường cầu nguyện “ông Thẻ” phù hộ cho cuộc sống của mình

Thức quà quê trong chợ miền Tây

Đến những chợ quê miền Tây, thực khách có thể tìm thấy vô số loại bánh trái cho bữa sáng với giá phải chăng.

Ngoài bán nông sản, chợ quê miền Tây còn là nơi du khách có thể khám phá những thức quà dân dã như bánh bò, bánh lá, bánh đúc ngọt, bánh còng, bánh cam, đậu hủ nóng... Một trong những điểm đến gợi ý cho du khách khám phá ẩm thực buổi sáng là chợ quê Vị Thanh, nằm gần chân cầu Cái Nhúc, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vị Thanh, Hậu Giang. Ảnh: lee_wew/Instagram

18 thg 5, 2021

Sin Suối Hồ - Điểm du lịch ấn tượng ở Lai Châu

Đặt chân đến bản Sin Suối Hồ ở xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) vào bất cứ mùa nào trong năm, du khách sẽ đều bị cuốn hút bởi cảnh sắc hữu tình và những phong tục tập quán truyền thống của người Mông vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Đến nay, Sin Suối Hồ đã trở thành điểm sáng trong việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng của tỉnh Lai Châu, mang lại sự đổi thay đáng kể cho đời sống người dân nơi đây.

Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển bản Sin Suối Hồ trong tiếng Mông có nghĩa là “suối có vàng”. Cái tên ấy đủ gợi lên cho du khách về một bản nhỏ bình yên, đầy cây trái với những thác nước, khe suối rì rào suốt đêm ngày. Gọi là suối vàng, bởi Sin Suối Hồ có gốc tiếng Quan Hỏa mà chữ sin tức kim nghĩa là vàng. Cái suối này nghe nói, có rất nhiều vàng, nhưng xưa nay dân bản không ai đào, đãi gì ở đây, nó được bảo vệ nguyên vẹn, sơ khai.

Ở Sin Suối Hồ có 10 hộ gia đình làm homestay; mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ với dòng chữ tết bằng dây thừng hoặc dây mây ghi số điện thoại, các dịch vụ, tên chủ nhà... Mọi thứ đều thân thiện với thiên nhiên. 

Bản Sin Suối Hồ được bao quanh bởi một khu rừng nguyên sinh đẹp đến ngỡ ngàng. Đường lên thác Trái Tim phải đi xuyên qua một khu rừng nguyên sinh, dọc theo con suối Vàng. Từ trung tâm bản lên thác dài độ 1.500 m, nhưng phải luồn rừng, leo dốc. Từ năm 2015, cả bản đã huy động tất cả các hộ tập trung xuống suối bê từng hòn đá cuội lên xếp thành con đường độc đáo, nên đi lại dễ dàng hơn, vừa đi vừa thưởng thức, nhấm nháp cái hoang sơ nơi rừng già của thiên nhiên.

Khu rừng nguyên sinh quanh bản Sin Suối Hồ. Ảnh: Tất Sơn/VNP

17 thg 5, 2021

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ – Ngôi nhà cổ đẹp nhất Trà Vinh

Nhà cổ Cầu Kè hay còn gọi là nhà cổ Huỳnh Kỳ tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nằm trong danh sách những ngôi dinh thự đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Du lịch Trà Vinh, đến thăm nhà cổ Cầu Kè, bạn không chỉ nhìn ngắm những công trình điêu khắc, hội họa tuyệt mỹ mà còn được hiểu thêm về lịch sử của tỉnh Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung vào thế kỉ 20.

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ

Nhà cổ ông Kiệt – Ngôi nhà cổ độc đáo ở Tiền Giang

Làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang lâu nay vốn nổi tiếng bởi có hàng chục căn nhà cổ trên trăm năm tuổi với lối kiến trúc độc đáo. Trong số này, căn nhà cổ của gia đình ông Trần Tuấn Kiệt ở ấp Phú Hòa là đẹp nhất được mệnh danh là “Cửu đại mỹ gia” của Việt Nam.

Ngôi nhà cổ ông Kiệt tọa lạc ở số 22 tổ 1, ấp Phú Hoà ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp nằm ẩn mình giữa một vườn cây ăn trái xanh mát.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp - Cái Bè - Tiền Giang

Cái Bè – Tiền Giang từ lâu được nhiều người biết tới là vùng đất cây trái trù phú, rất phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn gắn với địa danh Chợ Nổi và làng cổ Đông Hòa Hiệp thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm ở hạ lưu sông Cửu Long. Từ TP. Mỹ Tho, các bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 1A đến ngã ba Cái Bè, rẽ vào tỉnh lộ 875 tầm 4 km đến trung tâm thị trấn Cái Bè, đi thêm 2 km nữa đến cầu số 2, bạn sẽ nhìn thấy bảng chỉ đường vào các nhà cổ: Ba Đức, ông Xoát, ông Tòng…

Làng cổ Đông Hòa Hiệp có tất cả 7 ấp, với gần 4.000 hộ gia đình, sinh sống chủ yếu dựa vào những vườn cây ăn trái các loại: Xoài cát Hòa Lộc, cam sành, bưởi da xanh, nhãn, vú sữa Vĩnh Kim… và các nghề thủ công truyền thống như: Làng cốm, tráng bánh tráng, cán bánh phồng sữa…