19 thg 1, 2021

Khu căn cứ tỉnh ủy Bạc Liêu – Điểm du lịch về nguồn ý nghĩa

Trong hành trình về nguồn trên đất Bạc Liêu, có một địa danh không thể không tới, đó là di tích khu căn cứ Tỉnh ủy Bạc Liêu (hay còn gọi là Khu căn cứ Cái Chanh) ở ấp Cây Cui, xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân. Ðây từng là nơi làm việc của Xứ ủy Nam Bộ, sau đó là Trung ương Cục miền nam (thời kháng chiến chống Pháp) và Tỉnh ủy Bạc Liêu (thời chống Mỹ). Nơi ghi dấu phong trào đấu tranh dũng cảm của nông dân Ninh Thạnh Lợi năm nào. Đến đây, du khách sẽ hiểu thêm về truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường của các thế hệ cha anh đi trước; được tham quan các hiện vật trong nhà trưng bày của khu di tích, từ đó bồi đắp thêm tình yêu quê hương, đất nước. 

Cổng vào 

18 thg 1, 2021

Khám phá Tháp cổ Vĩnh Hưng nghìn năm tuổi ở Bạc Liêu

Tháp cổ Vĩnh Hưng tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu cách trung tâm thành phố khoảng 20 km. Theo quốc lộ 1A, từ Bạc Liêu hướng Cà Mau 5km, đến cầu Sập, rẽ theo lối đi chợ Vĩnh Hưng là đến tháp Vĩnh Hưng. Đây không chỉ là một kiến trúc tháp thuộc nền văn hóa Óc – Eo còn sót lại duy nhất ở Tây Nam bộ, mà trong cuộc khai quật tại tháp Vĩnh Hưng, các nhà khảo cổ học còn thu được nhiều hiện vật hết sức quí giá với nhiều tượng đá, đồng, gốm, đá quí … đánh dấu một giai đoạn tồn tại và phát triển khá dài (từ thế kỷ IV đến thế kỷ XIII sau công nguyên) của tháp cổ Vĩnh Hưng. 

Cổng vào di tích 

Tháp Vĩnh Hưng đã trải qua nhiều lần khảo sát, năm 1911 học giả người Pháp Lunet de Lajonquiere đã phát hiện ra dưới tên gọi là tháp Trà Long. Năm 1917 Henri Parmentier đã đến khảo sát khu vực này và thông báo trong tập san của trường Viễn Đông Bắc Cổ ( Số XVII, tập 6 năm 1917 trang 48-49). Trong báo cáo này (dưới tên gọi là tháp Lục Hiền) ông thống kê một số hiện vật được phát hiện trong và ngoài tháp. Đặc biệt, trong số ấy có tấm bia tìm thấy trong ngôi chùa Phước Bửu Tự ở cạnh tháp khắc chữ Phạn, ghi rõ tháng Karhila, năm 814, tương ứng với năm 892 sau công nguyên, và tên của vua Yacovan-Man (thế kỷ thứ IX). Các nhà khảo cổ đã xác định tháp được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 9 sau Công nguyên để thờ vị vua tên là Khmer Yacovar – Man. 

Vãn cảnh Chùa Diêu Quang chiêm ngưỡng cây Trôm cổ thụ

Chùa Diêu Quang tọa lạc tại đường Lương Văn Chấn, phường Khánh Hậu, TP Tân An, tỉnh Long An được người dân trong vùng quen gọi là Chùa Cây Trôm, vì trước chùa có cây trôm cổ thụ xanh tốt tỏa bóng. 

Chùa Diêu Quang được người dân trong vùng quen gọi là Chùa Cây Trôm vì trước chùa có cây trôm cổ thụ 

Ngôi chùa này trước kia là miếu Dao Quang, tên của một trong bảy vì sao (thất tinh) theo tín ngưỡng tu tiên, thờ cúng các vị tiên thánh. Đại đức Thích Thiện Thạnh, trụ trì chùa Diêu Quang, cho biết, sau bao lần bể dâu biến đổi, miếu biến thành chùa. Và có lẽ do sợ đồng âm nên Dao Quang được gọi trại đi thành Diêu Quang.

17 thg 1, 2021

Đền Trúc - di tích độc đáo bên dòng Ngàn Phố

Đền Trúc thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi là di tích độc đáo bên bờ sông Ngàn Phố, thuộc thôn Tân Hồ, xã Tân Mỹ Hà (Hương Sơn – Hà Tĩnh).

Lối vào đền Trúc

Đền Trúc thờ 2 dũng tướng của Bình Định vương Lê Lợi là Trần Lệ và Trần Đạt. Căn cứ nghĩa quân đóng quân trước đóng tại thành Lục Niên, thuộc huyện lỵ Đỗ Gia, nay thuộc xã Tân Mỹ Hà, huyện Hương Sơn.

Mùa chế biến nước mắm cá linh ở vùng đầu nguồn

Nước đầu nguồn rút cũng là thời điểm nguồn nguyên liệu làm nước mắm cá linh dồi dào, các cơ sở chế biến ở xã đầu nguồn Vĩnh Xương (TX. Tân Châu, An Giang) bắt đầu nhộn nhịp các khâu chuẩn bị để phục vụ thị trường cả năm, đồng thời tạo việc làm cho hàng chục lao động ở địa phương có thêm thu nhập. 

Mùa làm nước mắm cá linh nhộn nhịp 

Mùa gói bánh

Từ tháng 11 (âm lịch), các ngôi đình, miếu lần lượt tổ chức lễ Lạp miếu cũng là lúc những người thợ chuyên làm bánh, nấu xôi bắt đầu nhận đơn đặt hàng cho mùa Tết. Hình ảnh các bà, các cô ngồi tụm ba, tụm năm tỉ mỉ lau từng lá chuối, nồi bánh đỏ lửa bên góc nhà khiến người ta cảm thấy không khí Tết đang gần hơn. 

Vừa hoàn thành xong mấy xửng xôi lớn cho khách đặt đem cúng đình, bà Nguyễn Thị Lệ Thu (52 tuổi, xã Bình Thạnh Đông, Phú Tân, An Giang) tiếp tục bận rộn với những đơn đặt hàng mới. Cô khách hàng trạc tuổi bà Thu ghé ngang nhà nhấn giọng: “30 Tết bà còn gói không, phải bà gói mới được, từ chối là tui không chịu đâu. Con gái ở Đồng Nai mới gọi về nói thèm bánh tét nhân chuối, bà nhận đi”. Nhẩm tính ngày Tết cổ truyền còn cách hơn 1 tháng, bà Thu cho biết, hiện nay đã được mối quen đặt hàng không còn rảnh ngày nào. Mấy chục năm nay, bà Thu và em gái chuyên gói bánh tét, bánh ú, bánh ít, bánh tro, bánh cặp… là những loại bánh truyền thống được gọi chung là bánh lá.

Huyền thoại ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo

Câu chuyện ông Đình Tây nuôi cá sấu Năm Chèo từ lâu đã trở thành huyền thoại linh thiêng gắn với giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương từ thời kỳ khai hoang vùng Bảy Núi. Ngày nay, huyền thoại ấy vẫn có sức hút đặc biệt đối với du khách khi đặt chân đến miệt Thất Sơn hùng vĩ. 

Trong lần đến thăm vùng đất Thới Sơn (Tịnh Biên, An Giang), tôi quyết tâm tìm hiểu câu chuyện liên quan đến ông Đình Tây và cá sấu Năm Chèo. Sau hàng trăm năm, huyền thoại ấy vẫn sống trong lòng dân gian như một phần tất yếu của vùng Thất Sơn kỳ bí. Giữa cái sắt se của ngày gió lạnh, câu chuyện ấy lại một lần nữa hiện lên qua lời kể ông Nguyễn Văn Mẫn, người đang trông coi mộ phần ông Đình Tây và là hậu duệ đời thứ 4 của nhân vật huyền thoại này.

“Ông Đình Tây tên thật Bùi Văn Tây (quên quán xã Bình Mỹ, Châu Phú), ông là đệ tử thứ 3 của Phật Thầy Tây An. Vì người vợ đầu là bà Trần Thị Trị mất sớm, ông buồn bã tìm đến vùng Hưng Thới, Xuân Sơn mới được khai hoang để phát nguyện tu hành theo Phật Thầy. Được Phật Thầy giao trông coi việc hương đăng, thờ cúng ở đình thần Thới Sơn nên người đời quen gọi là ông Đình Tây” - ông Mẫn kể. 

Mộ ông Đình Tây và người vợ sau (bà Trần Thị Của) tại xã Thới Sơn (Tịnh Biên) 

16 thg 1, 2021

Thơm 'điếc mũi' thịt chuột rừng nơi Cổng trời Mường Lống

Với độ cao 1.500m, Mường Lống mùa này như chìm trong sương mây. Trong tiết trời rất lạnh, nhiệt độ có lúc xuống chỉ còn 5-6 độ C, bếp lửa vẫn là nơi giữ ấm cho ngôi nhà của người Mông. Bên ánh lửa hồng bập bùng, không gì thú vị và hấp dẫn hơn nếu được nhâm nhi chén rượu ngô cùng món thịt chuột rừng nướng thơm nức. Thịt chuột rừng hiện nay đã trở thành đặc sản của người dân sinh sống nơi Cổng trời Mường Lống. 

Mường Lống mùa này chìm trong sương mây. Ảnh: Sách Nguyễn 

Vinpearl Safari Phú Quốc

Du khách được tận mắt quan sát ở cự ly gần những chú sư tử vờn nhau, những con nai vàng ngơ ngác, đàn hươu cao cổ lững thững qua đường nhờ di chuyển trên những chiếc xe bus chuyên dụng, hay tự tay vuốt ve các loài động vật dễ mến...đó là những trải nghiệm vô cùng thú vị khi đến Công viên Chăm sóc và Bảo tồn Động vật Vinpearl Safari Phú Quốc (Vinpearl Safari Phú Quốc).

Vinpearl Safari Phú Quốc có hai khu tham quan chính: khu vườn thú mở (Open Zoo) và khu bán hoang dã (Safari Park). Chúng tôi theo chân du khách bắt đầu hành trình khám phá ngôi nhà của những động vật hiền lành nhất ở khu vườn thú mở, từ những chú hươu cao cổ, linh dương, khỉ, kỳ lân, rái cá, thằn lằn, rùa khổng lồ cho đến các khu vườn chim, vườn sếu, vườn vẹt. Ngoài ra, nhiều khu vực nuôi các loài thú dữ như hổ Bengal, sử tử châu Phi, gấu ngựa, báo hoa mai, cá sấu, voi châu Á luôn thu hút sự hiếu kỳ của du khách. Khu này hiện đang chăm sóc và nuôi dưỡng 40 loại động vật bản địa quý hiếm đến từ Nam Phi, Ấn Độ và Úc...

Du khách được tìm hiểu về tập tính sinh hoạt của một số loại động vật điển hình, trải nghiệm một số hoạt động như: cho hươu cao cổ ăn, chụp ảnh cùng nhiều loài động vật dễ thương, xem show biểu diễn của các loài chim quý hiếm… vô cùng hấp dẫn.

Du khách lựa chọn tham quan khu vườn thú mở Vinpearl Safari Phú Quốc bằng xe điện. Ảnh: VNP

2 ngày leo đỉnh núi Tà Chì Nhù ngắm hoàng hôn tím lịm

Là ngọn núi cao thứ 7 Việt Nam, Tà Chì Nhù với không gian hùng vĩ thoáng đãng, không những là điểm săn mây lý tưởng, còn là một trong những nơi đón hoàng hôn đẹp nhất, lý tưởng nhất trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. 

Quãng đường leo núi có thể được chia thành 3 chặng. Chặng 1 từ điểm xuất phát chân núi, đi qua một mỏ chì vẫn còn đang khai thác, độ cao 1.200m, đến suối nghỉ ăn trưa. Chặng 2 từ suối đến lán nghỉ đêm 2.400m. Chặng 3 từ lán lên đỉnh núi