14 thg 6, 2020

Thăm Đình Tân Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia tại Cà Mau

Trong công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, quân và dân tỉnh Cà Mau đã anh dũng chiến đấu với nhiều chiến công hiển hách đã đi vào lịch sử. Và trên mảnh đất Cà Mau anh hùng này đã ghi dấu bằng nhiều khu di tích lịch sử cách mạng ý nghĩa, trong đó không thể không nhắc đến Đình Tân Hưng. Đây là nơi treo cờ Đảng Cộng sản Đông Dương đầu tiên tại Cà Mau (năm 1930) và còn là nơi đóng quân của Bộ chỉ huy Mặt trận Tân Hưng, mặt trận chống Pháp tại Cà Mau.

Đình Tân Hưng tọa lạc tại ấp Tân Hưng, xã Lý Văn Lâm, thành phố Cà Mau. Đình Tân Hưng cách thành phố Cà Mau 4 km về phía Nam tuyến kênh Rạch Rập, đường đi huyện Cái Nước.


Ảnh:camautourism

Khu Di Tích Nhà Bạch Công Tử – TP Mỹ Tho – Tiền Giang

Nhà Bạch công tử Lê Công Phước được xây dựng vào năm 1925 – 1926 với tổng diện tích 322 m2 trên một khu đất rộng hơn 4.000 m2, tọa lạc tại làng Mỹ Chánh, quận Kiến Hưng, tỉnh Định Tường nay là số 62, đường Đinh Bộ Lĩnh, phường 3, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Nhà Bạch Công Tử năm 1969

Sinh thời, ông Lê Công Phước nổi danh giàu có, là “ông hoàng ăn chơi” khắp Nam kỳ lục tỉnh những năm đầu thế kỷ 20. Người đời đặt biệt danh “Bạch công tử” cho ông là để phân biệt với “Hắc công tử” Trần Trinh Huy (hay Công tử Bạc Liêu). Và cũng bởi, ông có nước da trắng trẻo, thư sinh, phong thái luôn ung dung, đĩnh đạc.

10 thg 6, 2020

Căn nhà màu tím ở Cần Thơ

“Căn nhà màu tím” là tên điểm thưởng thức cà phê, phim trường tọa lạc trên đường Chí Sinh, phường Tân Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ. Đúng như tên gọi, từ căn nhà, chi tiết trang trí đến chiếc xe đạp, xích đu, ghế ngồi… ở nơi này đều tràn ngập sắc tím. Tím nhạt, tím sen, tím đậm, rồi tím rịm… màu tím “đốn tim” du khách khi đến đây. 

* Xứ sở của màu tím 


Điểm tham quan bắt mắt người xem từ chiếc cổng màu tím và giàn hoa ti-gôn tím. 

Giếng trời - Chốn bồng lai tiên cảnh

Nhắc đến Giếng trời, có lẽ nhiều người dân thành phố còn cảm thấy lạ lẫm. Tuy nhiên, với những “phượt thủ”, địa danh này không mới mẻ gì bởi sức hút của vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nơi đây. 

Vẻ đẹp trong lành của Giếng trời vào một buổi sáng mùa hè. Ảnh: GIA HUY 

Để đến được Giếng trời phải băng qua những đoạn đường trơn trượt, đầy khó khăn, nhưng khi tới nơi, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thích thú bởi làn nước trong xanh và mát mẻ. Giếng trời nằm sâu trong núi thuộc địa phận xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang. Có lẽ do địa hình khó đi nên thắng cảnh này còn ít người biết đến. Khoảng 10 năm trở lại đây, địa danh này được những người đi rừng phát hiện và sau đó một vài nhóm phượt tìm đến để chinh phục và khám phá. Nhờ cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng, Giếng trời được các nhóm phượt chia sẻ lên mạng xã hội và lan truyền đến nhiều bạn trẻ.

Hồ Hóc Khế - Chốn 'sơn khê' hữu tình

Nằm ở thôn Khương Mỹ, xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang), cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 20km, từ ngã ba Túy Loan theo đường ĐT604 ngược lên huyện Đông Giang (tỉnh Quảng Nam) độ chừng 4km, rẽ trái thêm 500m nữa là du khách đã đến chốn “sơn khê” hữu tình - hồ Hóc Khế. 

Cảnh đẹp hoang sơ của hồ Hóc Khế lúc về chiều. Ảnh: TÂM NHƯ 

Hồ Hóc Khế có diện tích rộng gần 20ha, bao quanh bởi rừng keo lá tràm, tạo khung cảnh thiên nhiên hữu tình. Nước hồ trong xanh, sạch sẽ. Đây là điểm thưởng ngoạn lý thú cho những ai yêu thích phong cảnh thiên nhiên núi rừng và không gian yên tĩnh. Khu vực xung quanh hồ có nhiều vị trí thuận lợi cho các gia đình đến trải nghiệm câu cá, cắm trại thư giãn vào dịp cuối tuần sau những ngày làm việc vất vả.

Bức tường làm từ 1.000 cối đá thành điểm check-in độc đáo

Nằm bên gành Đá Đĩa (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên), có bức tường được làm từ 1.000 cối đá xếp chồng lên nhau khiến du khách vô cùng thích thú.

Những cối xay bằng đá lớn, nhỏ được chủ nhân cẩn thận lựa chọn và sắp đặt trở thành địa điểm check-in mới lạ đối với du khách khi đến với Phú Yên - Ảnh: LÂM THIÊN 

Đây là ý tưởng của anh Nguyễn Minh Nghiệp (42 tuổi, chủ khu Không gian trưng bày Hồn Xưa). Không gian này là bức tranh văn hóa thu nhỏ rất sinh động của các tộc người đã và đang sinh sống trên mảnh đất Phú Yên hiền hòa được anh Nghiệp dày công sưu tầm, góp nhặt trong hơn 20 năm.

9 thg 6, 2020

Cây đa Di sản đền Thánh Tản

Cây đa cổ thụ trong khuôn viên đền thờ Tản Viên Sơn Thánh ở xóm Quýt (xã Yên Bài, huyện Ba Vì, Hà Nội) là “báu vật” xanh của vùng đất Xứ Đoài ngàn năm mây phủ.

Ở Việt Nam, cây đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích, gắn liền với phong cảnh làng quê “cây đa, bến nước, sân đình”. Ý nghĩa biểu tượng đầu tiên của cây đa là sự trường tồn, sức sống dẻo dai. Câu chuyện về cây đa cổ thụ xóm Quýt nằm bên đền cổ thờ Tản Viên Sơn Thánh được nhắc đến nhiều lần trong câu chuyện của các chuyên gia thuộc Hội đồng Cây di sản Việt Nam (Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) nhưng chỉ khi bước chân đến nơi này mới có thể cảm nhận được sự hoành tráng của một trong những cây đa cổ thụ được cho là lớn nhất ở Việt Nam.

Cây đa xóm Quýt nằm trong khuôn viên bên Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh.

Cháo lòng, bánh hỏi

Hỏi bữa sáng người Quảng thường ăn gì, thì đa phần sẽ trả lời: Cháo lòng - bánh hỏi. Thực chất hai món điểm tâm này có thể bán riêng biệt ở các quán khác nhau, nhưng ở Quảng Ngãi đến quán cháo lòng, thì hầu hết ai cũng kêu thêm đĩa bánh hỏi để ăn cùng.

Thật ra, bánh hỏi và lòng heo vốn không phải là món ăn chỉ Quảng Ngãi mới có. Thế nhưng, mỗi vùng miền lại có một cách kết hợp và thưởng thức khác nhau. Ở quê tôi, tô cháo, đĩa lòng heo, bánh hỏi sẽ được xếp riêng kèm rau sống. Gắp một lá bánh hỏi, kèm thêm miếng lòng heo và ít rau sống, rồi chấm nước mắm đã pha đậm vị. Thi thoảng lại bẻ miếng bánh tráng nướng giòn giòn thơm thơm, húp vài thìa cháo ấm ấm nữa thì đúng là không gì bằng! Hương vị rất riêng ấy đã khiến bao người "phải lòng" món ăn này. 

Món cháo lòng, bánh hỏi. 

Chà là – miền ký ức của tuổi thơ

Sáng nay đi ngang chợ quê, tình cờ nhìn thấy một phụ nữ lớn tuổi ngồi bên rổ chà là, bao nhiêu ký ức tuổi thơ chợt ùa về...

Ngày trước, trẻ con ở quê thường không được ăn quà vặt. Những trái cây từ núi rừng là món quà mà đứa nhỏ nào cũng thích, nhất là quả chà là. Mùa chà là chín rộ vào vào tháng 5. Đám trẻ con chúng tôi í ới gọi nhau vào rừng hái chà là. 

Trái chà là từng là cả tuổi thơ của bao người. 

Nhớ món canh tôm rau đắng

Giữa phố đông người, tình cờ nghe bài hát “Còn thương rau đắng mọc sau hè” của cố nhạc sĩ Bắc Sơn, bao nhiêu ký ức tuổi thơ ùa về trong tôi. Nhớ bàn tay ân cần của mẹ nấu bát canh rau đắng với tôm, nhớ mỗi lần bị cảm sốt mẹ vội tìm rau đắng nấu với lá xông hay gội đầu mỗi khi khỏi bệnh.

Ngày đó, cứ sau mỗi trận mưa dông, xung quanh nhà cỏ mọc tua tủa, đặc biệt là rau đắng. Rau có cọng nhỏ, mọc thành luống rậm, xanh mướt, làm dịu mát nắng hè oi ả. Các bà mẹ quê thường dùng loại rau này để chế biến thành thức ăn giải nhiệt. 


Rau đắng nấu canh tôm là món ăn giải nhiệt ngày hè.